Bài tập Văn 9
1.Cảm nhận của em về bé Thu qua đoạn trích Chiếc Luọc Ngà2.ChiếcLược Ngà đc kể theo lời trần thuật của ai?Tác dụng?Điều đó thể hiện nội dung gìcủa truyên
3.Giaỉthích nhan đề bài thơ"bài thơ về tiểu đội xe không kinh"?Em có nhậnxét gì về câu thứ 7 trong bài "Đồng chí"
4.Tìmyếu tố kì ảo trong "Truyện người con gái Nam Xương"?Tác dụng?
5.Cảmnhận của em về những nét đẹp của Bác đc thể hiện qua văn bản Phongcách Hồ Chí Minh"
6.Từbài "Bàn về đọc sách"em hãy nêu ý kiến của mình về việc chọn và đọcsách.
Đây làmột số bài ôn tập mà do mắc nhiều chuyện quá nên mình chưa làm được đành phảitrợ giúp! Cũng không khó lắm mợi người giúp mình những ý chính thôi nha! Cảm ơnnhiều!
Gợi ý
1. Cần đủ 5 ý cơ bản sau khi cảm nhận về bé Thu:
+ Bé Thu kìm nén tình yêu thương sâu sắc với người ba trong ảnh chụp với má ngày cưới
+ Giật mình, ngơ ngác, hoảng sợ khi ông Sáu đón nhận Thu với vết sẹo trên mặt, khác xa so với người ba trong ảnh
+ Hành động lạnh nhạt, bướng bỉnh, lảng tránh và kiên quyết không chịu gọi ông một tiếng ba
+ Khi biết được sự thật cô bé hối hận trăn trở và day dứt trong lòng
+ Tiếng gọi ba đầy thiêng liêng và hành động ôm chặt ba và đặc biệt là cuống quýt, hối hả hôn lên vết sẹo dài trên mặt ông,...
2. Truyện được chọn ngôi kể một cách đặc biệt: người kể (tác giả) kể lại câu chuyện theo lời kể của một người khác (bác Ba)- cách kể truyện ***g trong truyện . Truyện được kể theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện , nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay”, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó . Lòng trắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “Bỗng thấy khó thở như có bàn tay năm lấy trái tim”.
- Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng:
+ Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy.
+ Nhân vật được nhìn nhận , đánh giá khách quan.
+ Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những lời bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc , người nghe . Ví dụ: đoạn “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.
+ Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
3. Nhan đề bài thơ dài, tưởng như thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc về vẻ khác lạ của nó. Một nhan đề thể hiện đúng phong cách của nhà thơ, phẩm chất của người lính lái xe Trường Sơn năm xưa. Nhan đề bài thớ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài là những chiếc xe không kính. Đặc biệt 2 từ bài thơ được thêm vào nhan đề đã cho ta thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Không phải Phạm Tiến Duật chỉ viết về sự khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu ông muốn ca ngợi ở đây là chất thơ, chất lãng mạn của cái hiện thực ấy, đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên trên khó khăn với 1 niềm lạc quan yêu đời và 1 niềm tin vững chắc vào thắng lợi của ngày mai.
3. Bổ sung câu 3: “Đồng chí!” – tên gọi khá quen thuộc với các cơ quan ban ngành hiện nay như Đoàn, Đảng nhưng mấy ai biết rằng hai tiếng thiêng liêng ấy xuất phát từ bài thơ này. Cùng chung lí tưởng cao đẹp, họ đã tìm đến ánh sáng của cách mạng soi gọi và cùng chiến đấu bên nhau. Tiếng”Đồng chí” ấy như một câu cảm thán của tác giả xúc động thốt lên từ sâu trong tim ông. Đó là sự khẳng định mối về sự đồng cảm tương quan hình thành nên sự bền chặt của hai người chiến sĩ.
4. Những yếu tố truyền kì:
-Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa
-Phan Lang lạc vào động của đức Linh Phi,được đãi tiệc và gặp Vũ Nương,người cùng làng đã chết rồi được Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế
-Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang
Ý nghĩa của những yếu tố truyền kì:
Trước hết nó làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương,một người dù đã ở thế giới khác ,vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ của tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự. Điều quan trọng hơn là những yếu tố truyền kì ấy đã tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàng đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc sống, người tốt dù có trải qua bao nhiêu oan uất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng.
Nhưng tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay cái lung linh huyền ảo này.Và đièu đó khẳng định niềm cảm thương sâu sắc của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
5. Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
4 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống, tư trang
Nơi ở và làm việc: nhỏ bé, đơn sơ, mộc mạc
Trang phục: giản dị, quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
Tư trang ít ỏi
=> Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị
Lối sống của Bác là sự kế thừa, phát huy những nét cao đẹp của các nhà văn hoá dân tộc, họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
So sánh với lối sống của các nhà hiền triết xưa: Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giống: Giản dị, thanh cao
Khác: Bác gắn bó sẻ, chia gian khổ cùng nhân dân, miệt mài tìm con đường cứu nước
=> Lối sống giản dị, thanh cao vừa chân thực vừa lung linh huyền ảo, mang màu sắc cổ tích. Lối sống văn minh bắt nguồn từ tinh thần lạc quan cách mạng
Vẻ đẹp nổi bật nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà, thống nhất giữa truyền thống văn hoá, dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa giản dị và thanh cao.
6. Thực trạng của việc đọc sách hiện nay:+ Lịch sử ngày càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân lạo ngày càng phong phú, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ dàng khi sách ngày càng nhiều.+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. (giống như ăn uống, ăn tươi nuốt sống)+ Sách nhiều khiến người đọc lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng,… (Như đánh trận, phải đánh vào thành trì kiên cố).
Về phương pháp đọc sách:+ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.+ Sách đọc nên chia làm mấy loại, sách đọc để có kiến thức phổ thông và sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.+ Đọc cần chú ý đến sách phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự bố sung cho nhau
trang:
[1]