cảnm nhận tình bà cháu trong bài thơ BẾP LỬA của BẰNG VIỆT
help me. thank you very much:)tham khảo thử :D
Trong cuộc đời của mỗi con người , hẳn ai cũng đã từng có nhừng kỉ niệm tuổi thơ bên người thân , gia đình . Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ , biết bao con người đã xung phong ra chiến trường đánh giặc , cứu nước và trong đó có cả cha mẹ của Bằng Việt , một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến . Không có cha mẹ ở bên cạnh , từ nhỏ ông đã phải ở cùng bà , vì vậy mà tuổi thơ của ông là những tháng năm được sống cùng bà , cùng bà nhóm lên bếp lửa thân thương . Ta có thể thấy điều đó qua bài thơ mà ông sáng tác " bếp lửa" , bài thơ là lời tâm tình của đứa cháu xa quê gửi về người bà yêu quý của mình . Lời tâm tình ấy được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ , bao bọc trong một nỗi nhớ thương ,trào dâng , sâu lắng của tác giả . " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / một bếp lửa ấp iu nồng đượm / cháu thương bà biết mấy nắng mưa ." Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây . Với động từ " ấp iu " , Bằng Việt đã gợi lên một bàn tay khéo léovà tấm lòng chắt chiu , yêu thương , đùm bọc của người bà dành cho cháu . Tình yêu thương ấy của bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa trong sương sớm . Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ . Đứa cháu nhớ mùi khói từ khi lên bốn tuổi . Qua những năm tháng đói khổ , chiến tranh , trong kí ức cháu chỉ còn lưu lại những gì khốn khổ , thương tâm . Nạn đói ấy đã khiến cho đâu đâu cũng có những cảnh bần cùng , khổ cực , ngay cả đến con ngựa mà bố dùng để đánh xe cũng phải khô rạc , gầy gò . Một mình bà đã chăm sóc , cưu mang đứa cháu cháu non nớt khi người bố đi làm thuê kiếm sống . Bởi vậy mà mùi khói vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức cháu qua mấy chục năm ròng " nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay " . Mùi khói bếp đã gợi lên tình bà khiến đứa cháu xa quê phải nhớ đến để rồi thấy " cay " sống mũi , xúc động muốn khóc . Ở khổ thơ tiếp theo , tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa gợi lên không gian mênh mông buồn vắng , nhắc cảnh mùa màng trớ trêu trong những ngày đói kém . Tiếng chim tu hú ấy đã gợi lại trong tác giả những câu chuyện bà kể về thời cách mạng tháng 8 ở Huế . Tiếng chim tu hú ấy lạc lõng , bơ vơ , côi cút như khao khát được che chở ấp iu giống tình cảm bà cháu của tác giả . " Tu hú ơi ! chẳng đến ở cùng bà / kêu chi hoài trên những cánh đồng xa " Đó là lời của người cháu trách yêu con tu hú bé bỏng , thiệt thòi , diễn tả tình cảm thật cảm động của bà cháu trong hoàn cảnh xa cách . Thương con tu hú bất hạnh bao nhiêu thì những biết ơn về ngày hạnh phúc được bà đùm bọc của người cháu chi chút bấy nhiêu . Hình ảnh chim tu hú đáng thương vừa tương phản về cảnh ngộ với tuổi thơ cháu vừa tương đồng với hoàn cảnh hai bà cháu hiện tại .
trang:
[1]