Thuyết minh về một loại hình nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam
Thuyết minh về một loại hình nghệ thuật độc đáo ở Việt NamMúa rối nước - một loại hình nghệ thuật độc đáo chỉ có ở việt nam
Múa rối nước (hay còn gọi là rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lâu đời của Việt Nam . Theo các nhà nghiên cứu thì nó xuất hiện từ đời Lý, vào khoảng thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Múa rối nước thường được biểu diễn trong dịp Tết cổ truyền hoặc trong các dịp lễ hội của người Việt. Trong kho tàng múa rối nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục rối hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt và miền đồng bằng sông Hồng là cái nôi sinh ra hình thức nghệ thuật này. Nghệ thuật rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" này là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ. Lịch sử nghệ thuật Múa rối Việt Nam : Múa rối là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống có từ lâu đời của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam , nó ra đời và tồn tại cùng với nền văn minh lúa nước từ thời các vua Hùng dựng nước. Song dấu ấn của nghệ thuật múa rối nước còn lại đến ngày nay mà chúng ta nhận biết được là vào đời vua Lý Nhân Tông năm 1121, trên bia Sùng Thiện Diên Linh đặt tại chùa Long Ðọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Văn bia chùa Đọi có ghi nhân dân biểu diễn các trò diễn Rối nước để mừng thọ Vua. Do điều kiện tự nhiên và công việc nông nghiệp của người dân Việt Nam gần gũi và gắn bó với nước, chính những người nông dân chân lấm tay bùn này đã sáng tạo ra nghệ thuật Rối nước. Họ thường tổ chức diễn vào những ngày việc đồng áng tạm xong, ngày xuân, những ngày mở hội. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này với những con rối duyên dáng là "Linh hồn của đồng ruộng Việt Nam " và đánh giá: "Với sáng tạo và khám phá. Rối nước đáng được xếp vào những hình thức quan trọng nhất của Sân Khấu Múa Rối". Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời. Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn với con rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối". Mặt nước như êm ả với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện. Báo Pháp viết: "Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển". Đấy chính là sự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật Múa rối nước. Trước kia, rối nước chỉ diễn vào ban ngày, ở ngoài trời. Không thấy sân khấu gắn bó hòa quyện với phong cảnh thiên nhiên như rối nước. Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương toả, có cả mái đình với những hàng ngói đỏ... Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người. Lịch sử Múa rối Việt Nam ghi nhận hai loại hình chính là Mùa rối cạn và Múa rối nước. Rối cạn gồm nhiều hình thức như: Rối tay, Rối que ở Đồng Minh (Hải Phòng), Tế Tiêu (Hà Tây), Rối dây, Mộc Thầu Hý ở Cao Bằng, Bắc Thái. Riêng Rối nước là loại hình dân gian độc đáo, chỉ có duy nhất ở Việt Nam . Những chương trình như múa Lân, múa Phượng, múa Bát Tiên, khởi nghĩa Lam Sơn...mang đậm hồn dân tộc, thấm vào sự cảm nhận đầu đời của trẻ thơ đến những người cao tuổi muốn tìm lại chút gì đó của thời gian. Chúng tôi đã đến các làng quê xa xôi cũng như đã biểu diễn nhiều nơi trên thế giới và đã được đón chào! Rối nước là chương trình biểu