Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

Tiêu đề: Để có một bài văn phân tích hay [In trang]

Tác giả: pthn15    Thời gian: 30-5-2012 22:31
Tiêu đề: Để có một bài văn phân tích hay
Có lẽ đây là vấn đề khiến nhiều bạn học sinh băn khoăn, lúng túng.(hi hi)
Mình xin giới thiệu kinh nghiệm quí báu, "xương máu " của cô giáo dạy  ĐT Văn truyền đạt lại thành bài bản hẳn hoi đấy nhá! Với lại đây là tài  liệu lưu hành nội bộ nữa hihi... Hi vọng mọi người khi đoc xong sẽ tự  tin hơn khi làm bài. Chúc may mắn!

ĐỂ  CÓ MỘT BÀI VĂN PHÂN TÍCH HAY.  

Phân tích một bài thơ, một đoạn thơ trữ tình hay tự sự ta cần lưu ý một số điểm:

A.     Cần trả bài thơ về đúng hoàn cảnh ra đời cụ thể của nó , của đoạn thơ ta đang phân tích trong chỉnh thể tác phẩm
Bất cứ một tác phẩm văn chương nào cũng là  sáng tạo của một nhà văn ở  một hoàn cảnh, thời điểm nhất định Điều này đáng chú ý với thơ trữ tình  vì từ trong bản chất mỗi bài thơ là tiếng lòng của một cá nhân. Tách bài  thơ ra khỏi hoàn cảnh ra đời khác nào tách một con cá ra khỏi nước. Nếu  ta không đặt Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật  vào  những năm chiến tranh ác liệt của đân tộc ta trong giai đoạn chống Mỹ ,  đặc biệt trên tuyến đường TRường Sơn máu lửa thì làm sao thấy hết cảm  xúc chân thành của nhà thơ gởi vào hình ảnh những chiếc xe không kính và  hình ảnh của người chiến sĩ lái xe ?..Khi phân tích Đoàn thuyền đánh cá  của Huy Cận ta phải thấy được cuộc sống tươi, rộn rã trên miền Bắc dựng  xây chế độ mới trong hòa bình mà những ngư đân ở vùng biển Quảng Ninh  cũng góp phần không nhỏ tạo ra cuộc sống tươi vui , rộn rã đó. Khi phân  Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, cần phải đặt bài thơ vào hành trình  vận động của hồn thơ Chế Lan Viên “ phá cô đơn để hòa hợp với đời” của  thi sĩ nầy và thế hệ ông thì mới thấm thía chiều sâu nhận thức , cảm xúc  của bài thơ nầy. Tiếng hát con tàu là lời ca của một cá nhân từ “thung  lũng đau thương ra cánh đồng vui”hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân,  vào “Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát”. ”Con về với nhân đân như nai về suối  cũ. Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa …”

Trong thực tế hầu hết  các đề  thi ít phân tích cả bài nếu bài thơ dài , chỉ phân tich một  đoạn .Trong trường hợp nấy ta cần đặt đoạn thơ vào cả bài để xét quan hệ  trước sau , phải xác định được vị trí của nó trong toàn bài .Ví dụ khi  phân tích khổ thơ 4 , 5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ta  phải coi khổ nầy nằm ở phần nào và có ý nghĩa ra sao ? Sau khi ca ngợi  mùa xuân của thiên nhiên , của đất nước con người rồi nhà thơ mới nói về  khát vọng cháy bỏng được sống cống hiến hy sinh của mình .

  B. Cần phải bám vào những đắc sắc về nghệ thuật , từ cái hay cái đẹp  của nghệ thuật bài thơ mà chỉ ra chiều sâu cảm xúc về nội dung .Vậy hình  thức thơ bao gồm những gì ? Nguyên tắc nầy cần được vận dụng cụ thể ra  sao ?
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ . Vì thế trước  tiên cần tìm được những từ ngữ hay “ đắc địa” trong bài thơ và tập trung  phân tích nó . Người nghệ sĩ tài ba đâu chỉ biết sáng tạo ra con chữ  mới, mà còn biết thổi vào con chữ tưởng  chừng như quen thuộc , sáo mòn  một sức sống mới , khiến nó trở nên lung linh và có hồn .Khi đã tìm ra  một từ ngữ đắc địa rồi ta cần tìm các từ khác đồng hoặc gần nghĩa thử  đặt vào vị trí của từ ấy để so sánh . Nếu trong văn cảnh ấy không có từ  nào hay hơn thì coi như nhà thơ đã tìm được phương án tối ưu . Trong bài  thơ Đồng chí của Chính Hữu câu thơ “ Anh vời tôi đôi người xa lạ” chữ  ĐÔI đồng nghĩa với HAI thế nhưng tác giả lại dùng ĐÔI thì ta như thấy  được cơ sở của tình đồng chí như xuất phát từ đây ? .Cũng tương tự khi  bình câu “Súng ngửi trời” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng , thử  đặt vị trí các từ “ **ng “ hoặc “ chạm” thì nó cũng diễn tả được tầm cao  của con đường hành quân nhưng dẫu sao cũng là sự **ng , chạm lanh lùng  về mặt cơ học . Chỉ một chữ đó thôi mà Quang Dũng đã làm cho hình ảnh  thơ lung linh , sống động hẳn lên . Thi sĩ tài hoa , lãng mạn đã dùng  súng mà nói về người đó thôi Từ ngửi trong “súng ngửi trời” đã nói hết  vẻ tinh nghịch , ngang tàng của những chàng trai Tây Tiến . Họ đang trêu  đùa . đang ngạo nghễ thách thức với gian khổ để rồi tự vượt lên .

