penguin Tại 9-7-2011 08:47:28

Ôn thi văn 12 - Đề 2, Tây tiến, Vi hành, Đất nước

"Tây Tiến" của Quang Dũng / “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc / “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm ĐỀ RA:* Câu 1.Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng:"Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành".
* Câu 2.“Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc” (Văn 12, phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, trang 13).Anh (Chị) hãy phân tích truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc để làm sáng tỏ nhận định trên.* Câu 3.Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm:“Những người vợ nhớ chồng còn góp choĐất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi quacòn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mìnhdựng đất Tổ Hùng Vương.Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước mìnhnúi Bút non NghiênCon cóc, con gà quê hương cùng góp choHạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc,Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước,một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀIBài làm (Câu 1)“Tây Tiến” là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút viết về “anh bộ đội Cụ Hồ”trong kháng chiến chống Pháp. Quang dũng là nhà thơ - chiến sĩ, vừa cầmsúng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh TâyTiến thân yêu của mình với tất cả lòng yêu mến tự hào mãnh liệt. Thơ củaQuang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường của anh Vệ quốc quân nhữngnăm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội thân yêu, ông viết bài thơTây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ dòngsông Đáy hiền hoà. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi”bao kỷ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hy sinh.Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùngvà tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa:“…Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc................................................... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”,đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, thậtkiêu hùng và cảm động. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lárừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men,thiếu lương thực, đầu “không mọc tóc”. Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phản chiếu cái khốc liệt của chiến trường:“Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm”.Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm”là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tinh thầnquả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặcphải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) - Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết một câu thơ rất hay: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ.Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật… muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:“Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” - hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới”- mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến côngnêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấcmơ đẹp gửi về phố cũ yêu thương. Rất phong tình và tài hoa.Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà thành “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước - Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”(Huỳnh Văn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây gian khổ, ác liệt, cáichết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên saođược hàng me hàng sấu, những phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may”?… Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thân quen, những “dáng kiều thơm” từng hẹn hò. Hình ảnh “dáng kiều thơm” trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến”nhưng dưới ngòi bút nhà thơ - chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chấtlính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ “giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà gianh, nhớ ruộng nương,… trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ - Mòn chân bên cối gạo canh khuya”,… thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công. Mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ “Màu tím hoa sim” cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính thời chống Pháp:“… Từ chiến khu xaNhớ về ái ngạiLấy chồng thời chiến tranhMấy người đi trở lạiLỡ khi mình không vềThì thương người vợ nhỏ, bé bỏng chiều quê…”Viết về “mộng” và “mơ” của người chiến binh TâyTiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đólà một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong kháng chiến chống Pháp.Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tổ đậm bức chân dung người lính:“Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành”.Trong gian khổ hi sinh những năm dài chiến trận, bao đồng đội của nhàthơ đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại chân đèo, gócnúi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xámlạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văncảnh, đoạn mạch câu thơ tiếp theo: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thì nó đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh” là đời trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…”, những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xươngmáu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dânta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng đã ghi lại một cách chân thực, cảm động cảnh tượng bi tráng trên chiến trường miền Tây thuở ấy:“Áo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành”.Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làmniềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, “hi sinh” mà lấy cụm từ “về đất”để ca ngợi sự hi sinh cao cả, bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹnhàng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của những anh hùng vô danh. Ngườichiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đấtnước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thuỷ của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn các anh về nơi an giấc ngàn thu. Câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng,đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữcủa Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên,… lại có một số từ Hán Việt như: mộng, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành­ ­-nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bìnhthường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạncủa vần thơ đã tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử, vĩnh hằngnhư một tượng đài chiến thắng!Đoạn thơ viết về chân dung người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến”là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đượcnhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạonên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã sống anh dũng, chếtvẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đàinghệ thuật bi tráng về anh bộ đội Cụ Hồ đã in sâu vào tâm hồn dân tộc. “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”… đồng đội nhà thơ ai còn, ai mất? Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, hình ảnh các anh hùng Tây Tiến vẫn chói ngời sông núi:“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm…”

Bài làm (Câu 2)Tháng 6 năm 1922, thực dân Pháp đưa tên vua bù nhìn Khải Định sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mac-xây nhằm mục đích “làm món đồ hàng rao thuộc địa, cổ động đế quốc”. Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn “Vi hành” đăng trên báo “Nhân đạo” Pháp, số ra ngày 19-2-1923 để vạch trần bộ mặt xấu xa, đồi bại của tên tay sai, đả kích âm mưu xảo quyệt, bịp bợm của lũ thực dân Pháp.Cùng với truyện “Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc còn viết vở kịch “Con rồng tre”, bài báo “Sở thích đặc biệt”, truyện ngắn “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”. Sách Văn 12 có nhận xét:“Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc”. Truyện “Vi hành” tiêu biểu cho vẻ đẹp phong cách nghệ thuật của Người được thể hiện qua các truyện kí.1. Truyện có nhan đề là “Icognito” được Phạm Huy Thông dịch thành “Vi hành”. Các bậc minh quân thánh đế ngày xưa cải trang làm dân thường vi hành, tìm hiểu dân tình và xã hội để chỉnh đốn triều đình, làm cho đất nước tốt đẹp hơn. Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hình thức chơi chữ rất trí tuệ để châm biếm những hành vi mờ ám, xấu xa của Khải Định khi hắn sang Pháp.Truyện “Vi hành” được viết bằng tiếng Pháp, rất ngắn (một hai cột báo) bằng văn phong châu Âu hiện đại. Tác giả viết “Vi hành” dưới hình thức một bức thư (gửi cô em họ), sử dụng tình huống nhầm lẫn để làm bật lên tiếng cười trào phúng giễu cợt. Các thủ pháp châm biếm như biếm họa, so sánh, nêu giả định, dùng cách nói mỉa, v.v… tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng rất thâm thuý, tinh tế. Nguyễn Ái Quốc đứng trên một tầm cao văn hoá và trí tuệ để đả kích Khải Định và lũ quan thầy của hắn với tất cả sự khinh bỉ. Ngòi bút châm biếm của tác giả vì mục đích chính trị sâu sắc, rất linh hoạt, biến hóa. Sau 80 năm truyện “Vi hành” ra đời, ta đọc vẫn cảm thấy cách viết rất mới, màu sắc hiện đại và giàu chất trí tuệ. Càng đi sâu vào tác phẩm ta càng thấy rõ điều đó.2. Mở đầu truyện, tác giả tạo tình huống nhầm lẫn để gây cười. Đôi nam nữ thanh niên Pháp cùng đi tàu điện ngầm với tác giả đã nhầm lẫn tác giả là ông hoàng xứ An Nam đang “đi chơi vi hành”. Dưới cặp mắt tò mò, ma mãnh của họ thì Khải Định trông rất buồn cười. Điệu bộ thì “nhút nhát… lúng ta lúng túng”. Cách ăn mặc thì cổ quái, kì dị, trang sức thì lố lăng: “có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Thậm chí hắn còn “đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm” như một kẻ hạ lưu khoe của! Ông hoàng mà chẳng có “long nhan”, “ngọc thể”, trái lại, cái mũi thì “tẹt”, đôi mắt thì “xếch”, cái mặt “bủng như vỏ chanh”. Bức chân dung biếm họa về Khải Định thật là tài tình và khách quan, đã làm bật lên một tiếng cười châm biếm vừa thâm thuý vừa tinh tế, với tất cả sự khinh bỉ.Từ cách nhìn, đôi nam nữ người Pháp chuyển sang cách nghĩ về Khải Định. Khi “cái kho giải trí” của công chúng Pháp đã “sắp cạn ráo như B.