diễn văn hóa đặc biệt bổ ích phục vụ cho các trường học, khách sạn, tỉnh, thành phố... Một số trò cổ tiêu biểu: Bật Cờ: Sau những nét nhạc mở đầu, dàn cờ bật lên, tung bay như một lời chào khán giả. Đây là một kỹ thuật rất đơn giản nhưng đầy bất ngờ mở đầu của chương trình biểu diễn. Tễu: Tễu là người biểu diễn thông minh, khoẻ mạnh, luôn vui vẻ, hóm hỉnh. Chú là một nhân vật tưởng tượng từ thượng giới xuống gỡ những rắc rối của trần gian, của những trò rối. Tễu xuất hiện, hát giới thiệu chương trình. Múa rồng: Rồng là con vật thần linh có trong truyền thuyết được người dân ngưỡng mộ. Rồng là biểu tượng ở sức mạnh và quyền uy nổi tiếng ở Châu Á, mang dáng dấp cung đình, là sức mạnh vươn lên của người dân Việt Nam . Thật là kì diệu và ngạc nhiên khi con rồng từ dưới nước hiện lên, lúc phun lửa, khi phun nước. Nó bơi lượn: uyển chuyển và mạnh mẽ, hai sự mâu thuẫn được kết hợp hài hoà như lửa và nước cùng tồn tại vậy. Lân tranh cầu: Hai con lân dành nhau quả bóng màu. Cuộc chiến đôi khi quyết liệt nhưng vui vẻ như một cuộc trình diễn tuyệt diệu, tràn ngập màu sắc trong tiết tấu âm nhạc đầy cuốn hút. Với kỹ thuật sử dụng sự tác động của nước là chính, hai con lân vờn cầu, ngụp lặn linh hoạt thật khó tưởng tượng nó có thể làm được gì hơn thế. Múa phượng: Đôi phượng bơi trong cảnh thanh bình, hạnh phúc trên nền nhạc dân tộc, giai điệu trữ tình. Nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa, tượng trưng cho sự cao sang bay bổng, lãng mạn, duyên dáng và tinh tế. Lời ca đẹp đẽ, giọng hát mượt mà đưa người xem đến với những tưởng tượng về tình yêu thuở hoang sơ... Nông nghiệp: Cảnh những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng. Họ làm việc rất cần mẫn, khẩn trương nhưng vui vẻ, vừa làm vừa hát đối với nhau. Nơi này những người đàn ông đang cày bừa, nơi kia những cô gái đang cấy mạ. Hàng lúa từ từ mọc lên như sự hứa hẹn của mùa sau. Còn có những người xay thóc, giã gạo...Rồi lại thấy một anh chàng câu ếch rất tài tình. Kỹ thuật câu được thực hiện ngay (không cần che dấu), trước mắt khán giả, gây được sự bất ngờ thú vị. Múa sư tử: Đây là điệu múa truyền thống trong ngày Tết Trung Thu hàng năm của người Việt Nam đón trăng tròn. Điệu múa hiện ra dưới nước tràn ngập ánh trăng rằm tháng tám. Một sinh hoạt văn hóa lâu đời còn tồn tại cho đến nay, mang bản sắc độc đáo của người Việt. Đánh cáo bắt vịt: Hai ông bà chăn vịt, cảnh chăn nuôi gia cầm thanh bình của người nông dân. Nhưng bất chợt một con cáo gian ngoan xuất hiện và rình bắt trộm. Đây là một kỹ thuật hay của trò rối nước: Con cáo bơi đuổi vịt, lúc chui vào bụi cây rồi lại leo nhanh lên cây... cho đến khi nó vồ được con vịt, tha từ dưới nước lên cây. Rất bất ngờ và ngạc nhiên. Tiết mục kích thích sự tò mò và thắc mắc của khán giả như một sự thách đố lý giải. Những chương trình như múa Lân, múa Phượng, múa Bát Tiên, khởi nghĩa Lam Sơn...mang đậm hồn dân tộc, thấm vào sự cảm nhận đầu đời của trẻ thơ đến những người cao tuổi muốn tìm lại chút gì đó của thời gian. Chúng tôi đã đến các làng quê xa xôi cũng như đã biểu diễn nhiều nơi trên thế giới và đã được đón chào! Rối nước là chương trình biểu diễn văn hóa đặc biệt bổ ích phục vụ cho các trường học, khách sạn, tỉnh, thành phố... Đua thuyền: Một trò chơi mang tính truyền thống ở địa phương gần vùng sông nước. Hàng năm, người nông dân thường tổ chức đua thuyền trong những ngày hội được mùa hoặc những ngày lễ, ngày tết. Những chiếc thuyền đua hối hả, sôi động trên nền nhạc dân ca quen thuộc, nổi tiếng, mô phỏng rất hay nhịp chèo thuyền. Đánh cá: Những con cá bơi rất linh hoạt mềm mại trong nước. Những người nghệ sĩ tạo hình đã sáng tạo ra được những con cá có cơ cấu chuyển động tinh tế và sinh động. Vợ chồng câu cá ngồi trên chiếc thuyền bé. Người bạn của họ đang xúc tép hoặc kéo vó. Một anh chàng úp nơm tinh nghịch chòng ghẹo cô gái.. Ta thấy một nhịp sống sôi động, vui tươi hạnh phúc của những người dân miền sông nước. Dàn nhạc dân tộc: Dàn nhạc dân tộc gồm những nhạc cụ truyền thống của Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm nay. Với những âm sắc độc đáo, phong phú được minh hoạ tài tình qua những động tác nghộ nghĩnh khéo léo của con rối. Nhi đồng hí thuỷ: Đùa nhau, nghịch và bơi lội dưới ao làng là thứ trò chơi được yêu thích của trẻ nhỏ. Chúng chơi đùa rất hồn nhiên và thích thú với những động tác rất giỏi giang, thành thục, mạnh mẽ và vui ngộ như chính chúng được sinh ra từ nước và là chủ nhân của sông nước. Chọi Trâu: Hai con trâu trắng và đen xuất hiện. Chúng húc nhau như một trận chiến ác liệt. Một con bị thua và bỏ chạy. Cuộc chiến tượng trưng cho sự thắng bại của người chủ chăn trâu trong thôn xóm. Ngày nay, hội chọi trâu vẫn được duy trì ở một số địa phương và được tổ chức rất long trọng kèm theo những giải thưởng lớn. Lam Sơn Tụ Nghĩa: Những người anh hùng tụ họp trên núi Lam Sơn, góp sức cho cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của dân tộc. Khi đất nước đã thanh bình, nhà vua trả lại gươm báu cho thần Kim Quy (Rùa Vàng). Đây là một truyền thuyết nổi tiếng về Hồ Hoàn Kiếm, mặt hồ nước đẹp, thơ mộng giữa thủ đô Hà Nội - Việt Nam. Hãy chú ý kỹ thuật con rùa há mồm đón kiếm thần từ tay vua. Múa bát tiên: Tây Vương Mẫu đã dạy các nàng tiên điệu múa trong cung đình, nơi chỉ có niềm vui và hạnh phúc. Bằng kỹ thuật sử dụng puly, dây kéo đã tạo ra những động tác múa rất đều, đẹp và duyên dáng. Múa tứ linh: Con rồng huyền thoại múa lượn và phun lửa, nước tạo nên những màu sắc rực rỡ kỳ ảo. Trong khi đó con nghê múa theo điệu trống. Phượng nghiêng mình xoè đôi cánh say sưa lướt cùng với rùa trên mặt nước. Cuối cùng tất cả đều biến mất. Đây là cuộc quần vũ của bốn con vật qúy trong truyền thuyết và biểu tượng linh thiêng trong các đền chùa Việt Nam.
-----
Nghệ thuật dân gian Hà nội
Nghệ thuật Thăng Long giữa trung tâm giao lưu văn hóa của cả nước đã có nhiều thuận lợi để chọn lựa và tiếp thu những nhân tố tích cực của nước ngoài. Trong hoàn cảnh nói trên, trải qua cả một nghìn năm, nghệ thuật Thăng Long đã phát triển rực rỡ về chất lượng và số lượng. Các loại hình nghệ thuật cũng như những nét đặc sắc trong từng loại hình đã góp phần tạo nên những tinh hoa của văn hiến Thăng Long. Không phải mọi loại hình nghệ thuật đều sản sinh từ Thăng Long, nhưng mọi loại hình nghệ thuật từ mọi miền đất nước đều được thưởng thức ở Thăng Long, được thẩm định và khuyến khích từ Thăng Long.I. Sân khấu dân gian1. Múa rối nướcTrong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, múa rối nước là một trong những loại hình độc đáo nhất. Với sân khấu là mặt nước, diễn viên là các con rối, cộng với hiệu quả của ánh sáng và pháo hoa đã tạo ra những màn biểu diễn hấp dẫn và huyền ảo.
