love_drunk Tại 11-2-2012 10:17:51

Mối quan hệ giữa Đọc hiểu và Cảm thụ văn học

Đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin. Hay nóicách khác là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Vìvậy, hiệu quả của đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bảnđọc. Muốn vậy, người đọc phải đọc văn bản một cách có ý thức, phải lĩnh hội đượcđích tác động của văn bản. Kết quả của đọc hiểu là: người đọc phải lĩnh hội đượcthông tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài… tức là toàn bộ những gìđược đọc.

Đọc hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất cả cáckiểu loại văn bản đọc, trong đó có cả các văn bản nghệ thuật. Còn cảm thụ là yêucầu đặt ra cho những ai đọc các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là các văn bản hay,gây xúc động.

Cảm thụ văn học (CTVH) là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ởmức độ cao nhất, không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thôngtin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mốigiao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó chongười khác.

Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, mộtbài thơ…người đọc không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thậtsự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hayliên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học. Đúngnhư nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “ Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà cònthấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽthêu ra lắm điều thú vị”.

Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi người không hoàntoàn giống nhau do nhiều yếu tố qui định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực vàtrình độ kiến thức, tình cảm và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩmvăn học…Ngay cả ở một người, sự cảm thụ văn học về một bài văn, bài thơ trongnhững thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tườngđã từng nói: “Riêng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm thì ở mỗi độ tuổi của đờingười, tôi lại cảm nhận một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảmthấy rằng tôi vẫn chưa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thuở nhỏ ấy”.

Những điều nói trên về cảm thụ văn học cho thấy: mỗi người đều có thểrèn luyện, trau dồi cách đọc để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học chobản thân, từ đó cũng có thể có khả năng cảm nhận cuộc sống tốt hơn lên.

Đọc hiểu và cảm thụ có sự tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất nhưng khôngđồng nhất với nhau. Đầu tiên là đọc để nắm bắt được văn bản, làm cơ sở cho việctìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung tức là người đọc đã phát hiện ra các thông tinmà tác giả gửi gắm trong văn bản tác phẩm, kể cả việc nhận diện các yếu tố nghệthuật đã được sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới người đọc một cách ấn tượng.Cảm thụ là quá trình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về mộtsố các câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật,nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Người cảm thụ đồng thời vừa là người tiếpnhận vừa là người phản hồi về tác phẩm. Điều này giải thích hiện tượng vì saonhững người am hiểu tác phẩm luôn đọc diễn cảm nó thành công và có thể nêu đượcnhững nhận xét, suy nghĩ, cảm tưởng của mình về nó. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệthuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: chúng tôi gọi hiểu là việc chạm tớinội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật (còn gọi là hiển ngôn), còn cảm thụ làviệc hiểu sâu sắc với những xúc động, trước những gì mà ngôn từ gợi ra để nhậnthức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn). Ví dụ (VD). Bàiđọc Mùa xuân đến - Nguyễn Kiên - Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 2, T2:

“Hoamận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rựcrỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoanhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim baynhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chàomào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Chú chim sâu vui cùng vườn cây vàcác loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnhmột cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới”.

Để hiểubài văn này, người đọc chỉ cần quan tâm tới các thông tin: dấu hiệu của mùaxuân, những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến, hương vị của mỗiloài hoa xuân, vẻ riêng của mỗi loài chim…cuối cùng khái quát nội dung bài - mùaxuân làm cho cảnh vật thêm đẹp đẽ và sinh động.

