love_drunk Tại 10-5-2012 20:45:46

........!!

http://www.ktdt.com.vn/Images/News/khoqua.jpg
Lời mở: Hic, drunk chẳg biết đặt tựa là gì, mà đặt truyện ngắn thì chung chung quá đỗi, còn đặt tựa gì cũng không diễn tả hết được nội dung này. Thôi thì, đành "3 chấm" vậy....

1. CHUNG RIÊNGChung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh… cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta….............
2. VÒNG CẨM THẠCHCha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng..............http://1.bp.blogspot.com/_9_6PaQeFI94/SjngxPK5VUI/AAAAAAAAACo/g4OPVpY7wZw/s400/CD_HTRuTaNgamNgui_front.jpg
3. NGẬM NGÙIBa mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, gọi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!..................
4. KHÓCVừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói: Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.............
5. MẸ TÔIMẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.............
6. LƯƠNG TÂMCon ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi "lương y"… Bác sĩ thân mật: "Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!" Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?

penguin Tại 10-5-2012 22:09:04

Hay....
...............

love_drunk Tại 17-5-2012 20:45:12

CHA ƠI...!!

http://thienminh.vnweblogs.com/gallery/11312/365628-cha%20va%20con.jpg
Người cha chạy vội đến bên mẩu bánh mì thằng bé nhà giàu vừa vứt xuống đất. Ông nâng niu nó bằng hai tay, phủi lấy phủi để. Miệng thổi phù phù cho bay những hạt bụi bám trên miếng bánh mì con con ấy. Ông loay hoay tìm xung quanh xem còn miếng nilon hay mẩu báo cũ nào không. Ông cất nó trong chiếc túi bẩn thỉu của mình và cứ ôm khư khư lấy
.
Chẳng ai trong cái xóm nghèo này là không biết bố con ông lão nọ. Người cha vừa đi bán vé số, vừa bán báo dạo hàng ngày để kiếm bữa cơm bữa cháo nuôi đứa con trai tật nguyền. Người con dù đã 25 tuổi vẫn ngẩn ngơ như đứa trẻ lên 3. Có người chép miệng bảo:

- Chẳng hiểu kiếp trước ông ấy ác cỡ nào mà giờ bị quả báo, đày ải khổ như thế.

Tất cả đều không lọt vào tai ông. Hàng ngày, ông vẫn cần mẫn dậy từ sớm luộc hai củ khoai lang, đưa thằng con một củ và ông nhét củ còn lại vào trong chiếc túi bố thủng lỗ chỗ, cáu đầy ghét và bắt đầu cuộc hành trình lang thang khắp nẻo đường của Thủ đô. Đứa con trai được một bà lão không con chăm sóc hộ. Ông thường nhặt nhanh mọi thứ còn dùng được trên đường mang về, khi thì cái quạt cũ, lúc cái bàn gãy chân. Ông lại sửa, lại chữa.

Ngôi nhà tồi tàn của hai bố con trông thế nhưng không đến nỗi. Mọi người trong xóm cảm động trước hoàn cảnh hai cha con. Thỉnh thoảng họ cho ít tiền, vậy mà ông không bao giờ nhận. Có kẻ bảo: "Ông già hâm!" hay "Nghèo rồi còn sĩ!", "Gàn dở đến thế là cùng!". Nhưng ông vẫn nhất mực giữ vững thái độ kiên quyết của mình.

Đúng là ông sĩ diện, lòng tự trọng không cho phép ông nhận vì ông luôn cho rằng mình còn khỏe, còn làm được thì không lý gì đi nhận tiền của người khác. Ông chỉ vui vẻ nhận thức ăn của một vài người bạn nghèo bên cạnh nhà. Họ là những người tuy nghèo nhưng đầy tình nghĩa.

Nhờ có những người hàng xóm đó, hai cha con ông mới ổn định được chỗ ở, không phải ngủ dưới gầm cầu như trước nữa. Ông chăm chỉ đi bán báo và vé số mỗi ngày bất kể trời nắng hay mưa. Ông chắt chiu từng đồng với mong ước một ngày nào đó chữa khỏi bệnh cho con.

Như lời ông kể, hồi còn trẻ vì quá say sưa kiếm tiền ở xa, ông đã không có thời gian dành cho con trai. Đến năm thằng bé 7 tuổi, nó bị một cơn sốt cao làm ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Vợ ông vì hận chồng đã bỏ nhà đi. Người ta gọi ông về. Nhìn đứa con trắng trẻo hồng hào mà chẳng biết gì, ông xót xa vô cùng. Ông lao đầu vào rượu chè, gái gú mặc cho con trai sống dở chết dở không người chăm nom.

