Advertisements
Ôn thi Toán,chú trọng rèn kỹ năng Sự nhầm lẫn trong quá trình làm một bài toán có thể đến với bất kỳ học sinh nào, ngay cả học sinh giỏi. Những bài toán tưởng như nhìn qua đã có thể giải được ngay thì lại khiến học sinh dễ nhầm lẫn.
Không lạm dụng việc học thêm
Để ôn tập có hiệu quả môn Toán, điều đầu tiên các HS phải lưu ý, đó là ôn tập một cách thật vững chắc tất cả các kiến thức cơ bản và các dạng bài tập cơ bản có trong chương trình.
Những năm gần đây, đề thi các kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như thi tuyển sinh ĐH, CĐ đều rất bám sát chương trình. Có những đề thi “vét” gần như toàn bộ chương trình.
Thứ hai, khi bắt tay vào giải một bài toán, HS tuyệt đối không nên làm động tác là nhớ lại xem bài này đã được giải như thế nào. Các em cần phải suy nghĩ phân tích để tìm ra phương pháp giải quyết bài toán đó.
Trong quá trình giải toán, nếu như quên một công thức toán học nào đó thì trước hết các em nên chủ động tự mình tìm lại công thức ấy. Không nên làm ngay cái động tác là mở sách giáo khoa ra để xem lại.
Học toán (học ở trên lớp cũng như khi ôn tập) là để nâng cao năng lực tư duy của mình. Hiện nay, HS đi học thêm rất nhiều nên mỗi khi gặp một bài toán, các em thường hay mắc phải sai lầm là nhớ lại cách giải.
Điều này sẽ kìm hãm tư duy, sẽ khiến cho HS nhớ kiến thức một cách thụ động, đồng thời không nâng cao được năng lực tư duy thông qua việc giải quyết bài toán.
Làm nhiều bài tập, đó là một cách học toán có hiệu quả nhất. Thông qua việc giải quyết bài tập, HS sẽ nhớ lại những kiến thức cơ bản có liên quan. Đồng thời có thể tự rút ra những điều cần chú ý khi vận dụng những kiến thức cơ bản đó vào việc giải toán.
Đề thi môn Toán tuy không có lý thuyết nhưng các em phải nắm thật chắc, phải hiểu thật sâu sắc lý thuyết mới có khả năng vận dụng để làm bài tập.
Vì những lý do trên mà HS không được lạm dụng việc học thêm. Các em phải có cho mình thời gian tự ôn tập và tự rèn luyện kỹ năng làm bài. Trong thời gian ôn tập, các em cần bố trí thời gian học với thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý để tránh gây căng thẳng.
“Cảnh giác” với những bài toán thoạt nhìn đã thấy cách giải
Để ôn tập môn Toán, dĩ nhiên HS phải phải rèn luyện kỹ năng làm bài. Kỹ năng này bao gồm phương pháp phân tích để tìm ra lời giải bài toán, kỹ năng trình bày lời giải bài toán, kỹ năng tính toán.
Trong quá trình làm bài, các em sơ suất một đôi chỗ, hoặc bỏ qua một số bước, hoặc thiếu điều kiện, làm không chặt chẽ... đều dẫn đến kết quả không như ý muốn. Toán học đòi hỏi phải chặt chẽ. Thiếu đi một sự chặt chẽ là bị mất điểm, đôi khi dẫn đến đáp số sai.
HS thường nghĩ rằng, điều quan trọng trong việc làm toán là tìm ra phương pháp giải. Vì thế, khi tìm được phương pháp giải rồi thì bắt đầu chủ quan, tính toán thiếu tập trung dễ dẫn đến tính nhầm. Xu hướng ra đề hiện nay là đưa ra những bài tập rất cơ bản.
Do đó, HS lại thường nhầm ở những bài toán rất đơn giản. Từ trước đến nay vẫn thế, có những bài toán nhìn cái tưởng như giải được ngay, đến khi làm vào trong bài rồi lại nhầm.
Có những tính nhầm rất lạ lùng: 2 + 8 = 11 (!). Điều đó xảy ra ngay cả với những HS học giỏi, bình thường học rất chắc chắn. Vì thế mới có những bài thi lẽ ra được điểm 10 nhưng vì một sơ suất nhỏ nào đó mà chỉ được 9,5 điểm. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình ôn tập các em phải tự rèn cho mình kỹ năng tính toán.
Khi trình bày lời giải, HS phải thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, từng bước một. Điều này thì các GV đều hướng dẫn các em ở trên lớp rất kỹ rồi. Mỗi bài toán đều cần qua trình tự các bước giải. Làm đến đâu chắc chắn đến đó.
