Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 788|Trả lời: 19
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn... được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức "diễn" trên sàn diễn bởi con người (performance). Trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, cách tiếp cận performance nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao, bằng cách thức nào, trong bối cảnh nào, ai là người thực hiện, ai là người tham gia.

Nghệ thuật diễn xuất sân khấu với nghĩa hẹp chỉ nghệ thuật diễn của người diễn viên trên sân khấu nhằm khắc họa nhân vật của một vở kịch bằng hành động sân khấu, hàm chứa trong nó không chỉ hành động thể hiện nhân vật trong vở diễn, mà cả khả năng, cách thức, sự phản ứng... thông qua hành động sân khấu.
Sân khấu là nghệ thuật mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Nói một cách hình tượng, thì sân khấu như một cái lò luyện nên hợp kim, từ những nguyên liệu khác nhau song liên kết với nhau bởi một số thuộc tính cần.
Thuộc tính sân khấu là một từ trường mạnh để chi phối, hút những thành tố nghệ thuật cần để tạo nên ngôn ngữ sân khấu. Vũ đạo trong một tác phẩm sân khấu là vũ đạo sân khấu; hội họa, kiến trúc trên sân khấu trở thành nghệ thuật của không gian sân khấu - không phải không gian thuần túy; nghệ thuật biểu diễn không còn mang nghĩa chung của sự trình diễn, biểu diễn, mà sẽ phải là nghệ thuật diễn xuất sân khấu của diễn viên trong sự thể hiện nhân vật; kịch bản văn học phải trở thành kịch bản sân khấu. Tất cả các thành tố nghệ thuật tham gia, tạo nên nghệ thuật sân khấu, đã được mang một màu sắc khác - không còn là nguyên nó khi tồn tại độc lập, mà chịu sự chi phối của một dòng lực - thuộc tính sân khấu.
Dù kịch nói phương Tây hay kịch hát truyền thống Việt Nam, những thành tố cơ bản đầu tiên của sân khấu là kịch bản (tích), diễn xuất (trò) và công chúng. Trong hành trình phát triển, nghệ thuật sân khấu bổ sung cho mình những thành tố mới: kỹ xảo điện ảnh, âm thanh, ánh sáng hiện đại, sự tạo dựng một “sân khấu hình ảnh” có khả năng diễn đạt một cách ấn tượng những thay đổi, những biểu hiện của xúc cảm nhân vật trên sân khấu.v.v...
Dù có sự gia nhập của những yếu tố nghệ thuật hiện đại nào chăng nữa, song nói tới sân khấu, người ta nhấn mạnh nghệ thuật diễn xuất của diễn viên. Sân khấu kịch nói phương Tây, với những thăng trầm trên hai mươi thế kỷ, dù bị chi phối bởi biết bao quan niệm, trường phái, dù ngôn ngữ kịch được đa dạng hóa, thì ngôn ngữ - người diễn viên vẫn luôn ở vị trí trung tâm và không gì thay thế được. Thế kỷ XX, trong xu thế sân khấu không muốn là "cái bóng" của văn học, khi nghệ thuật đạo diễn “lên ngôi”, thì nghệ thuật diễn xuất càng khẳng định vị trí “ông hoàng, bà chúa” của nó. Heghen cho rằng “diễn xuất là hòn đá thử vàng thực sự”(1). Nghệ thuật diễn xuất bao giờ cũng là linh hồn, là trung tâm, là thành tố chính yếu nhất để tạo nên sân khấu. Thiếu kịch bản chi tiết, người diễn có thể diễn cương. Thiếu trang trí, người diễn viên kịch hát truyền thống phương Đông có thể tạo ra trang trí, tạo nên không gian, thời gian bằng chính động tác, diễn xuất của mình. Thiếu nghệ thuật diễn viên -bất thành sân khấu. Stanixlawxki gọi diễn viên là “ông hoàng, bà chúa” của sân khấu. Nghệ thuật diễn xuất đóng vai trò quyết định, vai trò “hạt nhân” liên kết, tập hợp các thành tố nghệ thuật khác xoay quanh nó, phụ trợ cho nó.
Mỹ thuật, hội họa, ca, múa, nhạc, văn học…, tất cả các loại hình nghệ thuật, đều lấy hiện thực cuộc sống làm đối tượng phản ánh. Phản ánh hiện thực như thế nào, bằng cách nào do phương tiện nghệ thuật và thẩm mỹ từng loại hình qui định. Mỗi nghệ thuật đều có phương tiện ngôn ngữ biểu đạt riêng của mình. Phương tiện nghệ thuật loại hình luôn là điểm tựa để người tiếp nhận, hay nghiên cứu nghệ thuật nhận thức được bản chất vấn đề đang tiếp cận. Phương tiện nghệ thuật quyết định đặc tính loại hình nghệ thuật.
