Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

Tiêu đề: Một bài văn khác: HỌC VĂN ĐỂ LÀM GÌ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI? [In trang]

Tác giả: KhangDongDuy97    Thời gian: 5-10-2012 14:05
Tiêu đề: Một bài văn khác: HỌC VĂN ĐỂ LÀM GÌ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI?
Im lặng. Sự im lặng bao trùm cả lớp học vốn dĩ rất náo nhiệt này. Cô bạn học giỏi nhất lớp đăm chiêu suy nghĩ,mấy cậu nam sinh vừa đặt bút xuống lại nhấc lên, lắc đầu... Tại sao vậy?
Một bài văn khác: HỌC VĂN ĐỂ LÀM GÌ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI?


Họ bối rối ư? Hay không dám nói thật lòng mình? Hoặc đơn giản là họ thực sự không biết câu trả lời? Giờ Văn, trên bảng: “ Học văn để làm gì trong xã hội hiện đại”
Một câu hỏi tưởng chừng như dể dàng nhưng sao hóc búa quá! Đến nỗi những người được gọi là học sinh như chúng ta, Hàng ngày tiếp xúc với  sự học, với kiến thức văn chương cũng phải giơ tay xin hàng hay sao? Bởi lẽ học văn phải dựa trên mục đíchchứ không phải là nhận thức và máy móc – cách học văn mà chúng ta và thế hệ mai sau đang mắc phải.
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi học Văn cho ta những  gì hay chưa? Trả lời được câu hỏi đó là bạn đã tìm ra được cảm hứng học văn của chính mình rồi đấy. Thứ nhất, cũng giống như bất kì môn học nào, Văn cho ta kiến thức. Đấy không phải là những con số hay cách giải quyết bài toán, cũng chẳng phải là đồ thị hay khối hộp, Vă cho bạn một kho tàng về từ ngữ, tác phẩm và tác giả, vô giá. Bạn thấy Tiếng Việt giàu và đẹp ở Văn, bạn thấy một “Tự Tình” da diết nhưng đầy cá tính ở Văn và bạn thấy bao nhà thơ phóng khoáng có, chí khí có, lãng mạn có cũng ở Văn. Bên cạnh kiến thức cần thiết ấy, thì đây, Văn  là một bậc thầy về đối nhân xử thế. Văn dạy bạn “Học ăn, học gói, học mở”; “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “Tôn sư trọng đạo”. Chỉ từng chút từng chút vậy thôi nhưng ẩn chứa trong đó là bao bài học mà không phải ai cũng có thể cho bạn như Văn vậy. Văn còn là dòng sông vô hạn bồi dắp phù sa tình yêu trong trái tim của mỗi con người. Từ tình yêu làng quê, hàng xóm, yêu cây đa, bến nước, sân đình mở rộng ra thành tình yêu quê hương, đất nước. Ta yêu mọi người quanh ta, yêu gia đình, bè bạn, cô thầy, yêu luôn những người mà “người trong một nước phải thương nhau cùng”. Văn như một sợi dây vô hình nối người với người gần nhau hơn. Và từ trái tim đong đầy tình yêu thương mà Văn học cho ta ấy, ta lại hoàn thiện nhân cách của mình, để trở thành một công dân tốt phục vụ đất nước. Vậy đấy, Văn cho ta nhiều quá, Văn giúp ta lớn hơn thêm và đẹp hơn ra rất nhiều. Lớn hơn, trưởng thành hơn ở khối óc và đẹp hơn ở tâm hồn. Bạn có thấy vậy không?
Những giá trị vô giá mà Văn và việc học văn  mang lại chắc chắn sẽ không bao giờ mất đi dù trong thời gian, không gian nào đi chăng nữa. Song xã hội ngày càng phát triển và đi lên cùng với những bước tiến vượt bậc của công nghệ thông tin, Văn học dường như đang bị lấn át và vai trò của nó càng bị phai mờ. Mâu thuẫn ư? Không đâu! Bởi lẽ giá trị Văn học là thật, lợi ích của việc học văn là thật, nhưng để khẳng định vai trò của Văn học trong xã hội, trong cuộc sống không phải ai khác mà chính là bạn – những người sử hữu kho báu của văn chương. Cũng giống như xây một ngôi nhà vậy, học Văn cho bạn nguyên liệu,song, ngôi nhà có thành hình, có vững chắc hay không là nhờ bạn, những người thợ xây cả tương lai! Nói cách khác, cách bạn đưa Văn vào cuộc sống là cách bạn khẳng định: “Học văn để làm gì trong xã hội hiện đại”. Và đã có không ít người khẳng định rằng Văn học có thể làm được nhiều hơn như thế. Học văn cho ta kiến thức, còn ta dùng kiến thức ấy nâng cao trình độ của mình, để  ta sử dụng chúng như một nền tảng vững chắc không chỉ để phát triển Văn học mà còn để phục vụ cho các ngành nghề khác, lĩnh vực khác, đồng thời