Nhưng để cảm thụ nó, ngườiđọc phải có một thứ mẫn cảm riêng, có thể đó là sự nhạy cảm của tâm hồn, là sựthành tâm chú ý, là chút thắc mắc mang tính thẩm mĩ…miễn là không dễ dàng đi quacâu chữ của bài văn này. Người đọc có thể dừng lại ở đâu đó. Chỗ khiến người tadễ chú ý ở bài văn này chính là câu văn đầu và câu văn cuối, bởi nó đã thông báonhững điều khác thường. Câu đầu cho biết hoa mận có một cách thức rất khác lạ đểbáo hiệu mùa xuân: sự tàn lụi - hoa mận dùng cái chết của mình để báo hiệu sựbừng nở của sức sống mới, vì vậy, nó trở thành loài hoa hiếm hoi không có mặttrong mùa xuân. Câu cuối, miêu tả tâm trạng chú chim sâu (chim sâu là loài chimduy nhất trong bài được tác giả miêu tả tâm trạng). Một chữ "nhưng" đã đủ tạo rasự khác biệt giữa loài chim này với các loài chim bạn: nó không vô tư, mà bị ámảnh bởi hình ảnh cánh hoa mận trắng biết nở lúc cuối đông để báo trước mùa xuântới. Nó biết nhớ tới một vẻ đẹp đã tàn phai, biết đánh giá ý nghĩa của vẻ đẹpấy, đã coi vẻ đẹp ấy là bất tử. Vì vậy, có thể gọi chim sâu là tri âm của hoamận, tuy không được góp mặt với mùa xuân, nhưng hoa mận không phải buồn tủi. Màutrắng mong manh mà chứa đựng sức sống mãnh liệt của nó sẽ được người ta trântrọng và tiếc nuối. Do vậy, mấy chữ còn mãi sáng ngời mà tác giả dùng có sức layđộng sâu sắc.

Đặc điểm nổi bật của quá trình CTVH là đọc văn bản trong nhận biết và rungđộng. Người đọc không chỉ lĩnh hội đầy đủ các thông tin được truyền đạt mà cònsống đời sống của các nhân vật, của câu chữ, hình ảnh… Nghĩa là, nếu như tác giảsử dụng tư duy nghệ thuật để sáng tạo tác phẩm, thì người đọc cũng phải sử dụngcùng loại tư duy ấy để lĩnh hội tác phẩm. Đó chính là tư duy hình tượng, loại tưduy dựa trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối tượng, làm sống dậy toàn vẹn đốitượng đó bằng nghe, nhìn, tưởng tượng, không sao chép đối tượng một cách bàngquan mà còn bao hàm thái độ của con người với chính đối tượng đó.

Để đảm bảoyêu cầu của CTVH, người đọc cũng phải thể nghiệm cùng với các nhân vật, tức làphải nhập thân bằng tưởng tượng vào các nhân vật để hình dung các biểu hiện củachúng, từ đó khái quát đặc điểm, tính cách… Người đọc cũng cần dùng tưởng tượng,trực giác để cảm nhận ý nghĩa biểu cảm của ngôn từ, từ đó chia sẻ, đồng sáng tạovới tác giả. Sở dĩ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa được đánh giá cao là do tácgiả đã biết chọn lọc từ ngữ khi miêu tả, tạo hình cho cây cối, cảnh vật ở gócsân và mảnh vườn nhà mình. Người đọc biết đánh giá là người mường tượng được cáctrạng thái ấy qua từ ngữ, hình ảnh. Chẳng hạn, trong hình ảnh "Bụi tre tần ngầngỡ tóc", từ "tần ngần" đã diễn tả tài tình dao động chậm chạp của cả búi tre trongmưa dông, thứ dao động lừng khà lừng khừng không giống với các loài cây khác dobúi tre gồm nhiều thân cây tre tạo nên, mà Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra. Khisử dụng từ tần ngần với dụng ý nhân hóa, tác giả đã khiến cho bụi tre hiện ranhư những cô gái đỏm dáng, thong thả chải từng lọn tóc dài của mình. Dùng tưởngtượng và trực giác, người cảm nhận sẽ thấm điều đó và, tất nhiên, nếu đọc thànhtiếng, sẽ nhấn giọng và đọc thong thả từ tần ngần này.