Với sân khấu, hành động là phương tiện nghệ thuật.
Hành động là phương tiện nghệ thuật của sân khấu nói chung. Nghệ thuật sân khấu tồn tại dưới hai dạng: kịch bản văn học và vở diễn trên sân khấu. Theo Aristote thì hành động kịch là đối tượng (nội dung) bắt chước của kịch với nghĩa là một hệ thống việc làm nhằm thay đổi một tình huống này sang một tình huống khác, còn hành động sân khấu là phương thức bắt chước để thể hiện nội dung của hành động.
Kịch bản bao hàm một hành động kịch; diễn viên thể hiện nhân vật là nhờ thông qua hành động sân khấu; đạo diễn chỉ đạo diễn viên thực hiện hành động cho chính xác và hiệu quả.
Xét về mặt nội dung: kịch là nghệ thuật hành động. Xét về mặt biểu hiện thì diễn xuất là nghệ thuật của hành động sân khấu. Hành động vừa là đối tượng mô tả, vừa là phương tiện miêu tả. Hành động toàn vở diễn được hình thành từ hàng loạt hành động nhỏ. Là ngôn ngữ nghệ thuật của sân khấu, hành động sân khấu được chuyển tải bằng hệ thống động tác diễn xuất của người diễn viên như một hệ thống tín hiệu trong một không gian - thời gian sân khấu. Vì vậy, nghệ thuật diễn xuất là thành phần trung tâm sự biểu đạt của sân khấu.
Một kịch bản trở nên sống động, được khắc họa vào không gian - thời gian bằng đời sống tâm hồn, bằng trái tim nóng với nhịp đập đời sống tươi mới của những con người chỉ có thể dựa vào nghệ thuật diễn xuất của diễn viên trên sân khấu. Một ý tưởng, một hình tượng nghệ thuật trong cấu tứ của tác giả và đạo diễn cũng chỉ có thể được thể hiện và biểu đạt bằng nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên.
Nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên sân khấu được biểu đạt bằng hành động sân khấu trong một không gian - thời gian sân khấu. "Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật của hành động. Hành động sân khấu chính là cơ sở sáng tạo, là phương tiện nghệ thuật của người diễn viên"(2). Cuộc sống sân khấu là quá trình hành động của các nhân vật, từ sự khởi đầu cho đến kết thúc. Sân khấu phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua hành động, bằng diễn xuất của người diễn viên.
Trên sân khấu, người diễn viên chỉ có thể thể hiện được nhân vật của mình thông qua hành động sân khấu. Diễn viên trường phái Biểu hiện đã từng chỉ chú trọng diễn xuất ngoại hình nhân vật, khi họ cảm thấy nội tâm nhân vật đã tìm được vẻ bề ngoài chân xác để biểu hiện. Diễn viên trường phái Thể nghiệm thuần túy lại chỉ coi trọng "hành động nội tâm", coi nhẹ hình thể. Thực chất, hành động với tư cách là phương tiện phải là "hành động hữu cơ" (Stanixlawski), là sự kết hợp giữa nội tâm và hình thể - một sự biểu đạt cả hồn và xác.
Hành động và động tác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: hành động chi phối, điều hành động tác, động tác biểu hiện hành động. Sân khấu là nghệ thuật miêu tả hành động của con người bằng động tác.
Hệ thống hành động sân khấu được coi là hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật diễn xuất, biểu hiện ngữ nghĩa của sân khấu. Hệ thống hành động bao gồm hành động hình thể, hành động ngôn ngữ và hành động tâm lý v.v. của người diễn viên sân khấu. Hành động hình thể gồm những động tác tạo nên từ hình thể người diễn viên. Hành động ngôn ngữ là đối thoại, độc thọai, lời nói riêng. Hành động tâm lý chỉ những trạng thái có thể ngừng lặng về ngôn từ của diễn viên, song cũng là lúc diễn viên hoàn toàn dùng hành động biểu đạt thể hiện trạng thái sóng gió trong nội tâm nhân vật.
Nếu sân khấu là sự phản ánh đời sống bằng hành động sân khấu qua ngôn ngữ - người diễn viên, thì nghệ thuật diễn xuất của diễn viên chính là sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên những hình thức hành động, những động tác cụ thể, tạo nên hệ thống ngôn ngữ biểu đạt, tạo nên ngữ nghĩa cho một tác phẩm sân khấu.
Nghiên cứu vấn đề nghệ thuật diễn xuất của diễn viên chính là nghiên cứu vùng đặc tính nhạy cảm, sống động và đặc trưng của sân khấu, tiền đề quan trọng nhất tạo nên cái độc đáo của nghệ thuật sân khấu.
Tuồng và Chèo - hai thể loại sân khấu truyền thống của cộng đồng dân cư Việt, đã trở thành tinh túy nghệ thuật của kịch hát Việt Nam. Do sự chi phối của đặc trưng lịch sử, xã hội, văn hóa dân tộc, nên giá trị nghệ thuật Tuồng, Chèo là sự biểu hiện đầy đủ và sống động của một "nền văn hóa không gian"(3), khác với nền văn hóa thiên về văn bản như phương Tây.
Nghệ thuật diễn xuất kịch hát Việt Nam mang nét đặc trưng chung của nghệ thuật diễn xuất sân khấu và mang nét đặc trưng kịch chủng riêng của sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc.
Người diễn viên kịch hát cũng như kịch nói đều vừa là chủ thể vừa là phương tiện sáng tạo nghệ thuật. Cùng ở vai trò phương tiện biểu đạt, song hình thức biểu đạt của người diễn viên kịch hát truyền thống khác hình thức biểu đạt của người diễn viên kịch nói drame phương Tây.
Hành động là ngôn ngữ của sân khấu, song ở Tuồng, Chèo hành động không diễn ra dưới dạng thường nhật gần với hình thái tự nhiên như ở kịch nói. Hành động sân khấu trong diễn xuất kịch hát truyền thống diễn ra dưới dạng: hát, nói lối, động tác được vũ đạo hóa và múa, được tiết tấu hóa.
Như thế hát, múa, nói lối, động tác được vũ đạo hóa... chính là sự thể hiện hành động. ở đây, chúng không còn là những nghệ thuật tồn tại độc lập, mà nằm trong sự chi phối của hành động. Nếu diễn xuất sân khấu là sự khắc họa hình tượng nghệ thuật thông qua hành động, thì hát, múa, nói lối, vũ đạo... là những hình thức của hành động, là diễn xuất -lối diễn của kịch hát.
Hành động sân khấu trong Tuồng, Chèo truyền thống được thể hiện dưới hình thức hát, múa, nói lối, động tác được vũ đạo hóa, song ở từng vở hoặc từng lớp kịch cụ thể, sự đậm, nhạt của từng yếu tố không bằng nhau. Có vở, có trích đoạn nặng về hát, có vở nặng về động tác cách điệu, hoặc đánh võ, múa.v.v... Tuy nhiên, yếu tố hát thường nổi trội.
Hát trong kịch hát chủ yếu sử dụng bài bản ông cha sáng tạo và phát triển từ vốn dân ca dân tộc. Tính đa dạng trong sắc thái tình cảm và hành động đòi hỏi sự đa dạng hình thức ngôn ngữ thể hiện. Vốn bài bản ca hát trong kịch hát khá phong phú, để đáp ứng đòi hỏi đó của kịch hát. Chèo có hát sử, cấm giá, bình thảo, sa lệch v.v Tuồng có hát khách (khách hồn, độc thoại, tẩu mã), hát nam (nam ai, nam xuân).v.v... Bên cạnh bài bản, còn có các làn điệu. Chèo có làn thảm, sắp chợt, sắp chờ, oán, thán, ngâm, Tuồng có bạch xướng, oán, thán, ngâm.v.v... Nếu bài bản bị qui định chặt chẽ với tính hệ thống hoàn chỉnh, thì làn điệu lại đặc biệt linh động cho diễn viên "bẻ làn, nắn điệu", trong sự vận dụng lòng bản sáng tạo bài ca mới nhằm thể hiện các trạng thái hành động.
Khi đã là hình thức của hành động, thì hát, múa, nói lối, động tác vũ đạo hóa, phải phục vụ cho hành động kịch tính, dù có trường hợp chúng được dùng để xử lý không gian, thời gian sân khấu, mang tính hành động, theo qui luật nội tại của sân khấu. Tính sân khấu, tính hành động là đặc tính của sân khấu. Với Tuồng, Chèo đặc tính ấy như một qui luật chi phối toàn bộ các hình thức hát, nói lối, động tác, múa.v.v... trong diễn xuất sân khấu.
Là ngôn ngữ của diễn xuất, nếu hành động sân khấu của kịch hát truyền thống được thể hiện ở dạng thái hành động đậm chất ước lệ và cách điệu, thì ở sân khấu kịch nói dạng thái hành động được thể hiện gần với đời sống. Nếu so sánh ngôn ngữ diễn xuất kịch nói với kịch hát truyền thống Việt Nam thì hình thức hành động kịch nói gần dạng thái tự nhiên, chưa đạt đến độ ước lệ, cách điệu và biểu trưng cao như diễn xuất kịch hát truyền thống Tuồng và Chèo.
Đó cũng chính là nét chung và riêng của ngôn ngữ nghệ thuật diễn xuất kịch hát truyền thống Việt Nam và kịch nói.
                                  Đỗ Hương (Theo Tạp chí Văn hóa nghệ thuật)

