Học Tiếng Anh Theo Phương Pháp P.O.W.E.R
Bài này đã được sửa bởi love_drunk lúc 5-6-2011 16:59http://english.vietnamlearning.vn/images/stories/Meo_hoc_tieng_Anh/power.jpg
Từ Power ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọicủa một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là sinh viênnăm thứ nhất, cách học tập có hiệu quả nhất.
Phương pháp Power bao gồm 5 yếu tố cơ bản:
1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn):
Quátrình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khisinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với cácbạn đồnghọc.Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bịmột cách tíchcực cácđiều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như:đọc trước giáotrình, tìmtài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệunày càng trở nênhiệu quả hơnkhi đi liền với nó là một sự chuẩn bị vềmặt tâm thế để cóthể tiếp cậnkiến thức một cách chủ động và sángtạo. Với sự chuẩn bịtâm thế này, sinh viên có thể chủ động tự đặttrước cho mình một số câu hỏiliên quan đếnnội dung sẽ được đặt trênlớp, thậm chí có thể tự tạo chomình một cái“khung tri thức” để trêncơ sở đó có thể tiếp nhận bàihọc một cách cóhệ thống. Với cách chuẩnbị tích cực này, tri thức mà sinh viên có được khôngphải là một trithức được truyền đạt một chiều từ phíangười dạy mà còndo chính sinhviên tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điềukiện thực thể và tâmthểthuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “họclà quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.
2. Organize (tổ chức):
Sựchuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi sinh viên bước vàogiai đoạn thứ hai, giai đoạn người sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếpquá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.
3. Work (làm việc):
Mộttrong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tậpra khỏi lao động trong khi lao động (làm việc) chính là một quá trìnhhọc tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này sinh viên phải biết cáchlàm việcmộtcách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trongphòng thínghiệm,thực hành. Các hình thức lao động trong môi trườngđại học rấtđadạng, phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng,thuyết trình hoặcthảoluận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu,bài tập, thực tậpcác thínghiệm, tất cả đều đòi hỏi phải làm việcthật nghiêm túc, cóhiệu quả.
4. Evaluate (đánh giá):
Ngoàihệ thống đánh giá của nhà trường, sinh viên còn phải biết tựđánh giáchínhbản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trongquá trìnhhọc tập.Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực, sinh viênmới biết mình đangđứng ở vịtrí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nàođể có thể cải thiệnvị trí, thứbậc đó. Tự đánh giá cũng là một hìnhthức phản tỉnh để quađó nâng caotrình độ và ý thức học tập.
5. Rethink (suy nghĩ lại):
Khảnăng suy nghĩ lại này giúp sinh viên luôn biết cách cải thiện điềukiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duyđại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chínhlà hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy,người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngượcvấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa aiđề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làmlại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đốivới vấn đề và kết quả đã đặt ra.
Cuốicùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giảilao, giải trí, tiêu khiển),một hoạt động cũng quan trọng khôngkém sovới các hoạt động học tậpchính khóa. Ở đây cần nhớ rằng aikhông biếtcách nghỉ ngơi, giải trí,tiêu khiển thì người đó cũng khôngbiết cáchhọc tập hoặc học tậpkhông có kết quả cao.
trang:
[1]