nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:54:23

TLV Số 7 lớp 9

* đề 1hân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương

DÀN Ý:
I/ MỞ BÀI:
_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
_ Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:


Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…
….. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Tháng 4/1976 )

_ Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)
KHỔ 1:
_ Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:


Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…

_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:


Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:


“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )

_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.

KHỔ 2:
_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:


Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

_ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật
_ Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Trong tâm hồn Bác ngời sáng một vầng hào quang rực rỡ như nguồn sáng của mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, vạn vật. Đó cũng chính là vầng hào quang chói lọi của lí tưởng cách mạng mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
_ Trong trái tim của Bác còn tỏa sáng tình yêu thương nồng ấm, thiết tha đối với dân tộc và đất nước. Nhu nhà thơ Tố Hữu đã viết:


“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”

_ Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:


Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.

KHỔ 3:


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:


Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm để ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia. Hình ảnh Bác vẫn mãi soi sáng, sát cánh cùng non sông đất nước, trong tâm hồn dân tộc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, Viễn Phương nghe mà “nhói ở trong tim”. Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đii một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu. Cảm xúc ấy dường như đã len lỏi vào từng câu từng chữ, khiến người đọc cũng không khỏi nghẹn ngào.

KHỔ 4:
_ Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết:


Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Hình ảnh chứa chan cảm xúc “thương trào nước mắt” diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhà thơ lưu luyến, nhớ thương, xúc động, nghẹn ngào, không muốn rời xa người cha già kính yêu
_ Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình:


Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

_ Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước anh linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con của Bác.
_ Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.

III/ KẾT BÀI:
_ Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc… đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
_ Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt.
_ Là những HS còn ngồi trong ghế nhà trường, là thế hệ tương lai tiếp bước cha ông, chúng em sẽ nguyện cố gắng thật nhiều, trong học tập lẫn rèn luyện đạo đức, để thực hiện được ước mong của Bác Hồ kính yêu:

“Tuổi xanh vững bước lên phơi phới
Đi tới như lòng Bác hằng mong".

nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:54:53

* đề 2: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.
Em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình


“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao...)
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm...) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích... vv

nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:55:18

* đề 3 : phân tích bài thơ " nói với con' của Y Phương

đây là đoạn tam sự của nhà thơ y phương
Chắc chắn giúp ta hiểu thêm nhiều về bài thơ nói với con
Đến gặp nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ “Nói với con” (SGK lớp 9) tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại ông nói:“nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.”

* Đó là lúctôi dường như không biết lấy gì để vịn!

Sốngtrên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.
Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự **c đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

"Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô..."

Bài thơ 28 câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.
Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình.

* Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ

Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày.


Nhà thơ Y Phương
Có lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói với con” để làm bài thi môn văn. Và cậu ấy đã đỗ thủ khoa. Một số giáo viên ở trường chuyên ở các tỉnh, cũng đích thân tới tận nhà gặp và hỏi trực tiếp tôi về bài thơ “Nói với con”.
Bài thơ mà mọi người hay băn khoăn thắc mắc nhất là hai câu: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” nghĩa là sao? Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém.

Câu chuyện với nhà thơ người Tày Y Phương tưởng như không thể dứt ra được. Từ chuyện ông ước mơ đi học các phép thuật để làm thầy tào; chuyện ông đi “buôn lậu” đến những quan niệm của ông về làm thơ. Mời các bạn đón đọc kỳ sau.

nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:56:04

* đề 4 : Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ mây và sóng của Ta-go


Ta go là nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ Ông là người châu Á đầu tiên được giải nô ben văn học . Gia tài ông để lại vô cùng đồ sộ và phong phú . Trong đó bài thơ mây và sóng được xem là 1 kiệt tác được in bằng tiếng anh trong tập in măng non.
Bài thơ gồm có 2 phần đó là rủ rê em bé sống trên mây và rủ rê em bé sống trên sóng . Qua đó thể hiện được vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
Đây là bài thơ trữ tình nó như 1 khúc hát đồng dao và qua đây ta bát gặp câu chuyện kể của em bé đối với mẹ về người trên mây và người trên sóng đã mời mọc rủ rê em bé đi chơi