Chỉ đến khi ông bị một người phụ nữ lừa hết cả tiền bạc, ông mới sực tỉnh. Ông gần như kiệt sức vì rượu và vì suy sụp tinh thần. Nếu không bởi thương con, hẳn ông đã tự tử. Ông thầm lên kế hoạch như thế.

Tiếng gọi ú ớ non nớt, yếu đuối cộng thêm nét mặt lo lắng, sợ hãi của con làm trái tim người cha đau đớn, bị giằng xé khôn nguôi. Nó chính là động lực thúc đẩy ông quyết tâm cai rượu và làm lại từ đầu.

Những ngày phải chui lủi sống ở xó chợ, gầm cầu quả là khổ cực. Ông dẫn con lê lết dưới cơn mưa phùn lạnh giá để xin vài đồng bạc lẻ, một chút cơm nguội cho con, còn cha thì nhịn.

Ngày Tết, nhà nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng, ông chỉ biết ôm con vào lòng cùng vượt qua cơn đói cồn cào.

Thằng bé rất thương cha nó. Một lần, ông bị toán thanh niên mua vé số không trả tiền đánh cho tơi tả, thằng bé bình thường ngơ ngẩn thế mà hôm đó cũng cúi xuống che cho cha, ú ớ phản đối. Đêm đó, hai cha con ôm nhau khóc ròng.

Thấy con thỉnh thoảng lôi báo cũ ra xem, ông vui không gì tả xiết. Ông nhảy cẫng lên như một đứa trẻ. Từ đó, mỗi buổi tối ông kiên nhẫn "học" cùng con từng chữ. Nó là đứa trẻ không bình thường nên nhớ nhớ quên quên, chữ đọc được chữ lại không nên chật vật lắm ông mới dạy con nhớ được vài từ mới suốt từng ấy năm trời.

Có đêm, ông thức trắng vẽ hay khắc cho con thật nhiều hình con vật để nó nhận biết. Trời cũng không phụ lòng người, nó dần nhận ra các sự vật xung quanh. Nó có vẻ lanh lợi hơn. Ông cũng dần già đi. Tóc ông giờ đã bạc trắng, đôi tay nhăn nheo.

Ông bắt đầu làm việc cật lực hơn. Ông nhận thêm các việc đan giỏ cho một gia đình bán hàng mây tre. Hàng ngày, ông cặm cụi đến tận nửa đêm. Nhờ sự khéo tay, tính cẩn thận nên hàng ông làm ra được chủ thuê và khách hàng rất thích.

http://www.tapchilamdep.com/images/news/content_images/year2009/month8/2408091251027226-ba-oi-con-da-hieu-2.jpg
Hôm nay, ông nhận được tiền công. Ông mua một chiếc bánh bao rất to. Suốt chặng đường về, ông háo hức khi nghĩ tới lúc trông thấy con trai ăn cái bánh thật ngon lành.

Ông vừa lóe ra ý tưởng táo bạo, rằng một ngày nào đó không xa ông sẽ có tiền mở một cửa hàng hay nhà máy xuất khẩu hàng mây tre đan, do chính tay ông và những người bạn khéo tay của ông làm nên. Vừa đi ông vừa huýt sáo.

Đột nhiên từ đâu một chiếc xe máy lao nhanh, đâm sầm vào ông. Chiếc túi xách cũ nát bị hất tung lên trời. Ông bị đẩy, bắn xa cả trăm mét và rồi nằm sóng soài trên nền đất. Mắt ông đờ đờ, môi ông chúm chím như thể vẫn đang huýt sáo. Bàn tay nắm chặt chiếc bánh bao mà ông đang định tặng con, điều bất ngờ nho nhỏ. Chiếc túi xách rơi xuống, miếng bánh mì thừa lúc chiều ông nhặt được văng vào góc vỉa hè.

Mọi người xúm đông, xúm đỏ xung quanh ông già. Khó khăn lắm ông mới thều thào được một câu:

- Nói với con tôi là tôi rất yêu nó.

Ông chỉ kịp dúi chiếc bánh bao vào tay người ở gần ông nhất rồi lịm đi. Người ta tìm thấy trong chiếc rương gỗ của ông có một chiếc hộp nhỏ. Nếu không nói ra, khó ai có thể ngờ được bên trong là hơn 20 triệu đồng. Ông đã tiết kiệm, chắt chiu nhiều năm để dành dụm cho con. Đứa con trai vẫn nghịch đồ chơi siêu nhân cha làm cho nó.

