Tiêu đề: Các câu hỏi ôn thi Ngữ văn 12 [In trang] Tác giả: love_drunk Thời gian: 29-11-2011 15:06 Tiêu đề: Các câu hỏi ôn thi Ngữ văn 12 Nghị luận xã hội
VĂN XUÔI, THƠ
Tất cả các đề bài phân tích, bình giảng tác phẩm (truyện, thơ,…), nhân vật, các giá trị của tác phẩm (giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…), các dạng bài tổng hợp (phân tích nhiều tác phẩm để làm nổi bật một hay nhiều đặc điểm văn học nào đó,...) trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.
Bổ sung một số đề bài sau (dùng để tham khảo):
1. Phân tích chất chính luận trong tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập".
2. Phân tích chất họa, chất nhạc trong bài thơ "Tây Tiến".
3. Phân tích chất trữ tình, chính trị trong bài thơ "Việt Bắc".
4. Phân tích bài thơ "Tiếng hát con tàu" để thấy rõ hành trình trở về với cuộc đời của hồn thơ Chế Lan Viên.
5. Phân tích đoạn trích "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để thấy được khát vọng của cái tôi thế hệ.
6. "Đàn ghi ta của Lor-ca" và nỗ lực đổi mới thơ của Thanh Thảo.
7. Triết lí cuộc đời trong "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt".
8. Số phận con người trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
9. "Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới dù là rất mong manh." (Kim Lân, Tác giả nói về tác phẩm). Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" để làm rõ điều đó.
10. Phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong "Những đứa con trong gia đình"
11. Chân lí thời đại trong "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
12. Nét đẹp văn hóa trong "Một người Hà Nội".
13. Thông điệp về cuộc đời và nghệ thuật trong "Chiếc thuyền ngoài xa".
14. Khát vọng chinh phục cái đẹp trong đoạn trích "Ông già và biển cả".
15. Nỗi niềm lo âu của Xuân Quỳnh trong bài thơ "Sóng".
VĂN HỌC SỬ, LÍ LUẬN VĂN HỌC
1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
2. Những thành tựu, giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
3. Hoàn cảnh xã hội của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
4. Những đặc điểm cở bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
5. "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó." Anh (chị) hiểu ý kiến trên đây như thế nào? Liên hệ với lịch sử văn học Việt Nam, ý kiến đó có đúng không? Chứng minh.
6. Phân tích những nét chung trong cảm hứng về quê hương, đất nước của các nhà thơ kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua các bài "Bên kia sông Đuống" (Hoàng Cầm), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi).
7. Truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Mĩ, cứu nước đã thể hiện nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Anh (chị) hãy nhận xét sự thể hiện đa dạng của chủ nghĩa anh hùng ấy qua các tác phẩm "Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành), "Những đứa con trong gia đình" (Nguyễn Thi).
8. Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học.
9. Trong bài "Quy luật đời sống và quy luật tác phẩm trong thơ", nhà thơ Xuân Diệu có viết: "Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy tâm hồn trí tuệ phải in dấu sâu sắc, càng cụ thể càng độc đáo càng hay." Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên. Bằng những hiểu biết về thơ ca chống Pháp, hãy làm sáng tỏ.
10. Giải thích ngắn gọn ý kiến của nhà thơ Xuân Quỳnh: "Thơ đối với cuộc sống quý giá như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh."
11. Lời tựa tập thơ Trung Hoa Cổ kim hoàn ca tập viết: "Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ." Anh (chị) nghĩ thế nào về ý kiến này.
12. "Văn bản ngôn từ nghệ thuật là một hệ thống các lời văn, lời thơ được tổ chức một cách khéo léo tinh vi, đôi khi rất đặc biệt (không theo ngữ pháp thông thường) nhằm tạo nên những cách nói hay hơn và có hiệu quả tác động mạnh hơn." Anh (chị) hiểu nhận xét trên như thế nào?
13. "Mỗi sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác, cho dù ấy là tư tưởng rất hay." (Khrapchenko – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học). Hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên.
14. Qua kinh nghiệm của bản thân, anh (chị) nghĩ gì về sức mạnh riêng của văn học?
15. Bình luận câu nói của Hồ Chủ tịch: "Văn học nghệ thuật là một mặt trận; anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy."