Trước hết là lời của người trên mây : “ bọn tờ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà . Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vần trăng bạc “
Tác giả hình dung ra em bé ngước mặt lên bầu trời cao và em bé lắng nghe lời nói trên 9 tầng mây cao vời vợi ấy . Mây đã được nhân hóa ta tưởng tượng ra lời nói rủ rê mời mọc rất thân tình . Và mây đã trờ thành đối tượng giao tiếp lúc này . Lời rủ của mây hết sức là hấp dẫn “được chơi từ sáng sơm cho đến chiều tà . Lời rủ quá lôi cuốn khiên cho cậu bé phải hỏi lại : Nhưng làm thế nào mình lên đó đươc ! Người sống trên mây đã bày vẽ em bé hãy đi đến tận cùng của thế giới . đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên 9 tầng mây . Chúng ta gặp cả 1 bức tranh thiên nhiên đẹp nào là bình minh vàng trăng bạc, là nơi tận cùng trái đất . Đưa tay lên sẽ có người nhấc bổng lên 9 tầng mây . Qua bức tranh này chúng ta cảm nhận được cả 1 không gian bao la của trời cao đối với trẻ thơ . Ko gian ấy là thế giới thần tiên thường chỉ gặp trong truyện cổ tích hay nó chỉ ở trong mơ của trẻ thơ . Lời rủ đầy hấp dẫn của mây có phải chăng là ước muốn của trẻ em được đi đến tận cùng trái đất được bay bổng lên trời được khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn . Qua những vần thơ ta thấy Tago phải là nhà thơ rất yêu thiên nhiên rất yêu trẻ em và có tâm hồn rất trẻ thì mới thể hiện được những ước mơ diệu kì đến như vậy. Thơ tago là bài ca về tình nhân ái thể hiện khát vọng hạnh phúc tự do Không chỉ có vậy em bé không chỉ có ước mơ được bay lên tận cùng trái đất mà muốn chu du khắp dại dương Lời rủ của người sống trên song còn hấp dẫn hơn : Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào “ Ta hình dung em bé đang đứng trước bờ biển đại dương .với em bé là vô cung bao là vô tận
Cho nên em bé đã hỏi làm thế nào mình ra ngoài ấy được . Đại dương đã trả lời “ hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi . Chúng ta lại thấy cả 1 thế giới cổ tích đầy hấp dẫn. Đứng ngoài biển nhắm mặt lại thì sóng sẽ nâng đi Tago dẫn chúng ta bước vào thế giới cổ tích thế giới của thiên nhiên đây kì lạ Và ta thấy được sự giao cảm của tâm hồn trẻ thơ với bức tranh thiên nhiên . Ko chỉ cả trời rộn rã còn có đại dương mêng mông Tất cả đều hấp dẫn và ta tưởng tượng rằng em bé sẽ quên tất cả sau lưng mình và đi theo người sống trên mây người sống trên song Thế nhưng làm sao có thể rời mẹ mà đi được Mẹ đã níu chân em ở lại bằng “ buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được “ Thế giới thiên nhiên bí ẩn hấp dẫn thật đấy ! nhưng còn 1 thứ hấp dẫn hơn nữa là mẹ . Chúng ta thấy thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn nhưng vẫn không bằng thế giới tình mẹ con . Để từ đó trong bài thơ Mây và sóng Ta go dẫn chúng ta đến giấc mơ tuyệt vời của tuổi thơ đó là sự sáng tạo trong trò chơi của em bé. Trước hết con là mây và mẹ sẽ là trăng . Con là sóng mẹ sẽ là bến bờ kì lạ . Cái độc đáo trong trò chơi này là có mây là có trăng . Trăng và mây chung 1 bầu trời . Mây và trăng luôn kề cận bên nhau . Có sóng là có bờ sóng vỗ về vào bờ như mẹ vỗ về con vào lòng mẹ . Em bé gọi đây là trò chơi nhưng thật ra không phải là trò chơi đây chính là tình cảm của con đối với mẹ , ước mơ được ôm ấp trong lòng mẹ và mẹ không bao giờ rời xa