Quá trình CTVH chínhlà việc đảm bảo hiệu quả nhất mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Đếnvới tác phẩm văn học, người đọc muốn được hưởng thụ và bồi đắp những tình cảmthẩm mĩ, muốn được mở mang trí tuệ, bồi dưỡng thêm về tư tưởng, đạo đức, lítưởng, học hỏi kinh nghiệm sống hoặc nhận xét, đánh giá. Bằng việc cảm thụ,người đọc đã chuyển hóa văn bản thứ nhất của tác giả thành văn bản thứ hai củamình. Bởi vì, trong khi đọc tác phẩm văn học, người đọc vừa bám vào sự mô tảtrong văn bản, vừa liên tưởng tới các hiện tượng ngoài đời, đồng thời cũng dựavào cảm nghĩ và lí giải của mình, mà hình dung, tưởng tượng ra các con người, sựvật, sự việc được miêu tả. Khi mối quan hệ nhà văn - tác -phẩm - bạn đọc đượcđảm bảo thì người đọc sẽ có được sự đồng cảm với với tác giả, khiến họ yêu ghétnhững gì mà chính tác giả yêu ghét. Trên cơ sở của sự đồng cảm, nếu người đọctiếp tục suy ngẫm, kết hợp với chân lí của tác phẩm, liên hệ với thực tế, vớibản thân, sẽ đến được với những nhận thức mới. Chẳng hạn khi đọc bài ca daocổ:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhịvàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Người đọc rung động trước vẻ đẹp thanh khiết của sen, đồng thời khi nghiềnngẫm kĩ ý nghĩa của câu cuối, sẽ nhận thức được một bài học triết lí: cây cỏ cònbiết vươn lên khỏi bùn lầy, nở hoa thơm ngát, trắng trong, huống chi con người,sống trên cõi đời phức tạp này, nếu biết ý thức về phẩm giá, thì có thể bảo toànkhí tiết và nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh, không để “gần mực thìđen”...

Cảm thụ văn học là bước cuối cùng của chặng đường đọc hiểu, là đọchiểu ở mức độ cao nhất. Vì vậy, sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung một tác phẩmvăn học hay, học sinh cần phát hiện tiếp các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản nhằm tiếpcận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi hơn với tác giả.Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé, nhưng có sức gợi tưởng tượng và liên tưởngsâu xa, đem lại những rung cảm thực sự cho người đọc. Sau khi phát hiện, bướctiếp theo là phân tích, bình giảng làm nổi bật vẻ đẹp đó để người khác có thểchia sẻ, thưởng thức.

Muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn họctốt, mỗi học sinh khá giỏi cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt. Kinhnghiệm của nhiều nhà văn, nhà thơ hồi nhỏ và của các bạn học sinh giỏi ở tiểuhọc từ trước đến nay đều cho thấy: để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắcvà tinh tế cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tíchluỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản vềtiếng Việt phục vụ cho việc cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viếtđoạn văn về cảm thụ văn học. Đây chính là những yêu cầu nền tảng của quá trìnhcảm thụ văn học mà mỗi học sinh cần trang bị cho mình.

Yêu cầu thứ nhất: Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc vớithơ văn

Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thíchnghe ông bà cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểuhọc, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa TiếngViệt, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiệnban đầu của hứng thú, cần gìn giữ và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnhmẽ đến mức say mê. Một học sinh chưa thích văn học, thiếu sự say mê cần thiết,nhất định chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn hay, chưa thể xúc động thựcsự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn ấy. Giáo sư Lê Trí Viễnđã có nhận xét: “Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tếthông thường của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếukhông làm thân với văn thơ thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó”.Muốn “làm thân” với văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tìnhcảm thiết tha, yêu quí văn thơ.

Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các emsẽ vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt vàhọc giỏi môn Tiếng Việt. Tập đọc diễn cảm một bài thơ, đoạn văn, chăm chú quansát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta, tậpdùng từ ngữ cho đúng và hay, nói và viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợicảm…tất cả đều giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học.

Trau dồi hứngthú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thứcđúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê – yếu tố quantrọng của cảm thụ văn học.

Yêu cầu thứ hai: Tích lũy vốnhiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học

Cảm thụ văn học làquá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của mỗi người. Cái “vốn” ấy trướchết được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua sự hoạt độngvà quan sát hàng ngày trong cuộc sống.