Thread Hot
[CNXH Khoa Học] 20 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN CHỦ
[Đường lối cách mạng của Đảng CSVN] 20
[Kinh Tế Chính Trị] Câu hỏi và đáp án ph
[Kinh Tế Chính Trị] 26 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦ
[Triết Học] 35 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN TRIẾT
[Làm văn] Thuyết minh cây lúa nước!
[Thể Thao] Bộ phim về CR7
[Ôn thi ĐH - CĐ] Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu
[Triết Lý Cuộc Sống] Những Câu Nói Hay Củ
[Khối Ngành Khoa Học Tự Nhiên] Các chất đ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Đề thi thử Đại học 2012 Đ
[Khối Ngành Văn Hóa - Nghệ Thuật] [Guitar]P

Sofa
Đăng lúc 6-9-2011 22:02:44 | Chỉ xem của tác giả
em muốn học cách diễn xuât nhưng không có kịch bản chị ạ
Ghế gỗ
Đăng lúc 6-9-2011 22:03:26 | Chỉ xem của tác giả
chị có cho em ý tưởng đc ko
Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 7-9-2011 08:23:10 | Chỉ xem của tác giả
Hiện bạn đang học hoặc hoạt động tại đâu? Diễn xuất ngoài việc được đào tạo bài bản thì Tài năng của bạn là vấn đề quan trọng nhất! Đồng thời khả năng diễn xuất cần đc thực hiện diễn xuất với những vai diễn và bạn diễn khác nhau!
Chúng ta có thể tập diễn xuất đơn giản với những kịch bản ngắn ( tự viết hoặc sưu tầm) cùng bạn bè ....
Còn ý tưởng thì bạn muốn biết về vấn đề nào?
P/S "tôi là Nam"! :d
5#
Đăng lúc 7-9-2011 10:33:30 | Chỉ xem của tác giả
em cảm thấy mình có thể diễn xuất đc! em nghĩ kịch bản thì mình cứ lấy những điều bình thường trong cuộc sống này,vậy anh có thể cho em một kịch bản đc ko:
6#
Đăng lúc 7-9-2011 10:36:34 | Chỉ xem của tác giả
hiên nay em dang học THPT anh ạ và em rất núm tìm hiểu ve đieu này
7#
 Tác giả| Đăng lúc 7-9-2011 10:58:10 | Chỉ xem của tác giả
nongminhgiap gửi lúc 7-9-2011 10:36
hiên nay em dang học THPT anh ạ và em rất núm tìm hiểu ve đieu này

Bạn có ước mơ trở  thành diễn viên không? Bạn thấy mình có khả năng diễn suất không?

9 BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN




Lời mở đầu:

Trở thành diễn viên là điều rất nên làm, nhưng để tìm hiểu về công việc này thì chẳng khác nào một " Nhiệm Vụ" cực kỳ khó khăn...
Giống như việc bạn thử thách năng lực của chính mình vậy. Tính chất của nghề diễn viên được diễn giải bằng một tính từ ngắn gọn và dễ hiểu: KHÓ.

Vậy muốn trở thành diễn viên, bạn cần phải làm gì?

Sau đây là 9 bước cơ bản để trở thành một ngưòi diễn viên.

Bước 1: Bạn hãy quyết định xem bạn muốn trở thành diễn viên chuyên nghiệp hay diễn viên nghiệp dư? ( Nếu bạn muốn trở thành diễn viên chuyên nghiệp thì tiếp tục đọc còn không thì thôi nhé!)