Thỉnh thoảng nó bật cười khanh khách. Nó chạy xung quanh mọi người, rất ngạc nhiên khi thấy ai đó khóc. Nó cũng chẳng hề quan tâm, người đàn ông nằm trong cỗ quan tài kia là ai. Nó ngó vào nhìn rồi chạy đi, lúc sau nó lại chạy vào lay lay người ấy rủ chơi cùng.

Thật kỳ lạ, bất chợt nó mếu máo gọi:

- Cha ơi!

Nó khóc thật to, không ai dỗ nổi. Người ta mặc áo tang vào cho nó, đưa nó chiếc gậy và chỉ nó cách đi theo tục lệ. Nó làm như cái máy. Dường như trên bức di ảnh, người cha đang mỉm cười. Ông vui vì giờ đây con ông đã được đưa vào nhà tình thương dành cho trẻ em mồ côi chứ không phải một thân một mình khi ông đi xa. Linh hồn người cha tội nghiệp hòa cùng khói trầm đang ngào ngạt tỏa ra, bay lên không trung.

love_drunk Tại 23-5-2012 20:46:10

ĐIỂM 8

Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thọai từ những câu mà thầy giáo nhận xét là "què, cụt, thiếu sức thuyết phục…". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác khiến tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Vào giờ này, cả lớp đứa nào cũng hồi hộp đến thót tim khi xấp bài trên tay thầy giáo đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.
http://baohatinh.vn/img/6/t6546.jpg
Hôm nay, như thường lệ, thầy giáo mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra "Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em", thầy giáo đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đọan nào đó bị thầy chê đơn điệu chúng tôi thường chống chế " Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp nhau được".
Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như "Đi một ngày đàng học một sàng khôn vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa"… Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.
Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn… Có khi bài trước mới được 6 điểm với lời phê "Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn" thì bài sau nhận ngay điểm 4 với lời phê "Qúa lan man dông dài"! Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa. Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác gỉa bài văn trên tay thầy.
Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngỏanh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ửng.
Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8. Phải, điểm 8! Chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sóng mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy giáo trầm trầm:" Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngòai việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là ba má đọc cho em viết.."
http://cdn.gocsuyngam.com/wp-content/uploads/2011/01/quenha.gif
Thầy giáo ngừng đọc, nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Chuyện lạ. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy giáo.
"Con iu thương của ba chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không cã nhà nhớ con nhìu lắm cố học nge con chừn nào mùa màn song ba má xẽ ra thăm con"
Lá thư không chấm không phẩy, vỏn vẹn 45 chữ.
Khi thầy giáo quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư của một người cha vốn chỉ quen cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.
- Nguyên Hương -
P.s: Oa, hic....:'(

love_drunk Tại 23-5-2012 20:54:12

Lời mở: hic, bài này drunk search thử hình toàn tai nạn xe cộ thôi, drunk sợ lắm, nên bài này drunk ko dám post hình, hic...