Trong quá trình ôn tập, việc tự luyện đề rất cần thiết. Các em hãy lấy một đề 180 hoặc 150 phút rồi trước mặt, đặt cả đồng hồ nữa rồi bấm giờ.
Sau đó làm một mạch rồi tự đánh giá thông qua lời giải và biểu điểm có sẵn (đề thi có thể xin của GV hoặc tìm trên trang web về giáo dục hoặc trên một số tờ báo điện tử).
Tổng hợp các công thức toán học bằng thơ
Tìm sin lấy đối chia huyền
Cosin ta lấy kề huyền chia nhau
Còn tang ta sẽ tính sau
Đối trên kề dưới chia nhau ra liền.
Cotang ngược lại với tang
Kề trên đối dưới tính liền một khi
Trên đường kẻ chậm với người mau.
Hai kẻ đồng chiều muốn gặp nhau.
Vận tốc đôi bên tìm hiệu số.
Đường dài chia với khó chi đâu.
(Còn nếu ngược chiều thì tìm tổng số).
Muốn tính diện tích hình thang
Ta đem đáy nhỏ đáy to cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.
Còn đây là nguyên tắc để 2 tam giác bằng nhau: Con gà con, gân cổ gáy, cúc cù cu
(cạnh góc cạnh, góc cạnh góc, cạnh cạnh cạnh)
Trong 1 tam giác vuông ta có: Sin đi học ( Sin = Đối / Huyền )
Cos không hư ( Cos = Kề / Huyền )
Tang (tg) đoàn kết ( Tg = Đối / Kề )
Côtang (cotg) kết đoàn ( Cotg = Kề / Đối )
Muốn tìm diện tích hình vuông
Cạnh nhân với cạng ta thường chẳng sai
Chu vi ta đã học bài
Cạnh nhân với bốn có sai bao giờ
Muốn tìm diện tích hình tròn
Pi nhân bán kính bình phương sẽ thành
....
Version 2: (Sin) đi học ( Sin = Đối / Huyền )
Cứ (Cos) khóc hoài ( Cos = Kề / Huyền )
Thôi (Tang) đừng khóc ( Tg = Đối / Kề )
Có (Côtang) kẹo đây ( Cotg = Kề / Đối )
Sin Đi Học, Cứ Khóc Hoài, Thích Đòi Kẹo, Có Kẹo Đây (Sin = Đối / Huyền, Cosin = Kề / Huyền, Tang = Đối /Kề, Cotang = Kề / Đối )
Mình góp tý nhỉ, nhớ là khi cô giáo dạy tới bài Giải hệ phương trình hai ẩn bằng định thức thì cô dạy bài này cái này: Anh Bạn Cầm Bát Ăn Cơm ![]()
Hệ phương trình này nè: a x+b y=c và a'x+b'y=c'
Định thức là: D=ab'-a'b, Dx=ca'-c'a, Dy=ac'-a'c.
Muốn tính diện tích hình thang
Ta đem đáy nhỏ đáy to cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.
Theo mình nhớ thì bài này còn một version nữa (có vẻ có vần hơn): Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào,
Cộng rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
Còn đây là 1 bài thơ tự hoạ![]()
Muốn tính diện tích Việt Nam
Ta đem Trung Quốc Thái Lan cộng vào
Rồi đem nhân với nước Lào
Campuchia phát thế nào cũng ra... Đi Một Ngày Đàng Học Một Sàng Khôn
Sàng Đi Sàng Lại Cái Khôn Chẳng Còn
Mẹo toán !!! em có cái này hay lắm, tiết lộ cho mọi người biết, là do em tự nghĩ ra đó nha:![]()
Cách học bảng cửu chương 9 ( giới hạn tối đa là 9.9 thôi và trừ 1.9)dành cho mấy em nhỏ cấp 1 ![]()
một số muuốn nhân cho 9 trong giới hạn trên được kết quả là số có 2 chữ số, trong đó: chữ số hàng chục là số nhỏ hơn số cần nhân với 9 một đơn vị
- chữ số hàng đơn vị là số cộng với số đó để ra 10
Ex: 2.9 = 18, trong đó: 1 bé hơn 2 là 1 đơn vị
* 2+8 = 10![]()
Nếu như chưa một nhà toán học hay ai đó phát minh ra cái này thì em sẽ là người giữ bản quyền sở hữu trí tuệ cái này và cấm cướp bản quyền đấy![]()
ôi nếu thế thì mình sẽ là nhà toán học mất , cái này là từ năm em học lớp 3 cơ đấy
|