Bước 2:Hãy chuyển tới định cư ở những thành phố nào thuận lợi cho nghề nghiệp diễn viên( Ở Việt Nam, chắc bạn nên chọn Thành Phố Hồ Chí Minh)- nơi có nhiều nhà hát, rạp chiếu phim...Vì nghề diễn xuất cũng như học ngoại ngữ, chỉ có tiếp xúc thực tế mới khiến ngưòi ta phát huy được những gì học trên lý thuyết. Đôi khi, va chạm thực tế là bài học bổ ích nhất cho việc diễn xuất. Đọc về những diễn viên xuất sắc trên thế giới, thì họ đều vô tình hoặc cố tình tìm đến những trung tâm văn hoá của đất nước...để sống. Có an cư mới có lạc nghiệp mà.

Bước 3: Trở thành thành viên của các lớp học diễn xuất, Người diễn viên tốt là người biết quan sát và học khả năng thể hiện ngay chính trong cuộc sống bình thường.Lớp học diễn xuất hãy chọn theo những nơi có các thày cô đã thành công thực tế trong nghề. Và nhắc lại, người mà bạn phải học nhiều nhất chính là cuộc sống.

Vì thế mà trong thời gian là thành viên của các lớp học diễn xuất thì đừng chần chừ, hãy xây dựng ngay một hồ sơ kinh nghiệm diễn xuất tại tất cả những nơi bạn có cơ hội xin vào để...diễn. Hãy đừng nghĩ đến vấn đề bạn sẽ được bao nhiêu tiền, hãy xin diễn từ những vai nhỏ, thậm chí là chạy cánh gà, thậm chí là vai tên hầu đi qua sân khấu trông tích tắc...tất cả đều tích cóp cho bạn nhiều kinh nghiệm mà phải sau này, bạn mơí ngạc nhiên vì nó hữu ích đến thế nào?

Bước 4: Đọc Sách thật nhiều. ( Ngại giải thích vì sao quá, nói ví dụ nhé, khi phải diễn cảnh sắp chết, bạn chưa từng ...sắp chết vậy thì phải vận dụng đến tưởng tượng, mà như thế cần phải đọc ở đâu đó, xem ở đâu đó cải cảnh người ta sắp chết nó thế nào, rồi cảm nhận...đấy, hình như nôm na nó như thế, mà khó lắm đó)
Mọi thứ mà bạn có thể đọc thì hãy đọc.Chú ý theo dõi thông tin diễn biến về xã hội xung quanh,đặc biệt các diễn biến phức tạp trong giới làm phim và giới diễn viên.

Bước 5: Viết lại một list những vở kịch, vai diễn mà mình đã từng tham gia, ghi chép cảm nhận và suy nghĩ của bạn khi diễn tả vai diễn từ nhỏ đến lớn đó, cất nó lại, một ngày kia bạn sẽ thấy là nó rất cần đấy

Tự tìm hiểu về các đạo diễn và các đoàn làm phim tại Việt Nam, đặc biệt là những người chuyên castinh diễn viên, hãy gửi cho họ Hồ sơ công việc bạn đã làm cùng với việc contact như thế nào? Hãy update liên tục các thông tin và mối quan hệ với những người làm công việc casting đó.

Bước 6:Luyện tập kỹ năng diễn một cách kiên nhẫn và chăm chỉ: Giọng nói, cử chỉ, dáng điệu, chỉ số thể hình...năng khiếu sẵn có.
Tập khả năng trí nhớ : bằng cách học thuộc lòng trường ca, thơ, truyện cười...

Bước 7: Tất cả các môn ngoại khoá : từ bắn súng, lái xe, bơi lội, nhảy cổ điển, hiphop...nhạc, hoạ, võ thuật , kiếm thuật ( bạn không cần xuất sắc, nhưng đều phải biết qua đấy); và hãy chọn lấy một môn thích nhất để tập luyện thành sở trường.

Bước8: Tham gia các cuộc giao lưu, gặp gỡ, những nơi mang tính chất cộng đồng nhiều, tạo các mối quan hệ...Cái này cần như là kiểu các sao bây giờ đang làm đó( cố gắng đừng giống Britney, Paris, hay Lilo...nếu không muốn sự nghiệp diễn xuất tại Việt Nam nhanh chóng" đắp chăn"

Bước 9. Kiên Nhẫn đợi cơ hội diễn xuất và tự tin.
Hãy luôn đặt câu hỏi tôi muốn làm gì và tôi phải làm gì để đạt được cái tôi muốn.!( Tính mục đích và thực dụng đối với người diễn viên rất quan trọng, họ phải thường xuyên sống 2 cuộc đời, vai diễn và cuộc đời thật, vì vậy họ phải có mục đích cụ thể để không bị nhầm lẫn)


9 bước này mình cũng" copi" , có thêm vài ý kiến cá nhân, nhưng chắc chưa đủ, các bạn đóng góp thêm giup.

