|
Hì, MB bạn cứ giới thiệu tác giả tác phẩm như bình thường nhé, bắt đầu TB bạn tóm tắt sơ về văn bản, rồi đi vào nêu ra ý kiến của mình về câu hỏi đề nêu nhé....^^!
Là một nhà văn nhân đạo, Nguyễn Dữ không bao giờ muốn một người như Vũ nương phải chết. Nhưng hiện thực vẫn là hiện thực, dù nó phũ phàng đến mấy. Vũ nương đã chết - đó là sự thật không thể cứu vãn. Song để minh oan, để bù đắp cho một con người hiếu hạnh đến thế, nhà văn tưởng tượng ra sự hồi sinh của nhân vật.
Tái hợp, trùng phùng trong niềm hạnh phúc sau những lỗi lầm vẫn là niềm mơ ước, khát vọng của con người bao đời nay. Nhà văn đã tạo ra sự dung hoà giữa hiện thực với niềm mơ ước; giữa cái tồn tại và cái không tồn tại. Vũ nương đã trở về trong niềm mơ ước của Trương Sinh và của người đời nhưng chỉ là trong chốc lát rồi nhanh chóng tan biến vào khói mây. Chia lìa là vĩnh viễn bởi người chết làm sao mà sống lại. Hiện thực trở về trong niềm mơ ước. Đây chính là nét đặc sắc của truyền kì Nguyễn Dữ mà các tác giả sau ông không ai vượt qua được. Cái ảo ảnh đoàn tụ mau chóng tan biến dù không muốn thì cũng không thể làm khác được.
Trương Sinh sống trong cảnh phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya ngắm bóng mình trên vách mà cảm hoài cho phận lẻ bóng côi... Đứa trẻ mồ côi mẹ, chồng mồ côi vợ... Đây chính là một vấn đề lớn của bi kịch gia đình.
Đồng thời với kiểu kết thúc truyện như vậy đã cho ta thấy được quan niệm sống tiến bộ: thà sống trong đau khổ mà có thật còn hạnh phúc hơn là sống trong hạnh phúc siêu hình; thấy được cái nhìn hiện thực tỉnh táo, phi lạc quan hoá và tấm lòng nhân đạo bao la của nhà văn
|
|