   C. Cùng với ngôn từ một phương diện khi phân tích thơ cần chú ý là hình ảnh .       Trong thơ hình ảnh thường gắn với các phương thức tu từ mà nhà thơ  sử dụng Đó chính là các phép tu từ như ẩn dụ , hoán dụ , nhân hóa ,  tượng trưng …Chỉ ra đúng các biện pháp tu từ rồi vấn đề là phải phân  tích được hiệu quả nghệ thuật của nó trong việc biểu đạt nội dung cảm  xúc Chẳng hạn khi phân tích đoạn thơ mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của  Thanh Hải ta phải phân tích được các hình ảnh : dòng sông xanh , bông  hoa tím biếc …thấy được sự phối cảnh tài tình của Thanh Hải khi lấy hình  ảnh nầy làm phông nền cho hình ảnh kia …Khi phân tích hai khổ cuối bài  thơ Sang thu của Hữu Thỉnh , sau khi đặt bài thơ vào thời gian sáng tác  1977 khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh , con người cũng đã được  tôi luyện trong khói lửa đạn bom nên đã vững vàng không hề  “run rợ’  trước những biến động bất ngờ của ngoại cảnh trong cuộc sống .. Để nói  lên được điều đó tác giả sử dụng tài tình phép tu từ ẩn dụ qua hình ảnh “  sấm” và “hàng cây đứng tuổi”…cùng với nghệ thuật đối lập trong từng  hình ảnh :  Hàng cây càng đứng tuổi thì càng it chịu sự tác động bất ngờ  của ngoại cảnh …còn nhiều sự đối lập nữa : “Vẫn còn bao nhiêu nắng . Đã  vơi dần cơn mưa” .. Nếu còn thì phải có hết , vơi thì phải đầy .Nếu bớt  ra thì phải thêm vào cho đầy đặn . Có như vậy cuộc sống con người mới  có ý nghĩa .. Hình ảnh “sương chùng chình” “sông dềnh dàng” “chim vội  vã” lại cho ta nhiều liên tương độc đáo . Đó phải chăng là hình ảnh  những con người nấn ná , chần chừ ,không muốn “sang thu” , đó còn là  hạng người cảm thấy mình đã cống hiến nhiều rồi nay cứ dềnh dàng tận  hưởng ? Hay những người cảm thấy mình chưa có gì nay là thời cơ để tận  hưởng gấp , vội nếu không là hết thờ cơ ?

  D.  Phương diện nghệ thuật cơ bản cuối cùng là giọng điệu thơ . Vì giọng điệu phản

ánh trực tiếp cái tôi trữ tình của nhà thơ . Thơ không chỉ nói với ta  bằng ngôn ngữ , hình ảnh …mà bằng cả khoảng trống , khoảng lặng giữa các  từ , bằng sự ngân vang của thanh của vần …Vậy giọng điệu thơ bao gồm :

- Cách sử dụng điệp từ , điệp ngữ .

- Cách ngắt nhịp ,  ngắt dòng , tạo câu gắn với việc dùng các dấu câu .

- Sự phối thanh .( thanh bằng thanh trắc )

- Cách gieo vần ( vần chân , vần lưng , vần liền , vần cách )

Khi phân tich hai câu thơ trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” :

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ,

Tin sương luống những rày trông mai chờ” Ở câu lục nhà thơ dùng toàn  thanh trắc nên đã diễn tả thành công sự ngổn ngang , sự bề bộn trong  Kiều khi nghĩ về chàng Kim . Còn ở câu bát toàn thanh bằng nên đã diễn  tả được sự chờ đợi vô vọng của chàng Kim nơi quê nhà . Khi phân tích khổ  cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ta không thể không thấy được  giọng thơ ở đây như lắng lại , ngấm sâu vào trong suy tư ngẫm nghĩ về  trăng , về quá khứ ân tình , thủy chung , bao dung , rộng lượng … còn  con người thì thờ ơ , lạnh nhạt , bội bạc …khó mà tha thứ …để rồi từ đó  con người có cái giật mình mang đậm tình nhân văn và cũng từ cái giật  mình đó con người đã thay đổi cách sống của mình “ sống là cho đâu chỉ  nhận riêng mình”. Sống vì mọi người , sống ân tình , sống thủy chung …  như cha ông họ từng sống .Muốn cảm nhận hết giọng điệu thơ ta cần phải  đọc lên, đọc đúng (ngừng giọng, lên xuống giọng) để lắng nghe tiếng dội  của lời thơ trong hồn mình Đó là một kinh nghiệm cảm thụ, phân tích thơ .  






Chào mừng ghé thăm Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam (https://truongmo.com/) Powered by Discuz! X3.2