Ôn thi văn 12 - Đề 1, Tây tiến, Người lái đò sông Đà, Tuyên ngôn độc lập
"Tây Tiến" của Quang Dũng / phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân / "Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh ĐỀ RA* Câu 1.Anh (chị) hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng:"Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa".* Câu 2.Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tuỳ bút "Người lái đò Sông Đà" để làm sáng tỏ nhân định trên.* Câu 3.Kết thúc bản "Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố rằng:"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đãthành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tấtcả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy".Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" anh(chị) hãy phân tích đoạn văn trên để làm sáng tỏ những tư tưởng lớn củaNgười.HƯỚNG DẪN LÀM BÀIHướng dẫn (Câu 1)1. "Tây Tiến" là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả bài thơ là một hồi tưởng, bốn câu thơ bình giảng ở đây cũng là hồi tưởng.Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hành trình đầy gian khổ, tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến, bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, một thời từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Bên cạnh hình ảnh chan hòa màu sắc âm thanh (xiêm y của các cô gái miền Tây và nhạc điệu tiếng khèn) của "hội đuốc hoa" là cảnh sông nước miền Tây mênh mang, mờ ảo.2. Không gian dòng sông trong một buổi "chiều sương" ở Châu Mộc thật lặng lờ, hoang dại. Bên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, thiên nhiên qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng như có linh hồn phảng phất trong gió, trong cây:"Có thấy hồn lau nẻo bến bờ".3. Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Và cái "dáng người trên độc mộc" cũng là gợi, nhưng vẫn làm rõ cái dáng đứng đẹp của những chàng trai, cô gái trên con thuyền độc mộc lao trên sông nước. Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng "đong đưa" làm duyên trên dòng nước lũ. Ở đây là cái nhìn đầy tính chất tạo hình của một họa sĩ.4. Bốn câu thơ như một bức tranh thuỷ mặc với những nét vẽ chấm phá, tinh tế, mềm mại, tài hoa truyền được cái hồn của cảnh vật.Gợi ý bài làm (Câu 1)Một trong những thành tựu chói lọi của thơ ca kháng chiến chống Pháp là những bài thơ viết về anh bộ đội Cụ Hồ: "Đồng chí" (Chính Hữu), "Đèo Cả", "Màu tím hoa sim" (Hữu Loan), "Viếng bạn" (Hoàng Lộc), "Lên Tây Bắc", "Hoan hô chiên sĩ Điện Biên" (Tố Hữu), "Tây Tiến" (Quang Dũng), v.v.. Trong đó, bài thơ "Tây Tiến" mãi mãi là một tráng ca anh hùng của đất nước và con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.Sau hơn một năm trời, cùng đồng đội trong đoàn binh Tây Tiến vào sinh ra tử tại chiến trường miền Tây, Quang Dũng được điều động đi nhận nhiệm vụ mới. Tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây), ông viết bài thơ "Tây Tiến" này (1948). Bài thơ đầy ắp nỗi nhớ và niềm tự hào đối với chiến trường miền Tây, đối với đồng đội và đoàn binh Tây Tiến thân yêu một thời trận mạc."Tây Tiến" được viết theo thể thơ thất ngôn, như những liên khúc trường thiên, dài 34 câu, chia làm 4 phần:- Phần I, 14 câu: nhớ chiến trường miền Tây.- Phần II, 8 câu: nhớ hội đuốc hoa và chiều sương Châu Mộc.- Phần III, 8 câu: tự hào về đoàn binh Tây Tiến anh hùng.- Phần IV, 4 câu: càng bồi hồi thương nhớ...Bốn câu thơ dưới dây nằm trong phần II bài "Tây Tiến". Sau nỗi nhớ "em" trong xiêm áo rực rỡ, nhớ khèn, nhớ "nàng e ấp" trong "hội đuốc hoa" là nỗi nhớ miền đất lạ:"Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa"."Người", nhân vật trữ tình phiếm chỉ, vừa là đồng đội, vừa nhà nhà thơ. Nỗi nhớ vơi đầy, nhớ Mộc Châu một chiều sương. Hình ảnh "chiều sương" rất gợi, như dẫn hồn người nhập và một thế giới hoang sơ, lặng tờ mang màu sắc cổ tích, đó là một chiều thu chiến khu đã phủ mờ sương khói hoài niệm. Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La, nơi có dãy núi Pha Luông cao 1.880m "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" như mái nhà chọc trời. Là nơi có bản Pha Luông sầm uất của đồng bào Thái (Tây Bắc), nhà sàn lớp lớp nhấp nhô hiện lên trong màn mưa rừng: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Mộc Châu còn có những cánh đồng cỏ xanh biếc mênh mông, là xứ sở của những đồi chè, đặc sản ở nước ta đã bao đời nay. "Xoè xứ Thái, gái Pha Luông" đã trở thành ca dao, tục ngữ. Câu thơ "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy" như nhắc khẽ một nỗi niềm với bao man mác bâng khuâng về một miền đất lạ, hoang vắng, xa xôi... Chữ "ấy" cuối câu trên bắt vần với chữ "thấy" ở phần đầu câu dưới, tạo nên một vần lưng tài tình. Âm hưởng vần thơ cất lên như một tiếng thầm thì "có thấy", một tiếng khẽ hỏi nhiều xao xuyến, mênh mang. Thật lắng đọng và rất đỗi tài hoa:"Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờ"."Nẻo" là lối đi, đường đi, là nơi chốn. "Truyện Kiều" có câu: "Nẻo xa mới tỏ mặt người", hay "Bụi hồng dứt nẻo đi về chiêm bao", v.v... "Nẻo bến bờ" là nơi bến bờ sông suối hoang sơ, heo hút. Thi liệu - hình ảnh "hồn lau" đầy thơ mộng là một nét đẹp của chiều sương Mộc Châu. Mùa xuân, hoa lau nở tím rừng. Sang thu, hoa lau trắng rừng. Hoa lau, cờ lau phất phơ, lá lau kêu xào xạc trong gió thu. Các thi sĩ gọi hồn lau cũng là hồn của mùa thu. Tản Đà cảm nhận được hồn lau "chạy" trong gió thu:
"Một dãy lau cao làn gió chạy,Mấy cây thưa lá sắc vàng pha". (Thăm mả cũ bên đường)Trong bài "Lau mùa thu", thi sĩ Chế Lan Viên viết:"Ngàn lau cười trong nắngHồn của mùa thu vềHồn mùa thu sắp điNgàn lau xao xác trắng".Câu thơ "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ" đúng là "câu thơ mang đậm tâm hồn một thi nhân" (Phan Cự Đệ).Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, chiến trường miền Tây vô cùng dữ dội, ác liệt và gian khổ. Núi rừng hùng vĩ, hoang dại nhưng rất thơ mộng đối với những chàng lính trẻ Tây Tiến. Các từ ngữ, hình ảnh: "chiều sương", "hồn lau nẻo bến bờ" đã thể hiện một cách nhìn, cách cảm thiên nhiên rất lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên của một hồn thơ chiến sĩ hào hoa, tài hoa.Điệp ngữ "có thấy" và "có nhớ" trong câu hỏi tu từ như hai nốt nhấn vào cõi tâm linh, khẽ nhắc và khẽ hỏi. Hoài niệm về miền đất lạ bỗng trào lên, ùa về:"Có thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộc".Ở đây, nhạc của thơ cũng là nhạc của lòng. Phải sống hết mình với núi rừng miền Tây, "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" mới có nỗi nhớ ấy. Con thuyền độc mộc là một nét đẹp độc đáo của sông suối miền Tây. Chế Lan Viên đã so sánh vầng trăng khuyết giữa núi rừng miền Tây như con thuyền độc mộc:"Những vầng trăng như con thuyền độc mộcXuôi ta trên Thời Gian - ngọn thác vô-cùng". (Sông Lào)"Dáng người trên độc mộc" là một nét vẽ rất gợi, tả ít mà gợi nhiều, đã làm hiện lên dáng đứng đẹp, thanh nhẹ, trẻ tráng của những chàng trai, những cô gái đang điều khiển con thuyền độc mộc lướt nhẹ như bay trên dòng suối, dòng nước:"Có nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa".Chữ "trôi" rất tinh tế, gợi tả sự nhẹ nhàng, thanh thản; "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa". Phải có "tay lái ra hoa" (chữ Nguyễn Tuân) thì mới "đong đưa" đẹp như thế. Hình ảnh "hoa đong đưa" có 2 cách hiểu. Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận xét: "Như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng "đong đưa" làm duyên trên dòng nước lũ". Lại có người cho rằng "hoa đong đưa" là một ẩn dụ nghệ thuật thể hiện bút pháp lãng mạn, tài hoa của Quang Dũng. Cô gái Thái miền Châu Mộc xinh đẹp, duyên dáng như một đóa hoa rừng đang lái con thuyền độc mộc trôi nhanh, lướt nhanh trên dòng suối. "Dòng nước lũ" đã trở thành "suối mơ" (nhạc của Văn Cao). Cảnh sắc cao nguyên Mộc Châu càng trở nên thơ mộng đáng yêu.Thơ Quang Dũng không chỉ đẹp ở thi liệu, hình sắc mà còn hấp dẫn về sự phong phú nhạc điệu, vần điệu. Vừa có vần chân (bờ - đưa) vừa có vần lưng (ấy - thấy), vừa có điệp ngữ (có thấy... có nhớ...) vừa có điệp âm, điệp thanh (Châu Mộc - độc mộc; dòng - đong đưa), tất cả đã phối hợp một cách hài hoà làm cho khổ thơ "tươi nhạc, tươi vần" (chữ của Tố Hữu).Về bằng trắc, niêm luật, 4 câu thơ trên đây, tự thân nó mang tính chuẩn mực của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Về thi liệu rất chọn lọc, cổ điển: chiều sương, hồn lau, độc mộc, hoa đong đưa.Bức tranh thiên nhiên và con người nơi Châu Mộc hơn nửa thế kỉ trước, trong máu lửa chiến tranh đã được cảm nhận một cách thơ mộng qua bút pháp nghệ thuật tài hoa, qua hồn thơ lãng mạn của khách chinh phu trong thời đại Hồ Chí Minh. Đoạn thơ như một bức tranh thuỷ mặc với vài nét vẽ mềm mại, tinh tế, biểu cảm, vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính thời đại, hiện đại.Người xưa có nói: "Thi phú dục lệ" (Thơ phú phải đẹp - Tào Phi). Đoạn thơ Quang Dũng mở ra một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp: cảnh đẹp, người đẹp, hồn thơ đẹp. Nhà thơ - chiến sĩ thuở ấy với "Tây Tiến", bài thơ kiệt tác sống mãi trong lòng chúng ta.Bài làm (Câu 2)Với "Sông Đà", Nguyễn Tuân đã đề thơ vào sông núi Tây Bắc. Và "Người lái đò Sông Đà", một trong 15 bài tuỳ bút của kiệt tác "Sông Đà" ngào ngạt hương sắc như một cành hoa lan giữa mùa xuân tươi đẹp. Hai hình tượng đầy chất thơ đồng hiện trong bài tuỳ bút là hình tượng con Sông Đà và hình ảnh người lái đò, đúng là "mười phân vẹn mười".Từ "Vang bóng một thời" đến "Sông Đà", một hành trình 20 năm có lẻ, cụ Nguyễn đã "xê dịch" để đi tìm thứ "vàng mười" còn tiềm ẩn trong lòng người đó đây. Và một trong hàng triệu độc giả, ta càng cảm thấy sâu sắc hơn bao giờ hết "một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ". Ấn tượng ấy càng rõ nét khi ta tiếp cận tuỳ bút "Người lái đò Sông Đà".1. Thế giới nhân vật trên trang văn của Nguyễn Tuân thật đáng yêu vô cùng. Một cụ Kép, lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc thấp thoáng giữa vườn lan "nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý" (“Hương Cuội”). Một cụ Ấm thức dậy lúc mờ sáng, mang phong thái "một triết nhân ngồi tính bước đi của thời gian". Trong ấm trà pha ngon, cụ đã "nhận thấy có một mùi thơm và một vị triết lí" (“Chén trà sương”). Một Huấn Cao tử tù chân vướng xiềng, cổ đeo gông, vung bút viết lên tấm lụa bạch những chữ như rồng bay phượng múa, thể hiện "những cái hoài bão tung hoành của một đời người" (“Chữ người tử tù”). Và hình ảnh ông lái đò người Thái (Tây Bắc). Đó là những con người cực kì tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ.2. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, ông lái đò Sông Đà hiện lên trong tầm vóc một người lao động bình dị mà phi thường, tâm hồn và phong thái mang cốt cách tài hoa nghệ sĩ. Cũng như trăm nghìn người lái đò "chèo thuyền vượt thác" khác, ông lái đò Sông Đà này có "tay lái ra hoa" và từng vượt qua bao trùng vây thạch trận, giao phong sinh tử với "lũ đá nơi ải nước". Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có 6 mái chèo đã ngược xuôi Sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, chè, cánh kiến về xuôi, ông nắm vững từng con thác cái ghềnh, nắm chắc binh pháp thần sông, thần đá. Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Trên ngực của ông nổi lên một số "củ nâu" thương tích trên "chiến trường Sông Đà" mà Nguyễn Tuân ngưỡng mộ gọi là "thứ huân chương lao động siêu hạng".3. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là sự tài ba dũng mãnh của một vị thuyền trưởng dày dạn thuỷ chiến. Chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là ở bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách ấy. Ở trùng vây thứ nhất, ông lái đò xung trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng: "Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới". Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Những hòn đá "bệ vệ oai phong lẫm liệt" được nước thác "reo hò làm thanh viện" liều mạng xông vào "đá trái mà thúc gối vào bụng hông thuyền". Ông đã bình tĩnh "hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng". Lúc bị sóng thác đánh miếng đòn hiểm độc "bóp chặt lấy hạ bộ" đau điếng, nhưng vị thuyền trưởng "hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái", tiếng chỉ huy của ông vẫn "gọn ngắn tỉnh táo" đưa con thuyền thoát hiểm. Thật là cao cường biết bao!Trùng vây thứ hai vô cùng hiểm trở, có nhiều cửa tử: "Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Ông lái đò tấn công ngay "nắm chặt được cái bờm sóng" cho con thuyền "phóng nhanh vào cửa sinh". Bọn tướng đá, đứa thì "ông tránh mà rảo bơi chèo lên", đứa thì bị "ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến". Thằng đá tướng thất bại thảm hại "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng".Trùng vây thứ ba, bên phải bên trái đều là "luồng chết". Thần sông còn bố trí "bọn đá hậu vệ" của con thác hòng "bắt chết" cái thuyền. Ông lái đò mưu trí "phóng thẳng con thuyền", "chọc thủng" trùng vây rồi "vút qua cổng đá cánh mở cánh khép". Chiếc thuyền như một mũi tên tre "vút, vút" xuyên nhanh qua hơi nước. Thế là hết thác. Sông nước lại thanh bình.Qua đó, ta thấy ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết đoán và quyết thắng. Đó là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò được Nguyễn Tuân khám phá và ca ngợi. Những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng. Với niềm hào hứng bốc cao, cụ Nguyễn đã tung vào cuộc đọ trí đua tài của ông lái đò với thần sông thần đá nơi thác ghềnh Đà giang cả cái kho ngôn từ giàu có của mình, đã vận dụng con mắt và kĩ thuật của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, đặc biệt là hội họa, điện ảnh, âm nhạc, và cả khoa học quân sự, kiến thức võ thuật, v.v... Câu văn co duỗi, dài ngắn, biến hoá... hấp dẫn lạ thường.4. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò còn được thể hiện trong những lúc ngừng chèo nghỉ ngơi. Sau một ngày giao tranh dữ dội với thần sông thần đá, ông lái đò cùng các bạn chèo nghỉ trong hang đá. Lúc ngừng chèo, họ chẳng bàn tán một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Rất ung dung và thanh thản, ông lái đò vừa nướng ống cơm lam, vừa kể chuyện về cá anh vũ, về cá dầm xanh, về những hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Những câu chuyện rất đời thường nhưng phản ánh một đời sống tâm hồn gắn liền với sông nước rất dung dị mà tài hoa, cần lao mà nghệ sĩ.Tuỳ bút"Người lái đò Sông Đà" đích thực là trang hoa, tờ hoa. Nguyễn Tuân đã khám phá ra bao vẻ đẹp kì thú trong thiên nhiên và con người, đã nhìn sự vật ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Mạch văn tự do theo dòng cảm xúc lai láng. Ông lái đò trong bài tuỳ bút là một sáng tạo nghệ thuật sáng bừng lên vẻ đẹp nhân văn. Trên cái mênh mang của "Dải sông Đà bọt nước lênh bênh", và giữa lớp lớp trùng vây thạch trận "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè", ta thấy ông lái đò người Thái quắc thước và con thuyền 6 tay chèo đang dũng mãnh băng băng lướt qua. Ông lái đò là một bài ca về lao động và sự sống. Hình ảnh ông đẹp quá, một vẻ đẹp Tây Bắc, như đang "đề thơ vào sông nước" Đà Giang.