Cả bài thơ cho ta thấy sự giao cảm thần tiên của em bé với thiên nhiên tuyệt đẹp Cả bài thơ ta thấy được bức tranh về thiên nhiên . Cả bài thơ ta thấy được sự sáng tạo của em bé trong trò chơi để vừa được chơi vừa được gần mẹ . Từ vẻ đẹp mộng mơ ấy bài thơ đã có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc Trước hết là tác giả đã ca ngợi tình mẹ bao la vĩ đại . Nét độc đáo thứ 2 là Tago đã dẫn ta đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu với tuổi thơ

nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:56:22

* đề 5 : Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật .

Phân tích đoạn thơ:
“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………….
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt cúa nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh nhửng đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Xúc động trước hiện thực lớn lao đó cũa đồng đội. Phạm Tiến Duật đã sáng tác “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước :

“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………….
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Tìm hiểu bài thơ và đặc biệt ba đoạn thơ trên ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp kỳ diệu của thơ ca Việt Nam thời chống mỹ cứu nước.
Mở đầu bài thơ tác giả viết :

“ Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"

Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.
Đoàn xe không kính ngày càng ra đi xa. Càng đi sâu vào chiến trường. Khổ thơ tiếp theo nói tới sinh hoạt trên đường của họ :

“ Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời
…………
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm “

Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh[”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cững chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa …
Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …
` Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói bình thường. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn:

“ Không có kính rồi xe không có đèn
………..
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam.” Vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim.” Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường,giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim co người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc, tình thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới đích ? Và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng ngưới đọcvề một chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là co người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niền lạc quan và mọi niền tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng. Nó là “con mắt của thơ” bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hìng tường nhân vật trong thơ. Bài thơ được khép lài mà âm hưởng của nó như vẫn vang xa chính là nhờ câu thơ ấy.
Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đõa để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cám ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn.
:@:@:@

nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:56:53

* đề 6 : "Bếp Lửa " ( nhớ có nhìu thui thông cảm )


Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nc.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chàu thương bà biết mấy nắng mưa"
Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" ko chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.
"Lên 4 tuổi....
...còn cay !"
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thừong sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngưạ gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất v gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại" khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. "Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ BV có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật. giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.
"Tám năm ròng....
...trên những cánh đồng xa."
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuệyn cỏ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu tròng hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tươbg đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẽ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, BV wả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" đc lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" són đôi gợi sắc đêịu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc laòi chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà ko đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nõi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thưong yêu, xót xa của nhà thơ trc nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm kháng chiến.
"Năm giặc ...
.... bình yên!".
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền cững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu, mênh mông. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. "Bố ở chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ." Gian khổ, thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa đc yên lòng. Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo biết bao.
"Rồi sớm rồi chiều....
...dai dẳng."
Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh "bếp lửa" đã chuyển thành "ngọn lửa" trong ý nghĩ tượng trưng, khái quát. "Bếp lửa" với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng, trường tồn.

Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trường thành đối với người bà trong hiện tại.
"Lận đận ....
....bếp lửa!"
Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của bà vẫn "ấp iu nồng đượm" nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. "Nhóm niềm yêu thương" có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống. Âm đệiu trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ.

Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình.
"Giờ cháu đã ....
....bếp lửa lên chưa?..."
Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy "khói trăm tàu" , "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả". Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc (tui chưa bị ám:33. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc.

"Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
:@:@:@

nguyen_nam Tại 28-7-2012 13:57:27

* đề 7 :" Ánh Trăng " ( hok nhớ đề)

Có nhiều tác phẩm vừa mới được ra đời đã bị chết yểu . Có nhiều tác phẩm gây dư luận xôn xoan 1 thời rồi bị độc giả quên lãng cùng thời gian . Nhưng cũng có những bài thơ , truyện ngắn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc . Và bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy chính là tiêu biểu cho điều đó
Tác phẩm ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí inh , 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng . Bài thơ như 1 lời tâm sự chân thành : Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ , với những ngày kháng chiến gian khổ . Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên bởi nó là 1 vật kỷ niệm thiêng liêng , Nó đem lại anh sáng xua tan đêm tối . Nó là tri kỉ . Và khổ thơ đầu hiện lên nhằm khắc họa điều đó
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sống và với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên 1 không giản bao la : với đồng với sông và với bể . Trăng rất gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu . Trăng gần với đồng ruộng găn với sông xanh biển cả . Dù ở đâu đi đâu trăng cũng cạnh bên Nhưng phải đến khi chiến tranh loạn lạc . Rừng trở thành nơi tập kích , trốn trú ngụ khỏi quân thù thì mới nhận ra rằng cái vai trò lớn lao của vầng trăng ấy . Trăng đã soi sáng đường ta đi . Vầng trăng đã thành tri kỉ . Thành đôi bạn không thể thiêu nhau . Trang chia ngọt sẻ bùi trăng đồng cam cộng khổ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Khổ thơ thứ 2 như 1 lời nhắc nhỏ của tác giả về những năm tháng giang lao đã qua của cuocọ đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước , bình dị , hiền hậu . 1 vần lưng đã xuất hiện 1 ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của cá anh " trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ " . Trăng có vẻ vô cùng bình dị . 1 vẻ đẹp thấm nhuần chất nhân văn . Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên , trăng đã hóa vào thiên nhiên , hòa vào cây cỏ . Vầng trăng chính là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy , đã trở thành " vầng trăng tri kỉ " " vầng trăng tình nghĩa " ngỡ không bao giờ quên . Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự nhủ là mình đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó ...
Từ hồi về thành phố
Quen anh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Trước giây tác giả sống gần gũi với thiên nhiên , với sống với bể với rừng . Bây giờ thơi gian dần trôi , môi trương sống thay đổi nên lòng người đã đổi thay . Tác giả đã quen với cái nếp sống " thành phố" ấy . Quen cái " anh điện cửa gương " cũng như đã quen sống trong 1 cuộc sống đầy đủ tiện nghi và vật chất .... Cho nên dần dần cái vầng trăng ngày nào đã bị niềm vui hưởng thụ cuộc sống sung túc che khuất mất . Đúng như vậy vầng trăng tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình đồng chi được hình thành trong những năm tháng chiến tranh . Nhưng giờ đây hòa bình lập lại lòng người đổi thay là chuyện thường tình . Bởi thế người đời thường nhắc nhau
Ngọt bùi nhớ nhé đắng cay
Nhưng bây giờ vầng trăng không còn chiếm giữ vị trí nào trong tim tác giả nữa. Bằng biện pháp nhân hóa vầng trăng " vầng trăng đi qua ngõ " làm nỗi bật lên điều đó . Hằng đêm trăng vẫn cứ đi . Vẫn mang chút anh sáng nhỏ nhoi vào bầu trời đêm tối . Vậy mà tác giả đã bị cuộc sống xa hoa làm mờ mắt . Không còn nhớ đến trăng nữa .Giọng thơ như giãi bày tâm sự lúc trước , nhà thơ tự trò chuyện với mình . Chất trữ tình cảu thơ ca trờ nên sâu lắng chân thành . Rồi bất chợt duyên số đến . Tác giả đã gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa
Thình lình đen điện tắt
Phòng buyndinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ , cái khoánh khắc ấy giây phút ấy ... tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp của vầng trăng . Tác giã đã quen với đèn điện cửa gương rồi . Nhưng ko ngờ bây giờ còn gặp lại ánh sáng của vầng trăng . Bào kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả rưng rưng nứoc mắt
Ngữa mặt lên nhin mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Một cái nhìn đầy áy náy thật xót xa . Trăng chẳng nói chằng trách gi mà sao người lình cảm thấy có cái gì rưng rưng , cảm giác xúc động , nước mắt đang ứa ra . Sắp khóc . Khóc đi để giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản , vững tâm lại , cái tốt lành sẽ hé lộ . Bào kri niệm đẹp 1 đời người ùa về trong tâm tri, tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên với quê hương đất nước . Với câu trúc thơ song hành , điệp từ như, biện pháp tu từ so sánh cho thấy ngòi bút của nguyên du thật tài hòa " như là đồng là bể như là sông là rừng" Đoạn thơ này hay ở chỗ chất bộc bạch thật chân thành , ở tình biểu cảm , ở tính hình tượng và hàm súc , từ ngô ngữ hình ảnh giản dị đi vào lòng người , khắc sâu điều nàh thơ muốn tâm sự với chúng ta 1 cách nhẹ nhànng mà thắm thia
Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí
Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua . Con người sẽ gia đi nhưng vầng trăng là bất tử . Trăng vẫn cứ vậy không chút đổi thay . Trăng cũng giống như trái đất bao la nay . Vầng trăng vẫn cứ tròn , tròn 1 cách tự nhiên , tròn như quả đất " chúng mình " , tròn vành vạnh . Đó chỉ là nghĩa thực . Ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa , những tư tưởng thật thầm nhuầm chất nhân văn . Tác giả đã gởi hàm ý vào câu thơ giản dị , gần gũi ấy . tác giả đã nói lên đức tính cao thượng của vầng trăng . Dù lòng người có đổi thay , dù ai có bạc tình bạc nghĩa , không ghi nhớ đến công lao của vầng trăng " Nhưng vầng trăng sẽ không màng đến , sẽ khoan dung độ lượng bỏ qua tất cả . Theo ta nghĩ quan niệm của vầng trăng và của Lục Vân Tiên cũng có điểm tương đồng :
làm ơn há dễ trông người trả ơn
Rồi còn như ông ngư nữa
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Lục vân tiên từng cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp Phong Lai , chàng cướp chỉ vì " thấy chuyện bất bình chẳng tha " chớ không có lợi lộc gì cả. Chàng chỉ là 1 người thư sinh nho nhã vậy mà vẫn không cầm lòng trước truyện bất bình . Ông ngư thì gia cảnh nghèo khổ, khó khăn , vậy mà khi gặp Vân Tiên sa cơ vẫn ra sức cứu giúp , cho dù thân thể vân tiên như " trai mùi trên cây " . Cả 3 hình tượng ấy đều giống nhau . Đều ra sức giúp ích cho đời để cuối cùng không mang lại lợi lộc gì . Nhưng riêng với ánh trăng thi khác . Trăng sẽ mãi mãi chung thủy , không bao giờ đổi thay . Du lòng người thây đổi thì trăng vẫn vây . Trăng sẽ không chấp người vô tình , sẽ im phăng phắc ... hành động đó , cử chỉ đó là 1 nghĩa cử cao đẹp . Nó sẽ là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo . Nhưng chính điều đó đã làm cho người lính từng quên đi vầng trăng đó, từng sa cơ vào lối sống phồn hoa nơi đô thị , từng quên 1 thời gắn bó chia ngọt sẻ bùi phải " giật mình " . Giật mình vì tính chung thủy của vầng trăng , giật mình vì sự khoan dung độ lượng . Chắc hẳn người lính trẻ này sẽ có 1 bài học quý giá về đạo lí làm người . Luôn luôn ghi nhớ công ơn người đi trước và nhưng người làm ơn với mình . " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " " uông nước nhớ nguồn " . Chình là những câu tục ngữ đúc kết từ nhiều kinh nghiệm sống ấy
Ánh trăng của Nguyễn Duy là 1 thể thơ hay . Nguyễn Duy thật tài tình khi vận dụng thể thơ 5 chữ 1 cách sáng tạo tài hoa . Nếu như trong bài thơ " Tre Việt Nam " cau thơ lục bát có khi đưựoc tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng mấy thì trong bài thơ này lại có 1 nét mới . Chữ đầu của dòng thơ câu thơ không viết hoa . Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của thơi gian kỉ niệm . Phải chăng tác giả muôn đền đáp lỗi lầm của mình đối với vầng trăng quá khổ cuối của bài....


trên đây là 7 đề tlv thấy đc thì thank cho em nhe ( mất công post và tiềm kiếm trong thời jan dài )
:funk::funk::funk::funk::funk::funk::funk::funk:
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: TLV Số 7 lớp 9