củng cố được kiến thức của mình. Như nhà văn Phạm Văn Đồng vừa viết văn hay vừa là nhà khoa học từ ngữ xuất sắc, hay bao bác sĩ, kĩ sư đã thành công với một tuổi thơ mê học Văn. Vậy đấy,khi kiến thức được sử dụng đúng chổ, nó sẽ phát huy hết giá trị của nó. Còn cách cư xử Văn học dạy bạn? Làm gì ư? Đơn giản thôi, dể thành công. Bởi lẽ nếu bạn học giỏi bao nhiêu, bằng cấp nhiều cách máy mà không có cách cư xử tốt, bạn sẽ thất bại. Những bài học mà Văn mang lại, hòa vào cuộc sống, sao gần gũi và giản dị. Đấy là cách bạn giao tiếp, cách bạn thể hiện mong muốn, cách bạn xử lí những tính huống... ngắn gọn hơn đấy là sự thể hiện cái tôi trong bạn trước mọi người. Có phải Văn học ấy đã tạo ra một Hồ Chí Minh- vị chủ tịch kính yêu của dân tộc- một người có cách cư xử gần gũi, khiêm nhường song cũng lại rất sắc bén, kiên cường trong lời nói, câu văn? Có phải văn học ấy đã tao ra những học sinh ngoan hiền, lễ phép? Có phải Văn học ấy đã tạo nên bao nhà ngoại giao có sức thuyế phục moi người? Thế mới thấy, Văn học ở trong ta, để giúp ta cư xử đúng đắn hơn, dể ta vững bước trên con đường thành công hơn.
Bên cạnh những giá trị thực tế mà Văn học mang lại, Văn trong cuộc sống còn là những giá trị tinh thần vô giá, mà theo tôi nó được gói gọn trong hai chữ: hạnh phúc. Những câu văn, câu thơ mà ta chợt bắt gặp trong cuốn sách nào đó làm ta cảm thấy hay, thấy buồn, thấy vui – hạnh phúc khi cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống. Học văn cho ta cảm nhận được tình yêu của mọi người danh cho ta và đôi lúc giúp ta thể hiện tình cảm của mình vói mọi người – hạnh phúc khi yêu và được yêu. Văn học còn giúp ta hiểu hơn và thương hơn những con người bất hạnh, để mọi người sống gần nhau hơn, hòa thuận hơn – hạnh phúc khi được sống trong một thế giới hòa bình. Vậy có phải chăng từ Văn học và việc học văn, con người đã có thể  làm mọi thứ để có được một cuộc sống hoàn thiện?
Học văn mang lại nhiều lợi ích đa tầng và đa chiều vậy.dù trong xã hội hiện đại hay xa xưa, nhưng tại sao Văn học ngày càng bị ghẻ lạnh đặc biệt là trong học đường? Học sinh là những thanh niên trẻ mà trẻ thì lại càng đòi hỏi cái mới, cái hấp dẫn. Song cách dạy và học Văn hiện tại ở nước ta lại đi ngược lại với điều đó. Học văn là học kỹ năng mà thầy cố lại bắt ép học sinh gò lưng học  thuộc văn mẫu để đối phó. Học Văn là hành trình đi tìm tri thức vậy mà những kiến thức ấy chỉ có được bằng việc đọc  chép. Vậy thử hỏi còn đâu sự tư duy, sáng tạo của cả một thế hệ khi đến với Văn học bằng con đường tuy nhanh thật đấy nhưng đầy cạm bẫy! Những gì mà việc học văn lệch lạc mang lai không chỉ là con số không mà còn tồi tệ hơn thế. Vô tình chúng ta đang đào tạo ra một thế hệ “robot siêu thông minh” nhưng lại vô cảm đến nhẫn tâm trước người, trước đời. Sau những bài văn mẫu kia sẽ còn lại gì những bài văn rập khuôn đến mức khó chấp nhận. Hay đáng báo dộng hơn cả là những con người có “cái đầu nóng và trái tim lạnh” sẵn sàng đánh nhau với bất kì ai – hậu quả của việc thiếu kĩ năng mềm. Tất cả, tất cả đang gióng lên hồi chuông báo động, hãy cứu lấy một thế hệ, hãy cứu láy một nền Văn học đang đứng trên bờ vực!
Giá trị của việc học văn không hề thay đổi, chỉ có con người làm phai mờ nó đi mà thôi. Vậy tại sao, chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước lại không làm cho nó sáng lên. Hãy học văn bằng cả niềm vui và hứng thú, hãy đặt mục tiêu cho việc học văn của chính mình, tôi tin chắc Văn học sẽ đưa bạn tiến xa hơn bạn nghĩ. À, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hóc búa ấy chưa? Riêng tôi, tôi đã có cho riêng mình: “ Câu trả lời nằm ở những gì tôi đã và đang làm cho mai sau!”


Tác giả bài viết: Trần Thị Kim Tuyền - 11CT
Nguồn tin: nguyenhuuhuan.org/2010/







Chào mừng ghé thăm Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam (https://truongmo.com/) Powered by Discuz! X3.2