http://thanglong.cinet.vn/UserFiles/Image/thang10.2009/moi/1.jpg
Theo sử liệu cũ, múa rối nước ở nước tacó từ lâu đời. Nghệ thuật múa rối nước là sản phẩm đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam với nền văn minh lúa nước. Mỗi phường múa rối nước đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng, nhưng nhìn chung, các tích trò đều gắn vớitruyền thuyết lâu đời từ thời dựng nước, phản ánh sinh hoạt và lao động của người nông dân trên đồng ruộng với bao lo toan vất vả trước thiên tai, địch hoạ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. Thông điệp mà múa rối nước truyền tải đến người xem là sống vui, vui sống. Điều độc đáo của múa rối nước là sự kết hợp tổng hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật tạo con rối, nghệ thuật biểu diễn dân gian với kỹ thuật lắp máy, lắp dây điều khiển con rối và nghệ nhân biểu diễn. Chính vì thế, múa rối nước tạo ra những giây phút được sống vui, vui sống một cách thần tình, kỳ ảo, như thật, đem đến cho người xem niềm vui dân dã, hồn nhiên, sảng khoái.Múa rối nước cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác không phải tất cả đều sinh ra từ Thăng Long - Hà Nội, nhưng khi được trình diến ở đất Kinh kỳ - nơi hội tụ, kết tinh, toả sáng và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc - bộ môn nghệ thuật đó dần được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Các tích trò Thăng Long - Hà Nội đều tập trung phản ánh tư tưởng tình cảm, không khí lao động của người dân, gắn chặt với hội làng và địa linh nhân kiệt đất Thăng Long…Chất bác học hoà quyện với chất dân gian làm cho nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội có nhựa sống dồi dào, khắc phục những thô sơ, thô thiển của buổi sơ khai để vươn tới hoàn thiện.2. ChèoChèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian giàu tính dân tộc, phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ, bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ X. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơi hơn.Nội dung chèo thể hiện khát vọng của người nông dân được sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công và thể hiện đức hạnh phẩm chất của con người Việt Nam xưa với truyền thống nhân nghĩa thương người và hiếu học. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.
Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ và trở thành nhân vật có cá tính riêng. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu.Chèo sử dụng tối thiểuhai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa, ngoài ra, các nhạc công còncó thể sử dụng thêm trống và chũm chọe. Trong chèo hiện đại ngày nay xuất hiện thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.vĐã từ lâu nghệ thuật chèo là món ăn tinh thần vô cùng quan trọng đối với người nông dân Việt Nam. II. Âm nhạc dân gian1. Hát xẩmHát xẩm là một trong những thể loại hát rong của người Việt thuở xưa và là thể loại đặc trưng của những người hỏng mắt. Họ thường đi từng tốp 2-3 hoặc 4-5 người, nhiều khi là những thành viên trong cùng một gia đình để biểu diễn ở những tụ điểm đông người ngoài trời.Sức hấp dẫn của xẩm là ở những làn điệu hát với nhịp trống phách tươi vui cuốn hút khéo hoà cùng tiếng bầu, tiếng nhị nỉ non réo rắt và ở cả nội dung hết sức phong phú của lời ca. Các làn điệu chính của hát xẩm gồm: Huê tình, Ba bậc, Thập ân, Hà liễu…
http://thanglong.cinet.vn/UserFiles/Image/thang10.2009/moi/4.bmp