Bài làm (Câu 3)Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hơn nửa triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập". Áng văn này mang ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại: tuyên bố thủ tiêu vĩnh viễn chế độ thực dân - phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.Kết thúc bản "Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố:"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".Một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn độc lập".1. Trước hết, Hồ Chủ tịch khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập" vì đó là điều phù hợp với đạo lí và pháp lí. Đất nước và con người Việt Nam cũng như tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc và mọi người "đều sinh ra có quyền bình đẳng (...), có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" ("Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ"). "Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập" bởi lẽ "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi" (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791).Từ nhân quyền, Hồ Chủ tịch đã "suy rộng ra", nói đến quyền tự quyết mọi dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Lẽ phải ấy không ai chối cãi được, và vô cùng thiêng liêng. Sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, lời tuyên bố "Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập" biểu lộ niềm tự hào dân tộc và khát vọng độc lập, tự do của đất nước và con người việt Nam.Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đó là một thực tế lịch sử không ai chối cãi được. Hồ Chủ tịch đã vạch trần những tội ác dã man về chính trị, về kinh tế của thực dân Pháp đối với dân tộc ta trong suốt 80 năm trời. Chúng áp bức, bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, "khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều". Thực dân Pháp đã tước đoạt tự do, dìm nhân dân ta vào máu và nước mắt trong đêm trường nô lệ: "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu",... Thực dân Pháp chỉ trong vòng 5 năm (1940 - 1945), chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật. Pháp và Nhật đã gây ra nạn đói năm Ất Dậu (1945) làm cho hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Trước khi thua chạy (3.9.45), bọn thực dân Pháp "còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng"."Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đó là lẽ phải, là sự thật lịch sử không ai chối cãi được. Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thắng lợi, "dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp". Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi ba kẻ thù bị lật đổ, bị thất bại: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị". Độc lập và tự do là thành quả đấu tranh và cách mạng bền bỉ, gan góc, lâu dài của dân tộc ta:"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là một sự thật lịch sử, nên Hồ Chủ tịch mới tuyên bố một cách đanh thép, hùng hồn: "Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam".2. Độc lập tự do là khát vọng, là ý chí của đất nước và con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Lời tuyên bố vang lên như một lời thề thiêng liêng làm chấn động lòng người: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".Cụm từ "Toàn thể dân tộc Việt Nam" nói lên sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không một kẻ thùtàn bạo nào có thể khuất phục được! "Tự do hay là chết!", "Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành lại nền độc lập!". Quyết tâm ấy được Hồ Chủ tịch tuyên bố đanh thép hùng hồn. Triệu triệu con người Việt Nam "quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".Lời tuyên bố của Hồ Chủ tịch là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp đang âm mưu tái chiếm Việt Nam một lần nữa, đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta đã thể hiện một cách hùng hồn lời tuyên bố mạnh mẽ ấy. Đó là khát vọng, là ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta. Một lần nữa, Người lại Tuyên bố: "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!" (“Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” - 19.12.1946).Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập". Những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc ta đã trải qua rất đáng tự hào: Cách mạng tháng Tám - chiến thắng Điện Biên oai hùng - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng - Non sông liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà..."Tuyên ngôn Độc lập" xứng đáng là một áng "thiên cổ hùng văn". Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của "Nam quốc sơn hà", của "Bình Ngô đại cáo". Nó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".Đọc đoạn văn cuối bản "Tuyên ngôn Độc lập", chúng ta càng thấm thía tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.
ST
trang:
[1]