Advertisements
Một số hình ảnh về các tháp Chăm ở Bình Định Với 13 trong số hơn 40 đền tháp Chăm tại khoảng 20 cụm kiến trúc nằm từ Quảng Nam đến Bình Thuận, có niên đại từ thế kỷ IX đến XVI, Bình Định sở hữu một di sản kiến trúc vô cùng độc đáo. Những đền tháp này được phân bố tại 8 cụm và được đánh giá là một bảo tàng ngoài trời về kiến trúc, điêu khắc và kỹ thuật xây dựng độc đáo. Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu:
Tháp Đôi (ở TP Quy Nhơn), niên đại nửa đầu TK XII, là một cụm tháp vào loại độc đáo nhất của kiến trúc cổ Chăm bởi không giống với bất cứ một ngôi tháp Chăm nào khác. Tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1980. ![]()
Tháp Đôi (cuối thế kỷ XII, nay thuộc phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) mang những gì đặc trưng cho phong cách kiến trúc Chăm Bình Định.
Tháp Bánh Ít (ở huyện Tuy Phước). Tháp Bánh Ít có niên đại thế kỷ XI, gồm bốn tòa tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20km.
![]()
Tháp Bánh Ít (đầu thế kỷ XI, nay thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) là một công trình kiến trúc quý, hiếm, có giá trị nghệ thuật lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu mối quan hệ nghệ thuật giữa Champa và các nền nghệ thuật khác đương thời.
Tháp Cánh Tiên (ở huyện An Nhơn) được xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Sơn, tỉnh Bình Định). Là một trong những tháp đơn còn lại đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Champa.
![]()
Tháp Cánh Tiên (thế kỷ XI, nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn), hiện lên như một kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn, gây ấn tượng từ xa nhưng vẫn thanh thoát, nhẹ nhõm.
Tháp Bình Lâm (ở huyện Tuy Phước), một kiến trúc được cho là xưa nhất ở Bình Định. Bình Lâm mang vẻ đẹp phảng phất tinh thần cổ điển: hoàn thiện và trọn vẹn trong toàn thể cũng như trong từng chi tiết nhỏ. Năm 1995, ngọn tháp này cũng được xếp hạng di tích quốc gia.
![]()
Tháp Bình Lâm (khoảng cuối thế kỷ X, nay thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) một kiến trúc được cho là xưa nhất ở Bình Định. Bình Lâm mang vẻ đẹp phảng phất tinh thần cổ điển: hoàn thiện và trọn vẹn trong toàn thể cũng như trong từng chi tiết nhỏ.
Tháp Thủ Thiện (ở huyện Tây Sơn). Có niên đại thế kỷ XII.
![]()
Tháp Thủ Thiện (đầu thế kỷ XII, nay thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) tuy là một kiến trúc quy mô nhỏ, nhưng gây ấn tượng bằng các mảng khối lớn.
Tháp Phú Lộc (ở huyện Phù Cát) Cao 29m, Phú Lộc - có niên đại thế kỷ XII, nằm trên đỉnh đồi cao 76m so với mực nước biển. Dù đã bị đổ nát khá nhiều nhưng nhìn tổng quát, ngọn tháp vẫn có dáng bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ.
![]()
Tháp Phú Lộc (đầu thế kỷ XII, nay thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) là một trong những kiến trúc kiểu đền núi gây ấn tượng mạnh mẽ nhất về dáng vẻ bề thế, uy nghi.
Tháp Dương Long (Tây Sơn). Tháp Dương Long, niên đại thế kỷ XII, gồm ba tòa tháp cổ với chiều cao từ 29-36 m. Đây là cụm di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng cùng lúc với tháp Đôi
![]()
Tháp Dương Long (đầu thế kỷ XII, nay thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) ngọn tháp gạch cao nhất và vào loại đẹp nhất Đông Nam Á. Ở Dương Long, ta chỉ còn bắt gặp phong cách Bình Định ở tinh thần kiến trúc nhưng hình thức biểu hiện lại ảnh hưởng khá đậm nét của nghệ thuật Khmer.
Tháp Hòn Chuông (ở huyện Phù Cát) đã bị sụp đổ khá nhiều. Đây là tòa tháp nằm vị trí cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Bình Định. Người các nhà khoa học Pháp vốn đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng về văn hóa Chăm, đặc biệt là kiến trúc Champa nhưng họ đã chưa biết đến sự tồn tại của ngôi tháp này
|