1 BÀI HỌC TƯỞNG NHƯ ĐÃ CŨ NHƯNG VẪN CÒN GIÁ TRỊ

"Một đoạn chat có thật với anh trai...cứ lặng đi ngồi nhìn màn hình và khóc vì 1 câu chuyện buồn...1 bài học tưởng như đã cũ nhưng vẫn còn giá trị...
Mọi người hãy dành chút thời gian đọc nó nhé!
Anh là sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội, đây là câu chuyện anh kể trong quá trình đi thực tập tại viện Việt Đức...
""...
Bình Dương: đi viện anh thấy mình ngộ ra được nhiều điều lắmBình Dương: em đi đường nhớ đội mũ bảo hiểm nháBình Dương: đội cẩn thậnBình Dương: và đừng đi quá 30km/hBình Dương: trong bất cứ hoàn cảnh nào
Bình Dương: dạo nàyBình Dương: đi Việt ĐứcBình Dương: anh hay gặpBình Dương: nhiều trường hợpBình Dương: không còn phân biệt được mắt mũi mồmBình Dương: theo đúng nghĩa đenBình Dương: nữa
Bình Dương: hôm trcBình Dương: ở Việt ĐứcBình Dương: có 1 chuyện mà anh nghĩ là anh sẽ nhớ mãiBình Dương: hoặc đơn giản là anh là người mớiBình Dương: nên hơi nhạy cảm
Bình Dương: có 1 cậuBình Dương: cũng sinh năm 92 như emBình Dương: cao ráo đẹp trai lắmBình Dương: tai nạn xe máy
Bình Dương: thế rồiBình Dương: các cô dì chú bácBình Dương: cứ đứng ngoài khóc nức nởBình Dương: kéo áo bác sĩ bảo cứu
Bình Dương: nhưng mà bọn anh biếtBình Dương: não chết rồiBình Dương: cứu thế nào được
Bình Dương: tức làBình Dương: cậu ý chỉBình Dương: đội 1 cái mũ bảo hiểmBình Dương: rẻ tiền kiểu mình hay độiBình Dương: rồi mài mặt xuống đấtBình Dương: thế là xuất huyết nãoBình Dương: máu nó chèn ép các thứBình Dương: làm não sưng phù lênBình Dương: mất chức năng -> chết nãoBình Dương: mặc dù tim vẫn đậpBình Dương: phổi vẫn thở tốt
Bình Dương: thế rồiBình Dương: lúc bác sĩ thông báoBình Dương: thế là mấy ông chú mấy ông cậuBình Dương: nước mắt cứ ứa raBình Dương: rồi ra ngoài giữ mẹ bệnh nhânBình Dương: ko cho vào
Bình Dương: còn có mỗi ông bố đứng trong đấyBình Dương: bác ý ko khóc đượcBình Dương: chỉ có đứng nắm tay thằng conBình Dương: nhìn nóBình Dương: 1 lúc
Bình Dương: rồi vả vả nó vào miệng mấy cái nhẹ nhẹBình Dương: bác ý nói với nóBình Dương: ""dậy đi con""Bình Dương: ""dậy đi về với bố""
Bình Dương: rồi bác ý quay ra nói với anhBình Dương: thế nó không dậy nữa à ?Bình Dương: rồi bác ý đứng dựa tườngBình Dương: chẳng nói gì nữaBình Dương: rồi họ đưa thằng bé về
Bình Dương: chẹpBình Dương: h kể lại chẳng thấy hay gì cảBình Dương: cơ mà lúc đứng đấyBình Dương: cảm giác nó đau xót lắm em ạ
Bình Dương: anh thấyBình Dương: cuộc sống thật là mong manhBình Dương: hôm nay khoẻ mạnh thế nàyBình Dương: mà chẳng biết mai thế nào
Bình Dương: nên là mình giờ hay tự vấnBình Dương: mình đã sống cho thật tốt chưaBình Dương: để mà mai có vấn đề gìBình Dương: liệu mình có ân hận koBình Dương: khá là day dứt
Bình Dương: thế là từ hôm đấy đến hôm nayBình Dương: anh ko dám phóng xe máy quá 30km/hBình Dương: người chết thì an lànhBình Dương: chỉ day dứt người sống
Bình Dương: bác ý còn bảoBình Dương: "thế đấy cháu ạ"Bình Dương: "nuôi con 21 năm, hôm nay nó xin đi chơi với bạn"Bình Dương: "thế mà nó không về nữa cháu ạ"
Bình Dương: anh lấy ống ngheBình Dương: đưa cho bác ýBình Dương: bảo bác ý nghe tim nó lần cuốiBình Dương: nhưng bác ý ko muốn nghe
Bình Dương: từ hồi đi viện đến giờBình Dương: anh gặp 4-5 ca tử vong rồiBình Dương: nhưng chưa ca nào làm anh thấy suy nghĩ như thế
Bình Dương: cả đời cứ bươn chải tiền bạc bán rẻ sức khoẻBình Dương: rồi tiền có cứu được ko ?
Bình Dương: trước cái chếtBình Dương: mọi thứ vô nghĩa lắm
Bình Dương: anh cũng nhận raBình Dương: những lúc như thếBình Dương: không thấy đám bạn đâu
Bình Dương: quanh mìnhBình Dương: chỉ có gia đìnhBình Dương: + 1 vài thằng sinh viên Y
Bình Dương: cũng chẳng thấy bóng dáng người yêu đâuBình Dương: chắc không đến kịpBình Dương: hoặc sợ quá không đến
Bình Dương: vậy mình có dành thời gian cho gia đình xứng đáng với điều đó ko ?Bình Dương: anh cũng suy nghĩ về chuyện đó
....""
Vậy còn bạn, bạn có suy nghĩ về điều đó không?
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: ........!!