Qua lời ca người hát xẩm tự sự về than phận của mình, về nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái haynhững chuyện vui nhẹ nhàng hóm hỉnh, những bài châm biếm sâu cay các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức thống trị, đả kích bọn bán dân hại nước, nêu cao gương anh hùng liệt sĩ. Những người hát xẩm cũng là những người kể chuyện tài ba được nhân dân yêu thích.Ở Hà Nội, những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người ta thấy xuất hiện những chiếu xẩm ở tàu điện, bến xe, bãi chợ, góc phố... Hát xẩm Hà Nội khác với các nơi khác là hay dùng những làn điệu trữ tình, vui nhộn, hài hước và châm biếm để phục vụ cho tầng lớp người dân thành thị Giọng hát xẩm cũng mang phong cách dân gian riêng của đất Hà Thành, trở thành loại hình âm nhạc đường phố Hà Nội. Sau kháng chiến chống Pháp, các nhóm xẩm ít dần, đặc biệt đến khi tàu điện không còn nữa, những chiếu xẩm ở Hà Nội bị mai một và đứng trước "bờ vực" thất truyền. Mấy năm gần đây nhờ công lao của những nghệ sĩ giàu tâm huyết, đặc biệt là các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, loại hình nghệ thuật dân gian này dần được khôi phục. Chỉ có điều nếu xưa kia, chiếu xẩm ở góc phố thì nay được sân khấu hoá. Các chiếu xẩm ở phố Hàng Đào, Hàng Ngang mỗi tối thu hút đông du khách trong và ngoài nước, thậm chí theo chân các nghệ sĩ biểu diễn ở những sân khấu lớn quốc tế và nhận được sự yêu thích đặc biệt cho thấy sức sống mãnh liệt của bộ môn nghệ thuật truyền thống này.2. Ca trù"Ca trù" để chỉ một cách ca và đàn, mà có người biết dưới tên hát ả đào, hát nhà tơ, và gần đây hát cô đầu. Đó là một bộ môn nghệ thuậttruyền thống Việt Nam có sự phối hợp đa dạng, tinh vigiữa thơ và nhạc. Ca trù sử dụng tất cả các thể thơ dân gian Việt Nam và thể thơ Đường luật, trong đó đặc biệt là sử dụng thể hát nói 8 chữ đặc trưng.Ca trù có những nét đặc thù trong hai lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc không tìm thấy trong các bộ môn âm nhạc khác. Nó có kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, đặc trưng bởi tiếng đàn đáy (chỉ dùng duy nhất trong ca trù) khi chân phương khi dìu dặt, khi mạnh khi nhẹ, tiếng trống chầu khoan thai, điểm xuyết .Ca trù dùng ít nhân lực mà hiệu quả biểu diễn và nghệ thuật rất cao. Một nhóm chỉ có hai nghệ sĩ biểu diễn và một quan viên (vừa tham gia biểu diễn vừa phê phán) mà tập hợp nhiều yếu tố nghệ thuật làm cho thính giả có thể nghe hằng giờ, hằng đêm, có khi ngày này qua ngày khác mà không ngán. Người biết nghe sẽ cảm nhận được văn chương bóng bẩy của câu thơ, thang âm điệu thức dồi dào của giai điệu, tiết tấu rộn ràng của tay phách, chữ đàn gân guốc hay bay bướm của anh kép, không khí nghiêm trang hay rộn rã của buổi trình diễn
http://thanglong.cinet.vn/UserFiles/Image/thang10.2009/moi/4.jpg
Nghệ thuật Ca trù vốn từ lâu đã hình thành 3 lối hát chính, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Trong đó hát thờ là lối hát trong những buổi thờ cúng, tưởng nhớ, tôn vinh tổ tiên hay các danh nhân của dân tộc. Hát chơi là để thưởng thức nghệ thuật và vốn là một hình thức trình diễn xuất hiện từ rất sớm của nghệ thuật Ca Trù, khác với lối hát thờ nơi công cộng, hát chơi chỉ dành cho một số thính giả sành điệu. Hát thi là lối hát thi thố tài năng trước Hội đồng giám khảo gồm những người hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật ca trù và có uy tín trong làng xã cũng như ở giáo phường nhằm tuyển chọn và tuyên dương những nghệ nhân giỏi hoặc xuất sắc. Người ta coi đó là một lối hát riêng, bởi đào kép ứng thi đều phải trình diễn một cách mẫu mực hầu hết mọi tiết mục của lối Hát thờ và hát chơi. Ca trù được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Ca trù có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo, có những qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt).Theo truyền thống, mỗi nghệ sĩ thành nghề thường dạy cho con cháu của mình trong gia đình chứ không dạy cho người ngoài. Nếu có người ngoài nào vừa có năng khiếu, vừa có quyết tâm thì phải xin vào làm con nuôi của gia đình đó thì mới được truyền nghề. Sau khi luyện tập theo sự chỉ giáo của thầy ít nhất là trong 3,4 năm thì mới được thầy cho rằng đã nắm vững kỹ thuật ca ngâm và gõ phách, và trước khi biểu diễn cho quần chúng thì phải hát cho một số người trong làng sành điệu hoặc biết nghe câu hát, tiếng đờn.Ca trù phát triển mạnh nhất ở kinh thành Thăng Long xưa bởi đây là chốn phồn hoa đô hội tập trung nhiều văn nhân nghệ sĩ yêu thích thưởng thức ca trù. Đây cũng là địa phương có truyền thuyết về tổ quê ca trù (truyền thuyết ca trù Lỗ Khờ) và là nơica trù phát triển lâu đời nhất. Ca trù cũng có đóng góp không nhỏ trong đời sống và tâm thức người Hà Nội, hình thành nên văn hoá thưởng thức nghệ thuật của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Hiện tại ở Hà Nộiđã hình thành nhiều câu lạc bộ ca trù do những nghệ nhân giàu tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này sáng lập với mong muốn nhen nhóm và làm sống lại một giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc. Bộ môn nghệ thuật này đã được Việt Nam lập hồ sơ trình UNESCO chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn. Theo :GS Trần Văn Khê3. Hát Chầu vănChầu vănlà sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh người Việt cổ với tín ngưỡng thờ tứ phủ (trời, đất, núi, sông). Hát chầu văn hay còn gọi là hát văn, xưa kia chủ yếu lưu hành trong các nghi lễ thờ cúng ở đền miếu, phủ chùa tại miền Bắc với nhiều nghi thức lễ nhạc, mà nghi thức chủ đạo là lên đồng (còn gọi là hầu đồng hay hầu bóng). Đến nay, sau hơn ba trăm năm có lẻ, chầu văn đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng vẫn giữ được hồn Việt thuần nhất, mộc mạc, nhưng cũng rất đa diện, phong phú.Loại hình nghệ thuật này đòi hỏi cũng lắm công phu vì bao gồm cả ca, vũ, nhạc và lễ, thông qua lời hát, tiếng đàn của người cung văn mà hầu đồng mới có thể nhập đồng hiển thánh. Cung văn là những người vừa hát giỏi, vừa chơi nhạc khí hay và phải biết nhiều làn điệu để chuyển đổi linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp từng cảnh, từng đoạn trong buổi lên đồng. Bên cạnh nhạc khí chủ đạo của cung văn là đàn nguyệt, còn có bộ gõ gồm trống, thanh la, thỉnh thoảng cũng có đàn nhị hoặc ống sáo. Nghệ thuật gõ thanh phách, thanh la và nhịp trống trong chầu văn rất tinh tế và độc đáo, đòi hỏi nhạc công phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện. Chính vì vậy nên không khí, nhịp điệu trong hát văn ngược hẳn với không khí, nhịp điệu lúc bổng lúc trầm, ai oán não nuột của ca trù. Âm nhạc chầu văn mang tính chất sôi nổi, náo động, cộng thêm tiếng trống phách, thanh la rộn ràng khiến cho buổi hầu đồng luôn tưng bừng, ồn ã. Do vậy, có thể xem hình thức diễn xướng dân gian này là một nghệ thuật tổng hợp, tinh tế và không thua kém gì những thể loại nghệ thuật bác học hiện đại.Sau thời kỳ phát triển cực thịnh vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chầu văn dần dà mai một vì những màu sắc tôn giáo, lễ nghi của hầu đồng bị xem là mê tín dị đoan. Nhờ cố gắng của nhiều người trân trọng nghệ thuật cổ truyền dân tộc, hiện nay chầu văn đã được khôi phục, trở lại vị trí xứng đáng trong di sản văn hóa Việt Nam. Từ vai trò như một nghi thức nhạc lễ ở đền miếu để con người giao tiếp với thần thánh, chầu văn đã bước vào sân khấu nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân. Hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong nghi lễ lên đồng, mà còn được coi như hình thức ca nhạc dân gian vui tươi, lành mạnh. Sở dĩ như vậy là vì nét sinh hoạt cộng đồng này đan quyện cả yếu tố tín ngưỡng lẫn văn hóa và nhiều người nhìn nhận rằng chầu văn đã bước từ chốn thiêng ra cõi tục4. Hát trống quânHát trống quân là một sinh hoạt văn nghệ dân gian đậm tính cộng đồng làng xã vàlà loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trống quân Hà thành từ lâu đã nổi tiếng với các địa danh Song Phượng (Đan Phượng), Hát Môn (Phúc Thọ), Khánh Hà (Thường Tín), Quang Minh (Thanh Oai), Hoàng Diệu (Chương Mỹ)… bởi những làn điệu và hình thức sinh hoạt độc đáo.Đặc điểm của hát trống quân là mỗi bên có từ hai đến năm hoặc bảy người một nhóm. Trong hát trống quân, người tìm ra những câu đối được gọi là "người xui", và họ đóng vai trò quan trọng trong mỗi lần thi tài. Những vế đối phải đạt yêu cầu về thanh âm và ngữ nghĩa. Nếu bên nào không kịp ứng khẩu thì coi như thua và "phần thưởng" cho bên thắng thường là những sản vật quê nhà. Những lần hát giao duyên đó càng về khuya càng mặn mà, sâu xa nghĩa tình và là nhịp cầu nối của biết bao cặp nam nữ đến với nhau. Khi hát Trống auân có trống dẫn nhịp. Người ta còn gọi là trống này là "trống thùng". Trống thùng được cấu tạo như sau: Hai cọc được được cắm ở hai bên, một bên cọc là phe nam, một bên cọc là phe nữ đứng (hoặc ngồi). Một sợi dây thừng được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi dây đặt một cái thùng, mặt rỗng úp xuống một hố đất nhỏ, mặt đáy trên sát sợi dây. Người ta gõ vào đầu dây ở phía cọc, dây bật vào đáy thùng mà kêu thành tiếng. Khi đối đáp, bên nào hát dứt câu thì đánh vào trống thùng để làm nhịp "lưu không", vừa để thúc giục phe bên kia hát đáp lại.Địa điểm diễn xướng thường là ở bãi cỏ rộng, ven sông, dưới thuyềnhoặc trên sân đình vào những ngày hội làng.. Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có một điểm chung đáng trân trọnglà sự dân dã, hồn nhiên của những người nông dân tham gia hát xướng. 5. Hát chèo tàu – Đan Phượng Là loại hình nghệ thuật truyền thống của Hà Tây (cũ) có nguồn gốc từ lâu đời và phát triển rực rỡ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Hình thức diễn xướng của hát chèo tàu rất độc đáo, chỉ có phụ nữ tham gia biểu diễn, nếu là đàn ông phải cải trang thành nữ, vừa hát vừa biểu diễn các động tác bơi chèo trên mô hình thuyền rồng và nên được gọi là hát chèo tàu. Trước đây, hội hát chèo tàu 30 năm mới mở một lần để tưởng nhớ tướng công Văn Dĩ Thành, người có công đánh giặc vào thời vua Trùng Quang. Ngày nay, từ 5 đến 7 năm hội hát chèo tàu được mở một lần từ ngày 15 đến 20 tháng Giêng âm lịch tại Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng 6. Cồng chiêng - Ba Vì Cồng chiêng là một loại nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam được làm bằng đồng và xuất hiện rất sớm khoảng từ 2000 đến 3.500 năm trước đây. Trong quan niệm của các dân tộc thiểu số, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là tài sản, là thước đo sự giàu có và thể hiện địa vị xã hội của mỗi gia đình. Khi mùa xuân về, trong những dịp lễ hội của người dân tộc thiểu số vùng núi Ba Vì không bao giờ thiếu tiếng cồng trầm hùng hoà cùng với những vũ điệu truyền thống say đắm lòng người. Những cô gái xinh đẹp vừa múa vừa đánh cồng chiêng từ lâu đã trở thành một nét bản sắc văn hoá độc đáo của người dân tộc vùng núi Ba Vì7. Hát dô - Quốc Oai Theo truyền thuyết vào thời Hùng vương, trong một lần du ngoạn, đức Thánh Tản Viên - Sơn Tinh qua vùng đất, ngày nay là thôn Vĩnh