Đ.D” thì “có một anh vua” đến với họ. Trong lúc xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Cônggô phải trả những nghìn rưởi Phrăng, trái lại được xem vua An Nam “đang ngồi cạnh” có mất tí tiền nào đâu! Anh con trai còn đưa tin cho bạn gái biết là “ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy!”. Tác giả sử dụng cách nói lấp lửng để châm biếm Khải Định. Hắn chỉ là một vai hề, một con rối rẻ mạt của công chúng Pháp. Còn có cách nào nói thâm thuý hơn, trí tuệ hơn khi tác giả viết: “Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo như B.Đ.D”, như nhà băng Đông Dương. Chính sách cai trị dã man, bần cùng hoá nhân dân của thực dân Pháp đã bị châm biếm đả kích một cách hóm hỉnh.3. Tác giả nhắc đến chuyện cũ của ông bác kể thời thơ ấu với cô em họ về vua Thuấn vi hành làm dân cày, vua Pie đi làm thợ,… từ đó so sánh “bên những bậc cải trang vĩ đại ấy”, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa “để tiện việc riêng”, hoặc vì những lý do “không cao thượng bằng” cũng “vi hành”. Những hành vi ám muội, xấu xa, làm nhục quốc thể của Khải Định trên đất Pháp đã bị tác giả vạch trần và châm biếm sâu cay qua nhiều giả định. Khải Định đi chơi vi hành phải chăng ngài muốn biết dân Pháp có được “sung sướng” uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài? Phải chăng Khải Định “chán cảnh làm ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?”. Một mũi tên bắn ra trúng hai đích. Chính sách đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bị đả kích; cách ăn chơi xa xỉ, đồi bại của tên vua bù nhìn bị châm biếm sâu cay.4. Và khi “Cái bánh xe vô lượng nó đã quay rồi” thì có bao sự đổi thay kì lạ rất đỗi ngược đời!. Ở Đông Dương, hễ ai có màu da trắng đều là “những bậc khai hóa”, còn ở trên đất Pháp “tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế”. Rất mỉa mai! Công chúng Pháp đã dành những lời chào mừng “kín đáo và kính trọng” như “hắn đấy!” hay “xem hắn kìa!” khi họ vừa “thoáng thấy một đồng bào ta”. Bọn mật thám Pháp cứ “bám lấy đế giầy”, “dính chặt” với tác giả như hình với bóng để theo dõi. Chúng “cuống cuồng cả lên” một khi tác giả chỉ “mất hút” trong dăm phút. Nguyễn Ái Quốc mỉa mai châm biếm khi viết: “… làm sao mà không xúc động sâu xa được, khi được đối đãi như thế?”.5. Phan Chu Trinh đã kết tội Khải Định qua “Thứ thất điều” trong đó, Cụ đã vạch mặt hắn là “xa xỉ quá độ!”, “chơi bời quá độ”, hắn đã làm nhục quốc thể và làm nhục đồng bào ta. Nguyễn Ái Quốc lại sử dụng cách nói phản ngữ để mỉa mai, châm biếm là tác giả “không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế!”. Một vị hoàng đế xấu xa, đồi bại, làm tay sai cho ngoại bang!Truyện ngắn “Vi hành” có tính chiến đấu mạnh mẽ, sắc bén. Tác giả đã lấy văn học để phục vụ chính trị một cách trực tiếp. Bằng nghệ thuật châm biếm và lối viết biến hóa, giọng điệu sắc sảo, tác giả đã hạ nhục tên tay sai ngoại bang vô cùng xấu xa, đồi bại, đồng thời đả kích trò bịp bợm, xảo quyệt của lũ thực dân quan thầy.“Vi hành” là một truyện ngắn đặc sắc, độc đáo, giàu chất trí tuệ và tính hiện đại. Tiếng cười của truyện là một tiếng cười châm biếm thâm thuý và tinh tế. Nó cho thấy văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc từ bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.Bài làm (Câu 3)Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Trường ca “Mặt đường khát vọng” là tác phẩm sâu sắc, mang vẻ độc đáo của ông được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị - Thiên. Bài “Đất nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu - thi liệu từ tục ngữ, cao dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hoá dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất nước, một Đất nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất nước của Nhân dân vĩnh hằng muôn thủơ.Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài “Đất Nước” đã ca ngợi Đất nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta. Câu thơ mở rộng đến 13, 14, 15 từ, nhưng vẫn thanh thoát, nhịp nhàng, giàu âm điệu và nhạc điệu gợi cảm:“Những người vợ nhớ chồng góp choĐất Nước những núi Vọng Phu................................................... Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”.’1. Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn. Núi ấy, hòn ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc “cặp vợ chồng yêu nhau” mà đã “góp cho”, đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất Nước:“Những người vợ nhớ chồng góp choĐất Nước những núi Vọng PhuNhững cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”.Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định,… hòn Trống Mái ở Sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vợ có “nhớ chồng”, cặp vợ chồng “yêu nhau” thì mới “góp cho Đất Nước”, mới “góp nên” những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ấy. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thuỷ chung thì Đất Nước mới có tượng hình kì thú ấy. Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ, nhân văn.Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống. Cái “gót ngựa của Thánh Gióng” đã “để lại” cho Đất Nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay! 99 núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Các từ ngữ: “đi qua còn… để lại”, “góp mình dựng” đã thể hiện một cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước:“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua                         còn trăm bao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình                         dựng đất Tổ Hùng Vương”.Đất nước ta có núi cao, biển rộng, sông dài. Có sông Cầu “nước chảy lơ thơ”, có sông Thương “bên lở bên bồi”. Có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa”. Có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng”. Và còn có Cửu Long Giang với dáng hình thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa:“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”.Rồng “nằm im” từ bao đời nay mà Nam Bộ mến yêu có “dòng sông xanh thẳm” cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa. Phải chăng nhà thơ trẻ qua vẻ đẹp dòng sông Chín Rồng để ca ngợi giang sơn gấm vóc, con người Việt nam rất đỗi tài hoa?Quảng Nam, Quảng Ngãi quê hương của Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… có núi Ấn sông Đà, có núi Bút non Nghiên. Ngắm núi Bút non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm không nói về “địa linh nhân kiệt” mà nghĩ về người học trò nghèo, về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của nhân dân ta:“Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình                                 núi Bút non Nghiên”.“Nghèo” mà vẫn “góp cho” Đất Nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng.Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”. Và những tên làng, tên núi, tên sông như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… ở vùng cực Nam Đất nước xa xôi đã do “những người dân nào đã góp tên”, đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, bộ hổ… làm nên? Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thía ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta, khẳng định nhân dân vô cùng vĩ đại, người chủ nhân đã “làm nên Đất Nước muôn đời”.“Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho                           Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc,                           Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng nhân dân. Các thi liệu - hình ảnh: người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò nghèo, con cóc con gà, những người dân nào… dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng, đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm,… của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “cùng góp cho”, “đã góp nên”,… đã làm cho Đất nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đã đem đến cho những động từ - vị ngữ ấy (góp cho, góp nên…) nhiều ý nghĩa mới mẻ, nhiều sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:“Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vàoThấy nghìn núi trăm sông diễm lệ”.(“Chim lượn trăm vòng”)2. Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm, ngọt ngào. Từ cụ thể, thơ được nâng lên tầm khái quát, tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm:“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước,                           một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm                           đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta…”Ruộng đồng gò bãi… là hình ảnh của quê hương đất nước. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, tên gò bãi… bất cứ ở đâu trên Đất Nước Việt nam thân yêu đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Tượng hình Đất Nước cũng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ hoài bão của ông cha ta, tổ tiên ta trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước. “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy lại 2 lần, kết hợp với từ “ôi” cảm thán đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào về cảm xúc. Vừa đĩnh đạc hào hùng, vừa thiết tha lắng đọng. Vẻ đẹp nhân văn chan hòa trên những dòng thơ tráng lệ. Tầm vóc của Đất Nước và dân tộc được nhận diện một cách sâu sắc, rộng lớn không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy của thời gian và lịch sử bốn nghìn năm “đằng đẵng”.Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Đất Nước”. Câu thơ mở rộng đậm đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất trữ tình, chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thuỷ chung… được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào.Chất liệu văn hoá dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo. Qua tượng hình Đất Nước mà nhà thơ ca ngợi tâm hồn Nhân Dân, khẳng định bản lĩnh giống nòi và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên Đất Nước hùng vĩ đã được Nhân Dân sáng tạo nên. Nhân Dân là chủ nhân của Đất Nước.Thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng. Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ đang đối thoại cùng ta về Đất Nước và Nhân Dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng xúc động nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương:“Ôi! Việt Nam! Yêu suốt một đời…”                                           (Tố Hữu)Ta cảm thấy hãnh diện và lớn lên cùng Đất Nước.(st)
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: Ôn thi văn 12 - Đề 2, Tây tiến, Vi hành, Đất nước