pthn15 Tại 22-8-2012 21:08:12

Một số thuật ngữ về di truyền.

Hiểu rõ các thuật ngữ chuyên môn là một vấn đề rất quan trọng trong lãnhvực di truyền. Trong bài này, tôi cố gắng giải thích một số thuật ngữcơ bản mà chúng không thể thiếu trong lãnh vực di truyền của cá Betta.

DNA: tức Deoxyribonucleic acid, chất liệu di truyền bên trong mỗi vật thể sống.

Gen: một đơn vị di truyền (tức đoạn DNA) chuyển tải thông tin di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Chuỗi nhiễm sắc thể (chromosome): chuỗi liên kết các gen bên trong nhâncủa tế bào. Nhiễm sắc thể chứa DNA và protein. Tất cả nhiễm sắc thể đềutồn tại theo một một cặp.

Kiểu gen (genotype): các yếu tố di truyền của một vật thể sống, tức bộ gen.

Kiểu hình (phenotype): các đặc điểm hình thái của một vật thể sống được qui định bởi các yếu tố di truyền (gen).

Alen (allele): cũng là gen. Mỗi nhiễm sắc thể có một bản sao, tức alen của chính nó.

Đồng hợp tử (homozygous): nghĩa là một vật thể sống có hai alen giốngnhau tại một vị trí trên chuỗi nhiễm sắc thể. Đặc điểm xác định bởi genđó được xem là “thuần” (breed true).

Dị hợp tử (heterozygous): nghĩa là một vật thể sống có hai alen khác nhau tại một vị trí trên chuỗi nhiễm sắc thể.

Gen trội (dominant): trường hợp dị hợp tử, alen (hay gen) này thể hiệnra bên ngoài. Trong biểu đồ gen, những gen trội đều được thể hiện bằngchữ hoa.

Gen lặn (recessive): trường hợp dị hợp tử, alen (hay gen) này bị lấn átvà không thể hiện ra bên ngoài. Trong biểu đồ gen, những gen lặn đềuđược thể hiện bằng chữ thường.

Gen trung tính (intermediate): trường hợp dị hợp tử, alen (hay gen) nàykhông hoàn toàn bị lấn át. Bạn có thể đã từng thấy loại gen này. Ví dụnhư loại gen đuôi tưa (crown tail) và đuôi kép (double tail).

- Cá chỉ có một alen đuôi tưa (ct) (trong hầu hết mọi trường hợp) luôn có những tia vây kéo dài.
- Cá chỉ có một alen đuôi kép (dt) (trong hầu hết mọi trường hợp) luôn có vây lưng rộng và cao.

Theo tôi đó là những khái niệm cơ bản... còn đây là một ví dụ về màu tóc ở người có liên quan đến alen:

Tóc nâu là đặc điểm trội. Nhưng làm thế nào mà cha mẹ tóc nâu lại sinh ra con tóc vàng?

- Alen “tóc nâu” là gen trội được ký hiệu là "B".
- Alen “tóc vàng là gen lặn được ký hiệu là "b".

Câu trả lời như sau: nên nhớ rằng tất cả alen tồn tại theo một cặp vàcha mẹ có cặp alen dị hợp tử về màu sắc. Điều này có nghĩa là cả cha lẫnmẹ đều có gen lặn tóc vàng (“b”) bên cạnh gen trội tóc nâu (“B”), tức“Bb”. Cách tốt nhất để thể hiện điều này là sử dụng biểu đồ khung:


Ghi chú: tỷ lệ con cái của cha mẹ có gen dị hợp tử “Bb” như sau: 25%đồng hợp tử tóc nâu (“BB”), 50% dị hợp tử tóc nâu (“Bb”) và 25% đồng hợptử tóc vàng (“bb”).

Vài nguyên tắc cơ bản về kết hợp gen:
- Khi cha mẹ không có quan hệ huyết thống kết hợp với nhau thì bầy con sinh ra được gọi là F1 (tức thế hệ đầu tiên).
- Thế hệ F1 kết hợp với nhau sinh ra thế hệ F2 (tức thế hệ thứ hai).
- Thế hệ F2 kết hợp với nhau sinh ra thế hệ F3 (tức thế hệ thứ ba). Và cứ tiếp tục như thế…

Lai tạo cận huyết có thể kéo dài đến thế hệ F8 nhưng phải tuyển chọn bầycá con cực kỳ cẩn thận để tránh dị tật. Vì vậy, thỉnh thoảng chúng taphải lai xa (với cá thể không có quan hệ họ hàng) để cải thiện gen.

Khi một cá thể (thuộc bất kỳ thế hệ nào) lai xa thì bầy con được tính là thế hệ F1.

Lai cận huyết, lai tuyển chọn và lai xa
Để có thể tạo ra cá betta chất lượng tốt, nhiều nguyên tắc lai tạo khácnhau được áp dụng. Lai cận huyết, lai tuyển chọn và lai xa đóng vai tròquan trọng trong việc thiết lập một dòng cá có chất lượng.

Lai cận huyết (inbreeding): lai giữa những cá thể cùng huyết thống,thường là giữa cha x con gái, mẹ x con trai, và giữa anh em với nhau.

Lai tuyển chọn (line breeding): lai giữa những cá thể có họ hàng gần,thường là giữa bác x cháu gái và giữa anh chị em họ với nhau.

Lai xa (out crossing): lai giữa hai dòng cá không có quan hệ huyết thống.

Tác dụng của lai cận huyết?
Lai cận huyết làm gia tăng khả năng xuất hiện cặp gen đồng dạng ditruyền từ tổ tiên. Nó có xu hướng tạo ra nhiều gen đồng hợp tử. Nên nhớrằng gen của mỗi động vật đều có một cặp alen (nói một cách chính xác,có 2 alen tại mỗi vị trí trên chuỗi nhiễm sắc thể), mỗi alen lấy từ bốvà mẹ. Thật không may, chúng ta không thể chỉ chọn toàn những gen mongmuốn bởi vì gen liên kết với nhau thành nhóm…

Nên nhớ rằng, trong khi lai cận huyết để củng cố những đặc điểm mongmuốn, chúng ta cũng có thể làm thoái hoá những gen tốt và củng cố một sốgen không tốt mà chúng sẽ xuất hiện trong quá trình lai tạo.

Một ví dụ minh hoạ cho điều này là việc lai cận huyết những con chuộtthí nghiệm. Quá trình lai cận huyết loại bỏ hầu hết chuột sau từ 8 đến12thế hệ vì chúng lớn chậm và khó phát dục (bị còi). Những con sống sóttạo thành dòng chuột cận huyết phòng thí nghiệm. Những cá thể mang genđồng hợp tử này hình thành qua việc tuyển chọn ngẫu nhiên từ một cặp cáthể ban đầu.

Tại sao phải lai xa?
Theo thí nghiệm về lai cận huyết ở trên, nhìn chung lai cận huyết có thểthực hiện đến thế hệ F8. Trong hầu hết trường hợp, giai đoạn này có tỷlệ lai tạo thành công rất thấp.

Khi chúng ta áp dụng nguyên tắc này vào cá betta, lai cận huyết quá sâucó thể làm cho dòng cá của bạn xuất hiện những đặc điểm không mong muốn:cá đẹt, lớn chậm, không xung, khó sinh sản, không nhả bọt, không biếtcách cuộn lấy cá cái khi sinh sản… Đấy là lý do tại sao chúng ta cầnphải lai xa (với cá thể không có quan hệ huyết thống tức máu khoẻ mạnh)để giúp dòng cá khoẻ mạnh và chóng lớn.

Khi lựa chọn ứng viên để lai xa, nhà lai tạo luôn phải xác định ứng viênđó có các đặc điểm mong muốn hay không để cải thiện dòng cận huyết. Dĩnhiên, cũng có rủi ro khi lai xa bởi vì nhà lai tạo có thể làm hỏng dòngcá mình đã dày công lai tạo. Nhà lai tạo thường đem bầy cá lai kết hợplại với dòng cận huyết của mình. Lai xa không những bổ xung dòng máukhoẻ mạnh và cải thiện dòng cá mà còn hạn chế sự phát sinh những đặcđiểm không mong muốn.
trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: Một số thuật ngữ về di truyền.