Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam
Tiêu đề: Đề cương chi tiết ôn tập chương Cacbon Silic [In trang]
Tác giả: nerd_it Thời gian: 10-8-2011 12:31
Tiêu đề: Đề cương chi tiết ôn tập chương Cacbon Silic
C | Cacbon (C) | Silic (Si) |
CHE | 1s22s22p2 | 1s22s22p63s23p2 |
Tính chất | - Tính khử - Tính oxi hóa
| - Tính khử - Tính oxi hóa
|
Điều chế | Từ các chất có trong tự nhiên | PTN: SiO2 + Mg CN: SiO2 + CaC2
|
3.Hợp chất. Tên | CTHH | Tính chất | Điều chế |
Cacbon đioxit | CO2 | - Khí, nặng hơn KK. - Là một oxit axit - Tính oxi hóa yếu
| - PTN: CaCO3 + HCl - CN: nhiệt phân CaCO3 C + O2
|
Cacbon monoxit | CO | - Khí, bền, độc - Là một oxit không tạo muối. - Là chất khử mạnh
| PTN: HCOOH/ H2SO4 đặc. CN: C + H2O C+ CO2
|
Axit cacbonic | H2CO2 | - Kém bền - Phân li 2 nấc - Tạo được 2 loại muối (cacbonat và hiđrocacbonat
| CO2 + H2O |
Muối cacbonat | CO32- | - Dễ tan - Tác dụng với axit, bazơ - Nhiệt phân
|
|
Silic đioxit | SiO2 | - Không tan trong nước - Tan chậm trong dung dịch kiềm - Tan trong dd HF
| Có trong tự nhiên ( cát, thạch anh...) |
Axit Silixic | H2SiO3 | Là axit rất yếu (< H2CO3) |
|
Muối Silicat | SiO32- | Chỉ có muối của kim loại kiềm tan được. |
|
4. Công nghiệp silicat.Kháiniệm, thành phần, phương pháp sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng. II. BÀI TẬP VẬN DỤNGDạng 1: Phương trình phản ứng - giải thích.
Bài 1. Viết phương trình theo chuyển hóa sau:
a. CO2 ® C ® CO ® CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2®CO2
b. CO2 ® CaCO3 ® Ca(HCO3)2®CO2 ® C ® CO ® CO2
Bài 2. Viết các phương trìnhphản ứng xẩy ra khi cho C tác dụng với: Ca, Al, Al2O3,CaO.
Bài 3. Viết phương trình phản ứngdạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịchH2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 dư.
Bài 4: Viết các phản ứng hóa họccó thể xảy ra khi cho CO2 đi qua dung dịch NaOH.
Bài 5. Trình bày hiện tượng xảyra khi sục khí CO2 qua ndung dịch Ca(OH)2. Giải thích.
Bài 6. Hoàn thành các phản ứng sau:
a. Silic đioxit ®natri silicat ® axit silisic ® silic đioxit ® silic
b. Cát thạch anh ® Na2SiO3®H2SiO3 ® SiO2
c. Si ® Mg2Si ® SiH4 ® SiO2 ® Si
Bài 7. Từ silic đioxit và các chất cần thiết viếtphương trình hoá học để điều chế axit silixic
Bài 8. Viết phương trình hóa học cuả phản ứng mô tảthủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết rằng thành phần chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2) và CaSiO3(CaO.SiO2)
Bài 9. Cho các axit sau H2CO3(1),H2SiO3 và HCl, sắp xếp các axit theo chiều tăng dần tính axitđó, viết PTPƯ chứng minh.
Dạng 2: Nhận biết.
Bài1: Bằng phưong pháp hóa học hãy phân biệt:
a. Các khí SO2, CO2, NH3và N2
b. Các khí CO2,SO2, N2, O2 và H2
c. Các khí CO, CO2,SO2 và SO3 (khí)
d. Các khí Cl2,NH3, CO, CO2
Bài2: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau:
a. Chất rắn BaSO4, BaCO3, NaCl,Na2CO3 (Chỉ dùng thêm HCl loãng)
b. Chất rắn NaCl, Na2SO4, BaCO3,Na2CO3(chỉ dùng thêm CO2 và nước)
c. Các dung dịch NaOH, NH4Cl, Na2SO4,, Na2CO3.
d. Bốn chất lỏng: H2O, HCl, Na2CO3,NaCl (không dùng thêm hóa chất nào khác)
Bài 3. a.Phân biệt muối Na2CO3 và Na2SO3?
b. Phân biệt SiO2,Al2O3và Fe2O3
Bài 4. Có một hỗn hợp khí gồm cacbon monooxit, hiđroclorua và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặtcủa các khí trên trong hỗn hợp.
Dạng 4: Bài tập về muối cacbonat.
Có2 dạng thường gặp: phản ứng nhiệt phân và phản ứng trao đổi (với axit--->khí; với muối ---> kết tủa)
Bài 1: Cho 24,4 gam hỗn hợpNa2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ vớidung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc táchkết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m
Hướng dẫn: n BaCl2 = nBaCO3 = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảotoàn khối lượng: mhh +mBaCl2 = mkết tủa + m
ð m = 24,4 + 0,2.208 -39,4 = 26,6 gam.
Bài 2: Hòa tan 14 gam hỗnhợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư,thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được mgam muối khan. Tính m.
Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Cứ 1 mol CO2sinh ra thì khối lượng muối clorua tăng lên so với muối cacbonat là 11 gam
Theo đề nCO2= 0,672/22,4 = 0,03 mol
Vậy khối lượng muối clorua: m = mcacbonat +0,03.11 = 14,33 gam
Bài 3: Khi nung 30 gam hỗn hợpCaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứngchỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chấtban đầu.
Hướng dẫn: Gọi x là số mol của CaCO3; ylà số mol của MgCO3.
PTPƯ: CaCO3 ----> CaO + CO2
x x x
MgCO3 ----> MgO+ CO2
y y y
Theo đề bài ta có phươngtrình: 56x + 40y = (100x + 84y)/2
Hay x/y = 1/3
Vậy % CaCO3= file:///C:/DOCUME%7E1/Root/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/02/clip_image002.gif = file:///C:/DOCUME%7E1/Root/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/02/clip_image004.gif = 28,41%
%Mg =71,59%
Dạng 5: Bài tập về tính khử của CO; C.
Bài1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy)ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúcthu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinhra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tửcủa FexOy.
Hướng dẫn: nCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol;nFe = 0,84/56 = 0,015 mol
Phản ứng : FexOy + yCO ----> xFe + yCO2
0,02x/y 0,02
CO2 + Ca(OH)2 ------> CaCO3+ H2O
0,02 0,02
Ta cso nFe = 0,02x/y = 0,015 ==> 0,015/0,02 = ¾
Vậy CTPT của oxit là Fe2O3
Bài2. Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3,Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượngchất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc).
Hướng dẫn: áp dung ĐLBT khối lượng
nCO2 = nCO = x mol
moxit +mCO = mchất rắn +mCO2
28x – 44x = 11,2 – 16==> x = 0,3.
Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit
Bài3. Dẫn khí CO qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO, FeOnung nóng thu được 13,6 gam chất rắn (A) và hỗn hợp khí(B). Sục hết khí B vàodung dich nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa C.
Xác định A, B, C.
Tính a
Đáp án: a = 10 gam
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 68g hỗn hợp khí H2và CO cần dùng 89,6 lítkhí O2(đktc). Xác định phần trăm về thể tíchvà khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Chào mừng ghé thăm Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam (https://truongmo.com/) |
Powered by Discuz! X3.2 |