16. "Văn học phản ánh cuộc sống con người." Vậy theo ý anh (chị), việc phản ánh cuộc sống con người có những điều gì đặc biệt?
17. K. Mac có lần nói rằng: "Muốn thưởng thức nghệ thuật, phải có hiểu biết về nghệ thuật." Ý kiến của anh (chị) đối với câu nói trên. Liên hệ với lĩnh vực nghệ thuật mà anh (chị) có sự am hiểu nhiều nhất.
18. Có ý kiến nhận xét: "Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống chung với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học." Với kinh nghiệm đọc sách của bản thân, anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
19. "Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người." Với hiểu biết của anh (chị) về giá trị văn học, hãy phát biểu ý kiến về lời nói trên của Nguyễn Văn Siêu.
20. Hãy giải thích và bình luận ý kiến sau đây của Thạch Lam: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn."
21. Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: "Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn, là lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết." Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên đây và hãy chứng minh ý kiến ấy qua sự phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu.
22. Bình giảng đoạn văn sau đây trong truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có." Hãy chứng minh rằng trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã thực hiện được những yêu cầu của văn chương nói trên trong sáng tác của mình.
23. Đặc điểm của ngôn ngữ văn học.
24. Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ với thực tế văn học.
25. Trong truyện ngắn "Trăng sáng" (1842) nhà văn Nam Cao viết: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than." Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
26. Trong một bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng viết: "Các ông muốn tiểu thuyết cứ la tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời." Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
27. Anh (chị) hiểu thế nào về tính nhân dân trong văn học? Liên hệ thực tế văn học.
20. Thế nào là một nhân vật điển hình trong văn học?
28. Tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học ở những phương diện nào? Liên hệ với thực tế văn học.
29. Lê Quý Đôn cho rằng: "Thơ khởi phát từ trong lòng người ta", còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần." Từ những ý kiến trên, anh (chị) hãy nêu lên vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.
30. Các chức năng chủ yếu của văn học? Nội dung của từng chức năng đó?
31. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy, đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật." Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên. Liên hệ với thực tế Thơ mới 1932 – 1945 để làm rõ ý kiến của anh (chị)
32. Bàn về thơ, Hoài Thanh khẳng định: "… từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômero đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loại người cho đến ngày tận thế." (Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam). Bình luận ý kiến trên.
33. "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ có sáng tạo. Không nên ăn bám vào những người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ cửa. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt, văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp." Bình luận ý kiến trên đây của nhà văn Nguyễn Tuân và bằng thực tế cảm nhận văn học của mình hãy làm rõ những vấn đề mà nhà văn đặt ra.
34. Giải thích và chứng minh nhận định sau đây: "Văn học dùng ngôn ngữ nghệ thuật làm chất liệu để tạo nên tác phẩm."
35. "Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo." Bình luận ý kiến trên.
(New) 36. Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng có viết: "Phong cách chính là người." Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
(New) 37. Anh (chị) hãy bày tỏ ý quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-ê: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra." Tác giả: love_drunk Thời gian: 29-11-2011 15:08
Các câu hỏi Ngữ văn
1. Tình thương là hạnh phúc của con người.
2. "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động." Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
3. Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình."
4. "Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội." Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó.
5. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
6. Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
7. Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục."
8. Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." (Nguyễn Bá Học) (Không quá 400 từ)
9. "Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ". Anh (chị) nghĩ thế nào về ý kiến đó.
10. Theo anh (chị), nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống hay mang đồng phục hiện đại?
11. Viết bài văn nói với những liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn để đọc trong buổi sinh hoạt "Tuổi trẻ nhớ về nguồn cội".
12. "Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng "học phương pháp học" – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức mà bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều." (Phrit-men, Thế giới phẳng). Nghĩ về lời khuyên của Phrit-men về vai trò của "học phương pháp học" đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại.
13. Suy nghĩ của anh chị về việc "cho" và "nhận" trong cuộc sống hàng ngày.
14. Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
15. Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay?
16. "Ngoài sự khôn ngoan, điều quí nhất mà Thường Đế ban cho con người là tình bằng hữu." (La Rô-sơ-phu-cô). Anh (chị) hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
17. "Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết… Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn." (Cô-phi An-nan). Anh (chị) có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy?