Có những cảnh vật, con người, sự việcdiễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý quansát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì thì chúng takhông thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, tậpquan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, taysờ, mũi ngửi…) là một thói quen rất cần thiết cho người học sinh giỏi.

TôHoài đã nêu lên kinh nghiệm quan sát để phục vụ cho việc tích lũy “vốn sống” nhưsau:

“Quan sát giỏi là phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc đượcnhững ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi không cần dàn đủ sự việc, chỉcần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất như: một câu nói lột tả tính nết,những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tưtưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên và khi thấy bật lên đượcthì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được”.

Quan sát nhiều, quan sátkĩ chẳng những giúp các em viết được những bài văn hay mà còn tạo điều kiện chocác em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.

Bên cạnhvốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích lũy cả vốn hiểu biết vềvăn hóa thông qua việc đọc sách thường xuyên. Mỗi cuốn sách có biết bao điều bổích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ,cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi chúng ta. Việc chọnsách đọc là rất quan trọng. Các em phải chọn những cuốn sách phù hợp với lứatuổi, có ích cho việc học tập và rèn luyện. Khi đọc sách, cần tập trung tư tưởngcao, luôn suy nghĩ về những điều đáng đọc để thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm(cả về nội dung và nghệ thuật). Đọc sách đến mức say mê cũng có nghĩa là “sống”cùng với nhân vật, biết vui - buồn - sướng - khổ hay yêu - ghét…, đồng thời cảmnhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúcđộng…

Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp mỗi người tự họcđược nhiều điều thú vị từ đó mà lớn lên về cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểubiết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗingười càng thêm phong phú, chân thực. Đó chính là điệu kiện quan trọng để cảmthụ văn học tốt.

Yêu cầu thứ 3: Nắm vững kiến thức cơ bảnvề Tiếng Việt

Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học,các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn TiếngViệt ở tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết tiếng Việt cũng như kiến thứcvề từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, các em sẽ không chỉ nói – viết tốt mà còn có thểcảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động vàsáng tạo.

Ngoài những kiến thức về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, quacác giờ tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ở tiểu học, các em còn được làm quen vàcảm nhận về một số khái niệm như: hình ảnh (là toàn bộ đường nét, màu sắc hayđặc điểm của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm, nhờ đó tacó thể tưởng tượng ra được người, vật, cảnh đó); chi tiết (là điểm nhỏ, ý nhỏ,khía cạnh nhỏ trong nội dung sự việc hay câu chuyện); bố cục (là sự xếp đặt,trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh)…

Một số biện pháp nghệthuật tu từ cũng làm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh: so sánh (làđối chiếu hai sự vật, hiện tượng có cùng một dấu hiệu chung nào đó với nhau,nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm); nhân hóa (là biến sự vậtthành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làmcho nó trở nên sinh động, hấp dẫn); điệp ngữ (là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ,nhằm nhấn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc); đảo ngữ(là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh vàlàm nổi bật ý cần diễn đạt); chuyển đổi cảm giác (là dùng ấn tượng của giác quannày để miêu tả ấn tượng của giác quan khác, tạo nên những ấn tượng tổng hợpnhiều mặt về một đối tượng nào đó, gây ấn tượng mạnh khi miêu tả)…

Yêu cầu thứ tư: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ vănhọc

Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là mộttrong những nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh tiểu học. Có năng lực cảmthụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được những nét đẹp của văn thơ, được phongphú thêm về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Chínhvì vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học,ngoài những bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, làm văn, đề thi còn có một bài tập viếtđoạn văn cảm thụ văn học. Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập này chỉ ở mức độđơn giản, phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học.

Đoạn văn có nội dungcảm thụ văn học ở tiểu học cần được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng vàbộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, tránh diễngiải dài dòng về nội dung đoạn thơ (hay đoạn văn) hay sa vào “phân tích” quá kĩbằng giọng văn không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

Nắm vững yêu cầu về cảmthụ văn học ở tiểu học, kiên trì rèn luyện từng bước (từ dễ đến khó) sẽ viếtđược những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn họctốt để phát hiện bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúngta.
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: Mối quan hệ giữa Đọc hiểu và Cảm thụ văn học