TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢNNgày24 tháng 2 năm 1848, C.Mác và Ph.Ăng-ghen chính thức công bố trước toànthế giới Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do các ông soạn thảo bởi sự ủynhiệm của Đồng minh những người cộng sản. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảngiữ vị trí đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác -Lê-nin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành về cơbản lý luận của Chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học,kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học.
http://image.qdnd.vn/Upload//phucthang/2010/2/24/240210Thang05.jpg
Tuyênngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam cho hànhđộng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là ngọn cờ dẫn dắtgiai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộcđấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp và giải phóng con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản.
Tuyên ngôn là cương lĩnh đầu tiên đặt ra mục tiêu, chỉ rõ lựclượng, điều kiện và phương thức đấu tranh nhằm giải phóng triệt để giaicấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc thoát khỏi mọi áp bức,bóc lột và nô dịch, đưa con người đến cuộc sống tự do, hạnh phúc và pháttriển toàn diện. Với ý nghĩa lớn lao đó, V.I.Lê-nin khẳng định: “Cuốnsách mỏng ấy có giá trị bằng hàng bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờvẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấutrong thế giới văn minh”. Pháthiện và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trongnhững cống hiến vĩ đại của C.Mác, là một giá trị to lớn trong Tuyên ngôncủa Đảng Cộng sản.
Tuyên ngôn đã luận chứng một cách có cơ sở khoa học,đầy thuyết phục về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân; chỉrõ sứ mệnh lịch sử thế giới đó là do chính địa vị kinh tế - xã hội củagiai cấp công nhân trong xã hội quy định. Trong Tuyên ngôn, C.Mác vàPh.Ăng-ghen chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập vớigiai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cáchmạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự pháttriển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bảnthân nền đại công nghiệp”. Và khẳng định: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sảnvà sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.
Trảiqua mọi thử thách trong 162 năm qua, phong trào cộng sản và công nhânquốc tế đã có nhiều biến đổi, có nhiều vấn đề rất mới đặt ra cần phảigiải quyết, nhưng những nguyên lý mà C.Mác và Ph.Ăng-ghen trình bàytrong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn còn giá trị và nóng hổi tính thờisự. Chủ nghĩa Mác không hề lỗi thời, vẫn là cơ sở khoa học, phương phápluận cho việc luận giải các vấn đề thời đại; tiếp tục là kim chỉ nam,là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giớitrên con đường đi tới tương lai xã hội chủ nghĩa.
Hiệnnay, có không ít những luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công, phủnhận giá trị của Tuyên ngôn, đòi thay thế chủ nghĩa Mác - Lê-nin; nhữnglý thuyết hoài nghi, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nởrộ ở nhiều nơi. Người ta cố tình lập luận: C.Mác đã gắn cho giai cấpcông nhân cái sứ mệnh mà nó không có bởi vì ông thương đó là giai cấpnghèo khổ; rằng, chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất, trở thành “chủnghĩa tư bản nhân dân”, không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuênữa; rằng, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột, địa vịcủa họ đã thay đổi căn bản, cho nên không còn sứ mệnh lịch sử nữa?!...
Thực chất đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị và bóc lột của giai cấptư sản, cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận vaitrò lịch sử khách quan của giai cấp công nhân. Mặc dùcó những thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn trong các thập kỷgần đây, nhưng trong lòng thế giới tư bản hiện đại, mâu thuẫn vốn cógiữa lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độchiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất không những vẫntồn tại, mà có mặt còn sâu sắc hơn và lan ra phạm vi rộng hơn. “Chủnghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ,thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có”.
Trongđiều kiện mới, cho dù chủ nghĩa tư bản có thay đổi, thích nghi và pháttriển như thế nào, nhưng bản chất bóc lột, phản động của nó vẫn khôngthay đổi. Không những thế, sự bóc lột và bản chất phản động đang đượcchủ nghĩa tư bản ra sức mở rộng đến các nước đang phát triển bằng cáchình thức nô dịch và chủ nghĩa cường quyền mới về chính trị, kinh tế vàcả quân sự. Dù có thể tận dụng những thành tựu cách mạng khoa học côngnghệ hiện đại để phát triển, nhưng chủ nghĩa tư bản không thể thíchnghi mãi được, dẫu nó đang cố gò lực lượng sản xuất trong khuôn khổchật hẹp của quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu 2008-2009 đã nói lên những hạn chế của chủ nghĩa tự dokinh tế, những mâu thuẫn không thể khắc phục và giới hạn của chủ nghĩatư bản hiện đại. “Giaicấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, mà nó còn tạora những người sử dụng vũ khí ấy-những công nhân hiện đại, những ngườivô sản”. Luận điểm nổi tiếng này trong Tuyên ngôn càng trở nên có ýnghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
Chủ nghĩa tư bản điều chỉnh là làmcái việc rèn giũa “vũ khí sẽ giết mình” thêm sắc nhọn hơn; những ngườiđào huyệt chôn nó-giai cấp công nhân-càng nhận thức rõ hơn sứ mệnh lịchsử của mình là loại bỏ chủ nghĩa tư bản ra khỏi đời sống xã hội, xâydựng chủ nghĩa cộng sản văn minh, xác định rõ hơn con đường, biện phápđể thực hiện sứ mệnh lịch sử vĩ đại đó. Ngày nay, giai cấp công nhân Việt Namđã có nhiều thay đổi và phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu vàđịa vị lịch sử, vai trò trong xã hội. Dù còn nhiều hạn chế, nhưng giaicấp công nhân Việt Namthông qua chính Đảng của mình vẫn là giai cấp duy nhất lãnh đạo cáchmạng, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Vai tròlãnh đạo, bản chất cách mạng và tính tiền phong của giai cấp công nhânkhông hề thay đổi. Những tư tưởng của Tuyên ngôn về sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân, cùng với thực tiễn lãnh đạo cách mạng hơn 8 thập kỷqua là cơ sở cho phép chúng ta khẳng định và tin tưởng vào vai trò và sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
Nhậnthức rõ vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương lần thứ sáu Khoá X của Đảng xác định: Chú trọng xây dựng giaicấp công nhân thực sự xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là giaicấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đầu trongsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là nòng cốt trong liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dướisự lãnh đạo của Đảng.
Phải xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, pháttriển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầuphát triển đất nước là cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Xây dựng giai cấp công nhân ngày càng được trí thức hoá, có khả năngtiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điềukiện phát triển kinh tế tri thức; có tác phong công nghiệp và kỷ luậtlao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tếquốc tế.
PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng
trang:
[1]