18. Ở trường hay địa phương nơi anh (chị) sống đang tổ chức ngày hiến máu nhân đạo và anh (chị) được kêu gọi tham gia. Anh (chị) nghĩ gì?
19. "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất." (Đi-đơ-rô). Anh (chị) nghĩ thế nào về vấn đề này?
20. Có người than rằng, thế hệ tuổi trẻ hôm nay không được như các thế hệ cha anh. Anh (chị) hiểu và nghĩ về điều đó như thế nào?
21. Trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, nhân vật bà Hiền bằng lòng để người con trai đầu của mình ra mặt trận, đã nói: "Nó dám đi cũng là biết tự trọng". Theo anh (chị), "biết tự trọng" là gì và điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống ngày nay?
22. Có một lần nào đó, đang đi trên đường, anh (chị) chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may **ng xe vào nhau, cả hai người ngã chổng kềnh. Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp. Anh (chị) nghĩ gì về câu chuyện nhỏ đó?
23. Nhân ngày nghỉ, một nhóm bạn bè rủ anh (chị) tham gia một chuyến đi làm từ thiện, thăm và tặng quà cho các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi, một nơi nuôi dưỡng nhưng người già neo đơn,… Anh (chị) nghĩ gì?
24. Trong chương 2 của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn Ma Văn Kháng có miêu tả một cảnh tượng cảm động: những người con trai và con dâu đứng nghiêm trang lắng nghe ông Bằng khấn người đã khuất trong bữa cúng tất niên vào chiều ba mươi Tết (Ngữ Văn Nâng Cao 12, tập 2). Cảnh tượng này có tác động gì đến anh (chị) về quan hệ và tình cảm gia đình?
25. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Gi. Nê-ru – lãnh tụ cách mạng Ấn Độ: "Một trí tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng." (Không quá 400 từ)
26.
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…"
(Nguyễn Khoa Điềm – Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước. (Không quá 400 từ)
27. Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của nhận định: "Thất bại là mẹ thành công." (Không quá 400 từ)
28. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của người thầy, người cô trong xã hội hiện nay. (Không quá 400 từ)
29. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của văn hào Lỗ Tấn: "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có." (Không quá 400 từ)
30. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của A. Lin-côn: "Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử." (Không quá 400 từ)
31. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau (Không quá 400 từ): "Cái chết không phải là một điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống."
32. Nhiều người rất thích câu tục ngữ Ở hiền gặp lành và lấy đó làm phương châm sống. Nhưng không ít người lại cho rằng điều đó chưa hoàn toàn đúng, nhiều khi ở hiền mà không gặp lành. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề này. (Không quá 400 từ)
33. Suy nghĩ của anh (chị) về việc đỗ, trượt trong thi cử.
34. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét: "Hễ đã muốn làm thì làm cho kì được, mà đã không muốn làm thì đừng làm."
35. Trong cuốn Đa-ghe-xtan của tôi của nhà thơ R. Gam-da-tốp có câu: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác." Quan điểm của anh (chị) về ý kiến trên. (Không quá 400 từ)
36. Suy nghĩ của anh (chị) vế ý kiến sau của Ăng-ghen: "Trang bị quí nhất của con người là khiêm tốn và giản dị." (Không quá 400 từ)
37. Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đời sống sau đây: "Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp." (Không quá 400 từ)
38. Bàn về giá trị của việc đọc sách, M. Gor-ki nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người." Ý kiến của anh (chị) về câu nói trên. (Không quá 400 từ)
39. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến (Không quá 400 từ): "Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy vào cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi, huống chi cái vận may không mấy khi được gặp."
40. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: "Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi." (Không quá 400 từ)
41. Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. (Không quá 400 từ)
42. Nhạc sĩ S. Gu-nô người Pháp nói: "Năm hai mươi tuổi, tôi nói: "Tôi và Mô-da". Năm ba mươi tuổi, tôi nói: "Mô-da và tôi". Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: "Mô-da". Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. (Không quá 400 từ)
43. Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống." Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. (Không quá 400 từ)
44. Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng sau (Không quá 600 từ): "Đâu đó trong giờ học, vẫn có những bạn học sinh ngồi nói chuyện riêng, không chú ý nghe thầy cô giảng bài."
45. Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong giờ kiểm tra của học sinh trung học phổ thông hiện nay. (Không quá 600 từ)
46. Đức Phật dạy: "Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi." Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy trên. (Không quá 600 từ)
47. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận xét sau: "Học tập là cuốn vở không có trang cuối." (Không quá 600 từ)
48. Nhà văn Lỗ Tấn từng viết: "Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua." Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. (Không quá 600 từ)
49. "Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ Hi Lạp trên. (Không quá 600 từ)
50. H. Ban-đắc cho rằng: "Khi thừa nhận điểm yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ hơn." Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. (Không quá 600 từ)
51. "Những kẻ cứ làm mà không cần học vấn thì chẳng khác nào thủy thủ đi trên chiếc tàu không bánh lái, không la bàn mà cũng chả biết đi đâu." Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. (Không quá 600 từ)
52. Suy nghĩ của bạn về ý thơ sau của Tố Hữu: "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" (Không quá 600 từ)
53. "Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó người đó lãnh nhận khi đi tìm chân lí." (Lét-xinh). Suy nghĩ của anh (chị) về hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người dựa vào câu nói trên. (Không quá 600 từ)
54. Môi trường sống của con người hôm nay.
55. Thời trang nói gì?
56. Chọn ngành học và chọn nghề.
57. Cuộc sống đã ban tặng cho anh (chị) điều gì?
58. Sống như thế nào trong thế kỉ XXI?
59. Bạn đã là người của thế kỉ XXI chưa?
60. Tri thức là sức mạnh.
61. Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
62. Tự học – con đường đi tới thành công.
63. Nếu cuộc sống loài người thiếu sách.
64. Con người trong cộng đồng nhân loại.
65. Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên. (Hi-pô-crát).
66. "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống." (M. Go-rơ-ki)
67. Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta…
68. Cuộc sống có bao điều kì diệu.
69. Suy nghĩ của anh (chị) về câu cách ngôn của nhà thơ Đante: "Đường ta ta cứ đi, còn ai nói gì mặc kệ."
70. Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc.
71. Suy nghĩ của anh (chị) về gia đình.
72. "Tôi muốn nắm tay bạn."
73. Anhxtanh nói: "Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức." Ý kiến của anh chị về vấn đề trên.
74. Phải chăng "Đời người như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung." (Seneka – Những vòng tay âu yếm)
75. Suy nghĩ của anh (chị) về quê hương.
76. Về ý kiến của V. Huygo: "Trên thế giới rộng lớn nhất là biển khơi, là bầu trời, rộng lớn hơn bầu trời là trái tim con người."
77. Bình luận câu nói của nhà Triết học người Đức Ha-li-phắc: "Cái giá trị thực sự giống như con sông, càng chảy càng êm."
78. Suy nghĩ của anh (chị) về sự xuất hiện ngày càng nhiều những mái ấm tình thương nuôi dạy trẻ em lang thang cơ nhỡ.
79. Ý kiến của bạn về hoạt động "áo ấm tình thương" gửi tặng vùng cao biên giới mùa đông năm 2007.
80. Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói của một nhà văn Nga: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương."?
81. Anh (chị) hiểu thế nào về danh ngôn: "Hiểu biết là điều còn lại sau khi người ta đã quên hết."
82. Tại cuộc thi hoa hậu toàn cầu năm 1992, Ban giám khảo ở vòng tuyển cuối cùng đã đặt câu hỏi: "Nếu làm Thủ tướng chị sẽ làm việc gì đầu tiên?". Hoa hậu Nămmibia đã trả lời "Việc đầu tiên là tôi sẽ gặp gỡ các em bé và các bà mẹ." Anh (chị) nghĩ gì về lời đáp trên?
83. Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hanton, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: "Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học." Bình luận câu nói trên. Anh (chị) có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?
83. "Tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà, và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính." Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?
84. "Rượu nặng màu trắng nhưng lại làm đỏ mặt mũi và làm đen danh dự." (A. Tsêkhop). Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
85. Nhà văn Đức F. Sile có nói: "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc." Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến đó và vai trò của tình yêu trong cuộc sống con người?
86. Một nhà triết học nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra." Anh (chị) hãy bình luận câu nói đó.
87. "Khi thế giới này trở nên nhỏ bé hơn, lòng nhân hậu sẽ lên ngôi." (Barack Obama). Anh (chị) nghĩ gì về câu nói trên.
Chào mừng ghé thăm Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam (https://truongmo.com/)