1. CHUNG RIÊNG
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượu mừng, chụp chung tấm ảnh… cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…
.............
2. VÒNG CẨM THẠCH
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.
.............
3. NGẬM NGÙI
Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, gọi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!
..................
4. KHÓC
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói: Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.
............
5. MẸ TÔI
Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.
............
6. LƯƠNG TÂM
Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi "lương y"… Bác sĩ thân mật: "Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!" Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?
Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thọai từ những câu mà thầy giáo nhận xét là "què, cụt, thiếu sức thuyết phục…". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác khiến tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Vào giờ này, cả lớp đứa nào cũng hồi hộp đến thót tim khi xấp bài trên tay thầy giáo đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy giáo mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra "Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em", thầy giáo đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đọan nào đó bị thầy chê đơn điệu chúng tôi thường chống chế " Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp nhau được".
Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như "Đi một ngày đàng học một sàng khôn vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa"… Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.
Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn… Có khi bài trước mới được 6 điểm với lời phê "Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn" thì bài sau nhận ngay điểm 4 với lời phê "Qúa lan man dông dài"! Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa. Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác gỉa bài văn trên tay thầy.
Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngỏanh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ửng.
Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8. Phải, điểm 8! Chúng tôi nhìn rõ số 8 đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sóng mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy giáo trầm trầm:
" Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngòai việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là ba má đọc cho em viết.."
Thầy giáo ngừng đọc, nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Chuyện lạ. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy giáo.
"Con iu thương của ba chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không cã nhà nhớ con nhìu lắm cố học nge con chừn nào mùa màn song ba má xẽ ra thăm con"
Lá thư không chấm không phẩy, vỏn vẹn 45 chữ.
Khi thầy giáo quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư của một người cha vốn chỉ quen cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.
- Nguyên Hương -
"Một đoạn chat có thật với anh trai...cứ lặng đi ngồi nhìn màn hình và khóc vì 1 câu chuyện buồn...1 bài học tưởng như đã cũ nhưng vẫn còn giá trị...
Mọi người hãy dành chút thời gian đọc nó nhé!
Anh là sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội, đây là câu chuyện anh kể trong quá trình đi thực tập tại viện Việt Đức...
""...
Bình Dương: đi viện anh thấy mình ngộ ra được nhiều điều lắm
Bình Dương: em đi đường nhớ đội mũ bảo hiểm nhá
Bình Dương: đội cẩn thận
Bình Dương: và đừng đi quá 30km/h
Bình Dương: trong bất cứ hoàn cảnh nào
Bình Dương: dạo này
Bình Dương: đi Việt Đức
Bình Dương: anh hay gặp
Bình Dương: nhiều trường hợp
Bình Dương: không còn phân biệt được mắt mũi mồm
Bình Dương: theo đúng nghĩa đen
Bình Dương: nữa
Bình Dương: hôm trc
Bình Dương: ở Việt Đức
Bình Dương: có 1 chuyện mà anh nghĩ là anh sẽ nhớ mãi
Bình Dương: hoặc đơn giản là anh là người mới
Bình Dương: nên hơi nhạy cảm
Bình Dương: có 1 cậu
Bình Dương: cũng sinh năm 92 như em
Bình Dương: cao ráo đẹp trai lắm
Bình Dương: tai nạn xe máy
Bình Dương: thế rồi
Bình Dương: các cô dì chú bác
Bình Dương: cứ đứng ngoài khóc nức nở
Bình Dương: kéo áo bác sĩ bảo cứu
Bình Dương: nhưng mà bọn anh biết
Bình Dương: não chết rồi
Bình Dương: cứu thế nào được
Bình Dương: tức là
Bình Dương: cậu ý chỉ
Bình Dương: đội 1 cái mũ bảo hiểm
Bình Dương: rẻ tiền kiểu mình hay đội
Bình Dương: rồi mài mặt xuống đất
Bình Dương: thế là xuất huyết não
Bình Dương: máu nó chèn ép các thứ
Bình Dương: làm não sưng phù lên
Bình Dương: mất chức năng -> chết não
Bình Dương: mặc dù tim vẫn đập
Bình Dương: phổi vẫn thở tốt
Bình Dương: thế rồi
Bình Dương: lúc bác sĩ thông báo
Bình Dương: thế là mấy ông chú mấy ông cậu
Bình Dương: nước mắt cứ ứa ra
Bình Dương: rồi ra ngoài giữ mẹ bệnh nhân
Bình Dương: ko cho vào
Bình Dương: còn có mỗi ông bố đứng trong đấy
Bình Dương: bác ý ko khóc được
Bình Dương: chỉ có đứng nắm tay thằng con
Bình Dương: nhìn nó
Bình Dương: 1 lúc
Bình Dương: rồi vả vả nó vào miệng mấy cái nhẹ nhẹ
Bình Dương: bác ý nói với nó
Bình Dương: ""dậy đi con""
Bình Dương: ""dậy đi về với bố""
Bình Dương: rồi bác ý quay ra nói với anh
Bình Dương: thế nó không dậy nữa à ?