Phúc, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, nhận thấy đây là nơi phong cảnh hữu tình, trai thanh gái lịch, ngài đã cho xây dựng cung điện và mở hội để truyền dạy cho dân làng các điệu hát ca ngợi quê hương, tình yêu nam nữ... từ đó hát Dô ra đời. Tương truyền, đức Thánh Tản chỉ cho phép 36 năm mới mở cung điện của ngài để lấy các bài hát ra tập nên cứ 36 năm, hội hát dô mới mở một lần vào ngày 15 và 16 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, ngày nay, du khách có thể thưởng thức các làn điệu hát dô do ở xã Liệp Tuyết đã thành lập Câu lạc bộ hát dô tập hợp các nghệ nhân thường xuyên luyện tập và biểu diễn.II. Mỹ thuật dân gian1. Tranh Hàng TrốngTranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón... của Hà Nội. Nhìn chung, tranh Hàng Trống có ưu thế nổi trội về thể loại tranh thờ gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh đó với đặc điểm màu sắc rực rỡ, tươi vui, giàu sức sống, nên tranh cũng được nhiều người Hà Nội ưa chuộng chọn mua về treo Tết.
http://thanglong.cinet.vn/UserFiles/Image/thang10.2009/moi/Ngu_ho.gif
Những hình ảnh cô đọng trong tranh luôn thể hiện ước vọng về một cuộc sống thuận hoà, sức khoẻ, hạnh phúc cùng khát khao hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nội dung tranh phong phú đa dạng, mỗi bức mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý.Các bức tranh dân gian Hàng Trống được vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống". Đường nét của mỗi bức tranh hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Tranh Hàng Trống sử dụng những nguyên liệu đơn giản, dân dã với các cách pha chế đặc biệt để tạo nên các gam màu tự nhiên và sắc nét. Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ, màu vàng được tạo nên từ hoa hoè, màu chàm từ các nguyên liệu của rừng núi, màu son của sỏi đồi tán nhuyễn. Những màu sắc đó lại được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh Hàng Trống một vẻ óng ả và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có được.Kỹ thuật vẽtranh Hàng Trốngkhác biệt với các dòng tranh dân gian khác, kể cả tranh Đông Hồ khi kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt phẩm nước nên luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất uyển chuyển. Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được thị hiếu của khách mua tranh chốn kinh kỳ.Mỗi bức tranh Hàng Trống đều kết tinh tài hoa, tâm huyết của người hoạ sĩ chốn kinh kỳ và là biểu tượng văn hoá của mảnh đất ngàn năm văn hiến.2. Nghệ thuật thêu tayThêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Lao động của người thợ thêu không khác gì lao động của một nghệ sĩ dân gian, một họa sỹ tài năng. Chỉ bằng dụng cụ đơn giản, tay kim, sợi chỉ màu, hình mẫu, những tác phẩm hoàn chỉnh từ từ hiện lên mềm mại, sống động, tươi tắn và kiều diễm như thậtNghề thêu công phu nhất vẫn là thêu các đường lượn, đường viền, các khối hình, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng… Người thêu phải khéo léo làm cho những sợi chỉ hòa quyện, mịn màng như một thể thống nhất, không một lỗi chân chỉ hay trái canh. Đường chỉ càng điêu luyện, mịn màng, chân chỉ càng lẩn bao nhiêu, sản phẩm càng có giá trị cao, nghệ thuật thẩm mỹ càng đến độ tuyệt vời.Nghệ thuật thêu tay Hà thành đạt đến trình độ tinh xảo trên đôi tay của người thợ thêu làng Quất Động ( Thường Tín). Bàn tay người thợ thêu khéo léo đã làm sống dậy những bức tranh mang đậm hồn quê với cây đa, giếng nước, sân đình thơ mộng và hiền hòa.Từng mũi thêu đều tay, hoa văn sống động, sắc màu hoà hợp trên nền lụa vải, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có một không hai.
trang:
[1]