BÀI 4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)
BÀI 4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)I.Kiến thức cơ bản:
Câu 1:Anh(chi) hãy trình bày ngắn gọnhoàn cảnh ra đời và mục đích chính của văn kiện Tuyên ngôn độc lập củaChủ tịch Hồ Chí Minh?
Gợi ý:
* Hoàn cảnh ra đời:
- Trên thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kếtthúc; Hồng quân liên xô đã tấn công vào tận sào huyệt của Phát xít Đức. ởphương Đông, PX Nhật đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh.
- Trong nước: Cách mạng tháng 8/1945 thành công; Chủtịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội; tại số nhà 48 phố HàngNgang trong gia đình ông bà Nguyễn Văn Bô yêu nước, Bác đã soạn thảobản tuyên ngôn này và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Đây là thời điểm vô cùng khó khăn. Bọn đế quốc thực dân đangchuẩn bị chiếm lại nước ta. Quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc tiến vàotừ phía Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam,đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: ĐôngDương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầuhàng, vậy Đông Dương đương nhiên thuộc về người Pháp -> bản tuyên ngôn ra đời trong âm mưu trắng trợn của thực dân Pháp.
Mặt khác, bản tuyên ngôn ra đời trong sự khao khát của 25triệu đồng bào và lòng yêu nước cháy bỏng, lý tưởng cao cả của Hồ ChíMinh.
* Mục đích sáng tác:
+ Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về sự ra đờicủa nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, khẳng định chính thức quyền tự dođộc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta.
+ Tuyên bố chấm dứt và xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi , mọi vănbản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiếntrên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây rađối với nhân dân ta trong suốt 80 năm.
+ Tuyên bố về quyền được hưởng tự do độc lập và khẳng địnhquyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam.
+ Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị dư luận tái chiếm Việt Nam.
Câu 2: Trình bày sự hiểu biết ngắn gọn của mình về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?
Gợi ý:
a) Giá trị lịch sử: Xét ở góc độ lịch sử, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên tranh đấu xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do; đồng thời ngăn chặn và cảnh cáo âm mưu xâm lược của Pháp và Mĩ.
b) Giá trị tư tưởng: Xét trong mèi quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại ë thế kỉ XX, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự đo.Cả hai phẩm chất này của tác phẩm cần phải được coi như một đóng gópriêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưutư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạocủa nhân loại trong thế kỉ XX: Đây là lí do vì sao Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) lại tấn phong Hồ Chí Minhlà anh hùng giải phóng dân tộc và tạp chí Time xếp Hồ Chí Minh là mộttrong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX.
c) Giá trị nghệ thuật: Xét ở bình diện văn chương, Tuyên ngôn Độc lập là mộtbài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằngchứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
Câu 3: Anh(chị) hãy trình bày bố cục và cách lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập?
Gợi ý:
- Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập:
+ Đoạn l (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập.
+ Đoạn 2 (từ Thế mà đến d©n chñ cénghoµ): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử:nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủCộng hoà.
+ Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Tìm hiểu lập luận của bản Tuyên ngôn Độc lập:
Thể tuyên ngôn thường có bố cục baphần: mở đầu nêu nguyên lí chung, sau đó chứng minh cho nguyên lí đó vàcuối cùng là phần tuyên ng«n.
+ Phần mở đầu nêu nguyên lí mang tínhphổ quát: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyềnđược sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây cũng là luận diềmxuất phát, coi độc lập, tự đo, bình đẳng là những thành tựu lớn của tưtưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp củanhiều dân tộc.
+ Phần thứ hai: Qua thực tế lịch sử hơn80 năm đô hộ nước ta của thực dân Pháp, tác giả chứng minh nguyên lítrên đã bị bọn thực dân Pháp phản bội, chà đạp lên những thành tựu về tưtưởng và văn minh nhân loại như thế nào.
+ Phần kết luận: Tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc.
Câu 4:Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện qua Tuyên ngôn độc lập?
- Văn phong của HCM trong bản Tuyên ngôn độc lập rất đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết phục
- Cách lậpluận chặt chẽ: dẫn trích mở đÇubằng lời văn trong haibản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyềncủa Pháp (1791 ) làm cơ sở pháp lí. Dùng thủ pháp tranh luận theo lối:“gậy ông đập lưng ông”, lập luận theo lôgíc tam đoạn luận.
- Bằng chứng hùng hồn, không ai chối cãi được. (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hoá )
- Ngòi bút chính luận vừa hùng biện vừa trữ tình, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt.
- Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đánglà tác phẩm văn chương đích thực, có thể xem là áng thiên cổ hùng văncủa thời đại mới.
Câu 5: Vì sao Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được coi là áng văn chính luận mẫu mực?
* Nội dung tư tưởng:
- Là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm đã khẳng địnhmạnh mẽ quyền độc lập tự do của con người, nêu cao truyền thống yêunước, truyền thống nhân đạo của dân tộc VN. Tư tưởng ấy phù hợp với tưtưởng, tuyên ngôn của các cuộc cách mạng lớn trên thế giới (Pháp và Mĩ)đồng thời góp phần làm phong phú thêm lý tưởng của cách mạng thế giới.
- Bác đã đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước để tiếp cậnchân lý của thời đại qua lập luận suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trênthế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyềnsung sướng và quyền tự do.”
- Bác đã đứng trên quyền lợi của dân tộc để kể tội thực dân Pháp.
* Nghệ thuật
- Nó thuyết người đọc bằng những lý lẽ đanh thép, những chứng cứ không ai chỗi cãi được.
- Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ lập luận sắc bản, giàu sức thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm người đọc
- Văn phong giản dị, ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh
- Giọng văn hùng hồn, đanh thép có sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm
trang:
[1]