Lần sau sẽ là bài phân tích vì sao diễn viên điện ảnh Việt Nam hiện đại ít người diễn hay thế? Phân tích các nguyên nhân và tìm hướng giải quyết , các bạn cùng tham gia cho chủ đề thêm sâu và phong phú nhé.
Nguồn Facebook



8#
Đăng lúc 7-9-2011 13:41:37 | Chỉ xem của tác giả
ôi em cảm ơ anh nhiều em nghĩ những lời khuyên này sẽ rất có ích cho em sau nay :lol
9#
Đăng lúc 7-9-2011 13:42:02 | Chỉ xem của tác giả
nhưng bi jo thi fai hoc kai da
10#
 Tác giả| Đăng lúc 7-9-2011 14:18:42 | Chỉ xem của tác giả
nongminhgiap gửi lúc 7-9-2011 13:42
nhưng bi jo thi fai hoc kai da

Mong bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình!Tác phẩm dự thi: sáng tác kịch bản phim ngắn năm 2010 khoa Điện ảnh.
Tên tác phẩm: Đôi dép
Tác giả: Nguyễn Khắc huy

Tóm tắt cốt truyện: Giầy hồng và dép rách là hai học sinh học cùng lớp ngồi chung một bàn. Giầy hồng là con một gia đình giàu có trong khi dép rách lại là con nhà nghèo vì thế cả hai không chơi với nhau…thế rồi thời gian trôi qua với những biến cố trong chuyện học tập, vui chơi trong lớp học với cách cư xử hồn nhiên của con trẻ cả hai đã xích lại gần nhau và bắt đầu cho một tình bạn …


1.Ngoại/ngày- Trước cổng trường cấp 1
Học sinh chạy ùa vào cổng trường, những đôi chân với giầy dép mới chạy qua cổng, dép rách dừng lại ở cổng chần chừ 1 lúc rồi bước qua cổng đi vào trường.

2.Nội/ngày- Phòng học
Những đôi chân với giầy dép mới ngồi theo từng bàn 2 người khua khoáng quấn quýt nhau thân mật.

Một đôi chân đeo giầy hồng rất đẹp ngồi lẻ ở góc bàn hếch mũi giầy lắc qua lắc lại với vẻ tự hào hãnh diện.

Đôi chân dép rách ngồi thu 1 góc lặng tờ đôi dép di di xuống đất mấp máy khép nép.

Giầy hồng và dép rách ngồi ra hai góc bàn xa lạ giữa những cặp chân vui đùa gần gũi trong lớp

Chân cô giáo đi lại trên bục giảng tiếng gõ thước lên bảng cả lớp ê a đọc …

Cô giáo hỏi bài 1 loạt cánh tay giơ lên

3. Ngoại/ ngày: Trên sân trường giờ ra chơi:
Một loạt cánh tay giơ lên chơi trò oẳn tù tì

Những nhóm bạn tụ tập nói chuyện vui đùa chơi những trò chơi quen thuộc của học sinh, một nhóm nhảy dây.Một nhóm học sinh nam đá bóng....

Giầy hồng đứng ngoài hiên lớp tách khỏi nhóm bạn mút một cái kẹo tự hào ngon lành.


4.Nội/ngày- Trong lớp học:
Dép rách ngồi lại 1 mình thơ thẩn.
Cậu đứng dậy định ra ngoài cúi nhìn đôi dép rồi lại ngồi xuống chỗ.

5.Ngoại/ngày- Trên đường đi học về.
Trước cổng trường
Dép rách chậm rãi bước vẻ buồn trên đường giữa dòng người qua lại.

Giầy hồng vừa đi vừa nhảy chân sáo phía xa đằng sau. Phát hiện ra dép rách đi phía trước giầy hồng đi thật nhanh lên trước qua dép rách, dép ránh đứng khựng lại.
Đợi giầy hồng đi xa mới lầm lũi bước đi

6.Nội chuyển ngoại/ngày- Trong căn nhà dép rách.
Dép rách Đẩy xích lô ra khỏi cửa ra con ngõ.

7.Ngoại/ngày- Trên đường phố.
Dép rách đạp xích lô trên đường

8.Nội/ngày- Trong cửa hiệu giầy dép
Mẹ giầy hồng và em trai thử một đôi dép mới vừa vặn. Cả ba hài lòng trả tiền đi dép mới vào cho dép cũ vào túi ni lon và ra về.

