a. Số loại giao tử: không tùy thuộc vào kiểu gen mà tùy thuộc số cặp gen dị hợp trong đó:
+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 giao từ.
+ KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 22 giao từ.
+ KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sinh ra 23 giao từ.
…
=>KG của cá thể gồm n cặp gen dị hợp sinh ra 2n giao từ. VD: Cặp gen đồng hợp AA hay aa cho 1 loại giao tử A (hoặc a)
Cặp gen dị hợp Aa cho 2 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là ½ A và ½ a
2 cặp gen AABb: cho 2 loại giao tử: 1/2AB: 1/2Ab
2 cặp gen AaBb: cho 4 loại giao tử 1/4AB: 1/4Ab: 1/4aB: 1/4ab.
b. Số tổ hợp:
+ Số tổ hợp = số giao tử đực x số giao tử cái.
+ Khi biết số tổ hợp =>biết số loại giao tử đực, cái ð biết số cặp gen dị hợp của cha, mẹ. VD: Đậu Hà Lan hạt vàng trơn tự thụ phấn thu được kết quả đời con 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn (Vàng: A, xanh: a; Trơn: B, nhăn: b)
Ta thấy có 9 + 3 + 3 + 1 = 16 tổ hợp ðBố và mẹ đều cho 4 loại giao tử =>Bố và mẹ đều có 2 cặp gen dị hợp AaBb
c. Số loại và tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình
+ Sự di truyền các cặp gen là độc lập với nhauðdẫn tới sự tổ hợp tự do giữa các cặp gen cũng như giữa các cặp tính trạng, nên:
=> - Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen bằng tỉ lệ của các kiểu gen riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau (Tỉ lệ KH chung sẽ bằng tích tỉ lệ KH riêng)
- Số Kiểu hình tính chung bằng số KH riêng của từng cặp tính trạng nhân với nhau.
+ VD1: Tính tỉ lệ loại KG AaBBCC từ phép lai aaBBCc x AaBbCc.
Xét cặp 1: aa x Aa = 1/2Aa: 1/2aa.
Xét cặp 2: BB x Bb = 1/2BB: 1/2Bb.
Xét cặp 3: Cc x Cc = 1/4CC: 2/4Cc: 1/4cc.
=>Tỉ lệ KG AaBBCC = 1/2.1/2.1/4 = 1/16. + VD2: Tính tỉ lệ loại KH aaB-C- từ phép lai: AaBbCc x AaBbCc
Xét cặp 1: Aa x Aa = 3/4 A-: 1/4 aa.
Xét cặp 2: Bb x Bb = 3/4 B-: 1/4 bb.
Xét cặp 3: Cc x Cc = 3/4 C-: 1/4 cc.
=>Tỉ lệ KH aaB-C- = 1/4.3/4.3/4 = 9/64.
d. Các gen liên kết gen hoàn toàn:
+ Các cặp gen đồng hợp cho 1 loại giao tử. VD:
KG Ab/Ab cho 1 loại giao tử Ab
KG Abd/ABd cho 1 loại giao tử Abd
+ Nếu có 1 cặp gen dị hợp trở lên => cho 2 loại giao tử tỉ lệ tương đương nhau: VD:
KG Ab/Ab cho 2 loại giao tử: ½ AB = ½ Ab
KG Abd/ABd cho 2 loại giao tử ½ ABd = ½ abd.
+ Trong tế bào (2n), số nhóm gen liên kết bằng với số NST trong giao tử (n) VD: tế bào ruồi giấm có 2n = 8 => có n = 4 => có 4 nhóm gen liên kết.
e. Các gen liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)
+ Mỗi nhóm gen phải chứa 2 cặp gen dị hợp trở lên thì mới phát sinh giao tử hoán vị gen được.
+ 2 cặp gen dị hợp ðSố loại giao tử: 22 = 4 loại tỉ lệ không bằng nhau.
* 2 loại giao tử bình thường mang gen liên kết, tỉ lệ mỗi loại >25%
* 2 loại giao tử HV gen mang tổ hợp gen chéo nhau do 2 gen tương ứng đổi chỗ, tỉ lệ mỗi loại
này < 25%
Ví dụ:Cơ thể có KG AB/ab liên kết không hoàn toàn.
* 2 loại giao tử bình thường tỉ lệ cao là AB = ab > 25%
* 2 loại giao tử HVG tỉ lệ thấp là Ab = aB < 25%
+ Cách tính tần số hoán vị gen (ở phép lai phân tích):
TSHVG = (Số cá thể hình thành do HV gen / Tổng số cá thể nghiên cứu) x 100%
Hoặc:
TSHVG = Tổng tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị.
f. Tương tác gen:
+ Tác động qua lại giữa các gen không alen:
Dấu hiệu nhận biết:
.Phép lai 1 tính trạng.
.Kết quả cho F2 cho 16 tổ hợp ð F1 có 2 cặp gen dị hợp qui định 1 tình trạng, phân li độc lập.
.Kết quả F2 là sự biến dạng về tỉ lệ của 4 nhóm gen: 9 A-B- : 3A- bb : 3aaB- : 1aabb.
.Các tỉ lệ thường gặp:
-Tương tác bổ trợ: 9: 6: 1 hay 9: 7 hay 9 : 4 : 3 hay 9 : 3 : 3: 1
-Tương tác át chế: 13 : 3 hay 12 : 3 : 1.
-Tương tác cộng gộp: 15 : 1 (các gen trội có vai trò như nhau và các gen lặn có vai trò như nhau)
+ Kết luận: F1 chứa 2 cặp gen dị hợp phân li độc lập cùng qui định 1 tính trạng thì sự phân li kểu hình ở F2 hoặc là bằng hoặc là biến dạng của triển khai biểu thức (3 : 1)2.
g. Di truyền liên kết với tính.
Dấu hiệu nhận biết gen trên NST X (không alen trên Y)
- Thường tính trạng chỉ biểu hiện ở 1 giới XY (=>Tỉ lệ mắc bệnh không đều ở 2 giới)
- Có hiện tượng di truyền chéo (bố truyền cho con gái; mẹ truyền cho con trai)
P.s: drunk sẽ bổ sung các bài toán + đáp án làm ví dụ cụ thể