Bình Dương: rồi bác ý đứng dựa tường
Bình Dương: chẳng nói gì nữa
Bình Dương: rồi họ đưa thằng bé về
Bình Dương: chẹp
Bình Dương: h kể lại chẳng thấy hay gì cả
Bình Dương: cơ mà lúc đứng đấy
Bình Dương: cảm giác nó đau xót lắm em ạ
Bình Dương: anh thấy
Bình Dương: cuộc sống thật là mong manh
Bình Dương: hôm nay khoẻ mạnh thế này
Bình Dương: mà chẳng biết mai thế nào
Bình Dương: nên là mình giờ hay tự vấn
Bình Dương: mình đã sống cho thật tốt chưa
Bình Dương: để mà mai có vấn đề gì
Bình Dương: liệu mình có ân hận ko
Bình Dương: khá là day dứt
Bình Dương: thế là từ hôm đấy đến hôm nay
Bình Dương: anh ko dám phóng xe máy quá 30km/h
Bình Dương: người chết thì an lành
Bình Dương: chỉ day dứt người sống
Bình Dương: bác ý còn bảo
Bình Dương: "thế đấy cháu ạ"
Bình Dương: "nuôi con 21 năm, hôm nay nó xin đi chơi với bạn"
Bình Dương: "thế mà nó không về nữa cháu ạ"
Bình Dương: anh lấy ống nghe
Bình Dương: đưa cho bác ý
Bình Dương: bảo bác ý nghe tim nó lần cuối
Bình Dương: nhưng bác ý ko muốn nghe
Bình Dương: từ hồi đi viện đến giờ
Bình Dương: anh gặp 4-5 ca tử vong rồi
Bình Dương: nhưng chưa ca nào làm anh thấy suy nghĩ như thế
Bình Dương: cả đời cứ bươn chải tiền bạc bán rẻ sức khoẻ
Bình Dương: rồi tiền có cứu được ko ?
Bình Dương: trước cái chết
Bình Dương: mọi thứ vô nghĩa lắm
Bình Dương: anh cũng nhận ra
Bình Dương: những lúc như thế
Bình Dương: không thấy đám bạn đâu
Bình Dương: quanh mình
Bình Dương: chỉ có gia đình
Bình Dương: + 1 vài thằng sinh viên Y
Bình Dương: cũng chẳng thấy bóng dáng người yêu đâu
Bình Dương: chắc không đến kịp
Bình Dương: hoặc sợ quá không đến
Bình Dương: vậy mình có dành thời gian cho gia đình xứng đáng với điều đó ko ?
Bình Dương: anh cũng suy nghĩ về chuyện đó
....""
Vậy còn bạn, bạn có suy nghĩ về điều đó không?
Chào mừng ghé thăm Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam (https://truongmo.com/) | Powered by Discuz! X3.2 |