Ra đến cửa giầy hồng bỏ đôi dép cũ vào sọt rác cả ba đi thẳng

9.Ngoại /Rezim- Đường phố trước cửa hiệu giầy dép.
Một công nhân đẩy xe thu gom rác đi tới đổ thùng rác vào xe phát hiện ra đôi dép cũ giầy hồng đã bỏ đi.

Bà treo riêng ra bên thùng xe rác. đẩy xe rác đi…xuống chiều
Rezim tối xuống dép rách đang đẩy xích lô vào ngõ về nhà.

Đến đầu ngõ vào nhà 1 đám trẻ nghèo đang đá bong, quả bóng lăn về phía dép rách cậu dừng lại dẫm lên bóng dùng chân tâng bóng điệu nghệ
Lũ trẻ vỗ tau reo hò.

Cậu xút quả bóng về phía chúng, chiếc dép bay tụt mất hút vào căn nhà kím cổng cao tường con chó dữ tợn cắn ầm ĩ. Cậu nhìn đôi chân chỉ còn 1 chiếc dép nhăn mặt và thất thểu đẩy xe đi…

Lũ trẻ nhìn qua khe của thấy chiếc dép trong sân nhà quay ra nhìn theo đôi chân dép rách thất thểu.
Một đứa cầm quả bóng lên xút vào cánh cổng con chó cắn chồm lên cả bọn ôm bóng bỏ chạy.


10.Nội/đêm- Trong căn nhà của dép rách.
Dép rách đang ngồi học bài bên cái bàn cũ ở góc nhà đèn dầu heo hắt.
Hai chân dép rách để chồng lên chiếc dép còn lại.
Muỗi cắn vào chân trần, dép rách cọ cọ xua muỗi
11.Ngoại/đêm- Ngõ vào của nhà dép rách
Mẹ dép rách đẩy xe rác không đi vào ngõ về nhà, trên thùng xe treo đôi dép nhặt được.
Mẹ dép rách dừng xe ở trước sân xách cái túi có đôi dép nhặt đựoc đi vào nhà đóng cửa lại đèn tắt....
12.Ngoại/ngày- Trên đường đến lớp.
Dép rách đi đôi dép mẹ nhặt được vừa đi vừa nhún nhẩy trên đường vài ba người bạn đi cùng nhau phía trước.

13.Nội /ngày- Lớp học.
Cô giáo đi lại trên lớp giảng bài
Dép rách ngồi ở bàn học trong lớp gần ra phía giầy hồng thêm tí cậu vui vẻ lắc lư đôi dép mới vẻ tự tin.
Lâu lâu nhìn xuống đôi dép lắc lư liếc nhìn giầy hồng
Dép rách cố tình cọ cọ dép gây chú ý
Giầy hồng vẫn ngồi yên chân lắc lư không để ý đến dép rách
Dép rách có vẻ nản.
Những đôi chân trong lớp vẫn nghịch đùa
Giầy hồng đánh rơi bút xuống chân không biết
Cô giáo bước xuống cả lớp im phăng phắc một vài đôi chân vẫn cố níu kéo nhau nghịch đùa.
Cô dừng lại ngay chỗ giầy hồng đọc bài cho cả lớp chép…
Giầy hồng loay hoay tìm bút
Dép rách phát hiện ra bút giầy hồng liền thò chân kéo
bút về phía chân mình.
Giầy hồng đang loay hoay thì bỗng giật mình. Dép rách khẽ **ng chân vào chân giầy hồng.
Giầy hồng giật minh quay chân lại
Dép rách dùng chân gạt bút về phía giầy hồng
Giầy hồng cúi xuống lấy bút xong quay đi ngay.
Giật mình nhớ ra đôi dép. Giầy hồng cúi xuống nhìn lại rồi quay ra nhìn dép rách.

Dép rách giả vờ cặm cụi viết chân cậu vẫn lắc lư.

