phan tich bai tho canh ngay he
Câu 1 (lục ngôn) nói lên một cảnh sống của thi nhân. Câu thơ bìnhdị như một lời nói vui vẻ, thoải mái, hồn nhiên:“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Đằng sau vần thơ là hình ảnh một cụ già, tay cầm quạt giấy “Hài cỏ dẹp chân điđủng đỉnh – Áo bô quen cật vận xềnh xoàng” đang đi dạo mát. Lúc bấy giờ, ỨcTrai không bị ràng buộc bởi vòng “danh lợi” nữa, mà đã được vui thú nơi vườn ruộng,làm bạn với cây cỏ, hoa lá nơi quê nhà. “Ngày trường” là ngày dài. “Rồi” là tiếngcổ, nghĩa là rỗi rãi, thong thả, nhàn hạ, cả trong công việc lẫn tâm hồn. Câuthơ phản ánh một nếp sinh hoạt nhàn nhã: trong buổi ngày dài rỗi rãi, lấy việchóng mát làm niềm vui di dưỡng tinh thần. Ta có thể phán đoán Ức Trai viết bàithơ này khi ông đã lui về Côn Sơn ở ẩn.
Năm câu thơ tiếp theo tả cảnh hè làng quê Việt Nam xa xưa. Các câu 2, 3, 4 nóivề cảnh sắc, hai câu 5, 6 tả âm thanh chiều hè. Cảnh sắc hè trước hết là bónghòe, màn hòe. Lá hòe xanh thẫm, xanh lục. Cảnh hòe sum sê, um tùm, lá “đùn đùn”lên thành chùm, thành đám xanh tươi, tràn đầy sức sống:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”
Tán hòe tỏa bóng mát, che rợp sân, ngõ, vườn nhà, “giương” lên như chiếc ô, chiếclọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét vẽ màu sắc tạo hình gởi tả sức sống của cảnhvật đồng quê trong những ngày hè: lục, đùn đùn, tán, rợp giương. Ngôn ngữ thơbình dị, hàm súc và hình tượng.
Cây hòe vốn được trồng nhiều ở làng quê: vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hòe nởhoa vào mùa hè, màu vàng, làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Trong văn học, câyhòe thường gắn liền với điển tích “giấc hòe” (giấc mộng đẹp), “sân hòe” (chỉnơi cha mẹ ở ). Truyện Kiều có câu: “Sân hòe đôi chút thơ ngây – Trân cam ai kẻđỡ thay việc mình”. Trong thơ Ức Trai, hình ảnh cây hòe xuất hiện nhiều lần đượcmiêu tả bằng một thứ ngôn ngữ trau chuót, đậm đà:
“Có thuở ngày hè trương tán lục,
Đùn đùn bóng rợp cửa tam công”.
Câu 3 nói về khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa rực rỡ: “Thạch lựu hiên còn phunthức đỏ”. Thức tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ. Trong cành lá xanh biếc, những đóahoa lựu như chiếc đèn ***g bé tí phóng ra, chiếu ra, “phun” ra những tia lửa đỏchói, đỏ rực. Chữ “phun” được dùng rất hình tượng và thần tình.
“Truyện Kiều” cũng có câu: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” - Từ hoa lựu“phun thức đỏ”, đến hình ảnh “đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” là cả một quátrình sáng tạo ngôn ngữ thi ca của các thế hệ thi sĩ dân tộc qua 5 thế kỷ từ“Quốc âm thi tập” đến “Truyện Kiều”. Vẻ đẹp ngôn ngữ thi ca được trau chuốt nhưngọc quý sẽ ánh lên màu sắc huyền diệu là như thế đó!
Câu 4 nói về sen: “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. “Tiễn” là ngát (tiếng cổ).Sen hồng nở thắm ao làng, hương thơm tỏa ngát. Sen là biểu tượng cho cảnh sắcmùa hè làng quê ta. Sen trong ao làng đã “tiễn mùi hương” gợi không cảnh làngquê thanh bình, không khí thanh cao thoát tục. Nguyễn Trãi đã chọn hòe, thạch lựu,sen hồng (hồng liên) để tả và đưa vào thơ. Cảnh sắc ấy vô cùng xinh đẹp và bìnhdị. Nhà thơ đã gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp và cảmnhận vẻ đẹp của nó bằng nhiều giác quan.
Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê. Ngoài tiếng cuốc tiếng chim tuhú, tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Sau khi tả hòe màu “lục”, lựu “phun thức đỏ”, sen hồng đã “tiễn mùi hương”, nhàthơ nói đến âm thanh mùa hè, khúc nhạc đồng quê. Tiếng “lao xao” từ một chợ cálàng chài xa vọng đến, đó là tín hiệu cuộc đời dân đã đầy muối mặn và mồ hôi.Nhà thơ lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láytượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa điệu với tiếng lao xao chợ cá là tiếngve vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ, tả âm thanh tiếng vekêu như tiếng đàn cầm. “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, âm sắc tiếng ve trầm bổng,ngân dài vang xa. Ngôi lầu buổi xế chiều trở nên náo động rộn ràng. Nhà thơ lấytiếng ve để đặc tả khung cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông dần xuốngmái lầu (lầu tịch dương) là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cáikhông khí êm ả một chiều hè nơi thôn dã:
“Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Trở về “Côn sơn quê cũ” Ức Trai đã từng bồi hồi “trong tiếng cuốc kêu xuân đãmuộn”, giờ đây ông lại thả hồn mình trong khúc ca dân dã “cầm ve” buổi chiều tàcuối hè. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, mànđêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành “cầm ve” nhặtkhoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiềutà bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời.
Hai câu kết diễn tả ước mong nhà thơ:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khẵp đòi phương”.
“Dẽ có” nghĩa là hãy để (cho ta) có; học giả Đào Duy Anh ghi chú là “Lẽ có” vàgiải thích “Đáng lẽ có….”. Ngu cầm là cây đàn thần của Thuấn (Nghiêu, Thuấn làhai ông vua thời cổ đại Trung Quốc - triều đại lý tưởng: nhân dân được sốngtrong hạnh phúc, thanh bình). Câu kết cảm xúc trữ tình được diễn tả bằng một điểntích phản ánh khát vọng cao đẹp của Nhà thơ. Ức Trai chân thành bày tỏ: Hãy đểcho ta cây đàn thần của vua Thuấn, ta sẽ gảy lên khúc “Nam phong”, cầu mong chomọi nhà, mọi chốn, khắp các phương trời (đòi phương) được ấm no, giàu có.
Hai câu kết toát lên một tình yêu lớn. Con người Ức Trai lúc nào cũng hướng vềnhân dân, mong ước cho nhân dân được ấm no và nguyện hy sinh phấn đấu cho hoàbình, hạnh phúc của dân tộc:
Trong thơ Ức Trai, hai câu kết luôn luôn là sự hội tụ bừng sáng những tư tưởngtình cảm cao cả, đẹp đẽ. Vì thế mà câukếtđã để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng mạnh mẽ:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuồn nước triều đông
Bài thơ nôm ra đời gần 600 năm về trước miêu tả cảnh tình mùa hè nơi đồng quê,đã đem đến cho chúng ta nhiều thú vị văn chương. Một giọng thơ thâm trầm, hồn hậuđáng yêu. Nhiều tiếng cổ cấu trúc câu thơ thất ngôn xen lục ngôn. Phép đối ở phầnthực và phần luận khá chặt chẽ về ngôn từ, thanh điệu, hình ảnh và ý tưởng. Cảnhsắc và âm thanh mùa hè quê ta xa xưa như sống dậy qua những vần thơ nhuần nhị đầycá tính sáng tạo. Ức Trai đã gửi gắm một tình yêu thiên nhiên nồng hậu, một tấmlòng thiết tha với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của nhândân. Vĩ đại thay Ức Trai. Bài học thương yêu nhân dân mà ông nói đến lúc nàocũng mới mẻ và đậm đà.
trang:
[1]