Đợi giầy hồng quay ra viết bài dép rách liếc sang phía giầy hồng dò xét

Tiếng chuông báo ra chơi.
14.Ngoại/ngày- Sân bóng đá
Lớp dép rách thi đấu.
Dép ránh đứng lặng 1 góc xem lớp đá bóng. Co chân sút gió khi có tình huống gây cấn.
Giày hồng đứng ngay sân cùng lũ bạn khan giả reo hò, húyt gió liên hồi.
Một cầu thủ lớp dép rách bị chấn thương…những khuôn mặt lo lắng.
Dép rách để dép vào một góc cẩn thận rồi chạy vào thay
Nhưng gương mặt lo lắng nghi ngờ.
Dép rách đảo bóng xút bóng bay vào lưới ghi bàn
CĐV reo hò sung sướng lao vào sân. Giầy hồng lao vào ôm dép rách nhưng rồi vội vàng bỏ ra…
Trận đấu kết thúc…mọi người ra về cùng nhau
Dép rách bị bỏ lại 1 mình cậu không tìm thấy đôi dép chán nản cậu thất thểu đi về.
15.Ngoại/ngày- Đường phố
Dép rách thất thểu đi chân đất. Qua trụ nước công cộng cậu dừng lại rửa chân. Cậu vừa rủa được 1 chân thì một đám thợ xây kéo đến cậu bị đẩy lùi ra đứng đợi đám thợ xây càng lúc càng đông
Cậu cúi nhìn đôi chân thất vọng quay đi.
Một chân sạch một chân bẩn…xuống tối
16.Nội/ngày- Lớp học.
Lớp hoc vắng teo mới chỉ vài học sinh đến dép rách đi nhanh về chỗ ngồi co đôi chân không giấu lên mặt dưới của ghế
Giầy hồng vào lớp ngồi xuống chỗ lấy tập ra đang nhúng mực lúi húi viết
Hai bạn trai đuổi nhau chạy qua vô tình **ng vào vai giầy hồng đánh đổ lọ mực.
Giầy hồng ngồi sững nhắm mắt(.nghĩ đến đôi giầy bị mực đổ vào)
Mực chảy loang ra phía ngoài ghế chỗ giầy hồng ngồi.)
Giầy hồng nhìn xuống chân
Bàn chân không của dép rách che mực trên đôi chân giầy hồng, mự nhỏ xuống chân dép rách chảy loang lổ
Giầy hồng vộ rút chân ra.
Dép rách rút vội chân nhẹ nhàng khúm núm đưa về chỗ cũ.
Giầy hồng quay nhìn đôi chân không đầy mực của dép rách.
Dép rách xé vở đưa cho giầy hồng giấy lau mực trên bàn và ghế

Cô giáo vào, cả lớp im phăng phắc những đôi chân khua khoáng nói chuyện.
Giầy hồng ngồi dịch gần vào chỗ dép rách.

17. Nội/ngày- Lớp học
Giầy hồng ngồi lại cùng dép rách.

Lớp vắng teo không còn ai.

18. Ngoại /ngày- Sân trường
Học sinh đang chơi đùa theo những nhóm quen thuộc
19.Ngoại/ngày- Cổng trường, đường về:
Giầy hồng đứng thẩn thơ đi lại vẻ chờ đợi
Giầy hồng đứng dựa vào tường cổng cúi mmặt nhìn đôi giầy của mình.
Dép rách đi ra bước qua rất nhanh
Giầy hồng gật mình rồi bước theo được 1 đoạn thì bị dép rách phát hiện ra
giầy hồng phía sau nên đi nhanh về phía trước
Giầy hồng đuổi kịp, bước lên trước chặn dép rách dừng lại giầy hồng đưa cho dép rách một cái kẹo rồi đi.
Dép rách đứng sững cậu cúi nhìn cái kẹo trên tay.
Được mấy bước giầy hồng đứng lại vì dép rách ko đi giầy hồng quay chân lại đợi
Dép rách đi nhanh lên ngang hàng với giầy hồng
Cả hai đi hút vào con ngõ.
Đi qua đám trẻ con đang đá bóng chúng dừng cả lại gọi dép rách.
Dép rách quay lại một đứa đưa cho cậu chiếc dép cũ bị bay mất hôm xút quả bóng.
Cậu xỏ chiếc dép vào cặp rồi vui vẻ cùng giầy hồng đi về
Giầy hồng vừa đi vừa liếc nhìn dép rách không hiểu.
Lũ trẻ con ôm bóng chạy theo dép rách và giầy hồng chúng gạ gẫm : “chiều nay anh dậy bọn em chơi bóng đi…”
huypc


The end




Trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà nội
Khoa truyền hình







Tác phẩm dự thi: Sáng tác kịch bản phim ngắn năm 2010 khoa Điện ảnh

Tên tác phẩm: Đôi dép
Tác giả:









Hà nội: ngày 1 tháng 4 năm 2010

Nguồn: Vanhoctre.com
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 8-4-2025 13:10

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách