Ôn thi tốt nghiệp lịch sử Bài 1:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Hãy phân tích những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 và ý nghĩa của nó.
=> Gợi ý trả lời:
- Bối cảnh lịch sử (trong nước và thế giới).
- Những thành tựu chính.
- Ý nghĩa lịch sử.
2- Hãy nêu những thành tựu mà nhân dân các nước Đông Au đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến nửa đầu những năm 70.
=> Gợi ý trả lời:
- Hoàn cảnh lịch sử (khó khăn và thuận lợi).
- Những thành tựu chính.
- Những thiếu sót và sai lầm.
3- Mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác thể hiện như thế nào? Hãy kể rõ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác đối với Việt Nam từ năm 1950 đến nay. Sự giúp đỡ này đã có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam?
=> Gợi ý trả lời:
- Trình bày mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác.
- Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác đối với Việt Nam từ năm 1950 đến nay thể hiện ở một số điểm sau:
+ Công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta, góp phần nâng cao địa vị và uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế.
+ Luôn tỏ rõ sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của ta.
+ Viện trợ vũ khí cho ta …
- Ý nghĩa: Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác đối với Việt Nam đã góp phần làm cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Bài 2:
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Cách mạng Trung Quốc thành công đã có tác động như thế nào đối với cách mạng nước ta?
=> Gợi ý trả lời:
- Xem lại gợi ý trả lời ở phần Liên Xô và hoàn cảnh thuận lợi trước khi ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
2- Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975)?
=> Gợi ý trả lời:
- Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954):
+ Tháng 4/1953, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lì.
+ Tháng 12/1953, ta phối hợp cùng bộ đội Pathét Lào tấn công ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt và Khăm Muộn, uy hiếp Sênô.
+ Đầu 1954, ta phối hợp với bộ đội Lào mở cuộc tấn công vào Thượng Lào, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phongxalì, uy hiếp Luông Phabang.
+ Những thắng lợi của quân dân Việt – Lào trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đã buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975):
+ Ngày 24 – 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia họp để biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
+ Nửa đầu 1970, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào cùng quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, giải phóng một vùng rộng lớn ở Lào.
+ Từ 12/2 đến 21/3/1971, quân dân ta có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” nhằm chiếm giữ đường 9 – Nam Lào của Mĩ ngụy Sài Gòn.
+ Thắng lợi của cách mạng buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari với Việt Nam (27/1/1973), sau đó Mĩ phải kí Hiệp định Viêng Chăn với Lào (21/2/1973). Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (30/4/1975) đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập.
=> Tình đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa hai dân tộc Việt – Lào đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến ở mỗi nước.
3- Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN là gì?
=> Gợi ý trả lời:
- Cơ hội:
+ Tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước ĐNÁ.
+ Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học – kĩ thuật, công nghệ và văn hóa … để phát triển đất nước ta.
- Thách thức:
+ Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế.
+ Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa, xã hội …
4- So với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và Mĩ la tinh thì phong trào ở châu Phi có những điểm khác biệt gì?
=> Gợi ý trả lời:
+ Các nước châu Phi đã thành lập tổ chức thống nhất châu Phi (1963) để phối hợp thống nhất hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi.
+ Lãnh đạo phong trào cách mạng là do các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc.
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập.
+ Mức độ độc lập và sự phát triển của đất nước sau khi giành độc lập rất không đồng đều nhau.
Bài 3:
MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Nét chính về sự phát triển kinh tế Mĩ (/Nhật Bản) từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2- Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ (/Nhật Bản) từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
3- Theo anh (/chị) trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ (/Nhật Bản) kể trên, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình.
=> Gợi ý trả lời:
+ Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
+ Giúp ích các nước đang phát triển: Nhận rõ vai trò quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong việc xây dựng nền kinh tế của mình.
4- Trong các nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ và kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có một nguyên nhân chung. Hãy trình bày và phân tích nguyên nhân đó.
=> Nguyên nhân chung đó là tận dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (có trình bày những thành tựu về khoa học – kĩ thuật)
5- Những thách thức đối với nền kinh tế Mĩ (/Nhật Bản).
=> Trình bày những hạn chế của nền kinh tế Mĩ (/Nhật Bản).
6- Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: cơ sở, nội dung, mục tiêu, biện pháp và kết quả.
Bài 4:
QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Hội nghị Ianta và việc hình thành “Trật tự hai cực Ianta”:
- Bối cảnh lịch sử
- Nội dung chủ yếu
- “Trật tự hai cực Ianta” đã hình thành như thế nào?
=> Gợi ý trả lời: Trình bày hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh theo 3 nội dung trên.
2- Trình bày mục đích, các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. Nêu ngắn gọn vai trò của LHQ. Hãy nêu dẫn chứng về vai trò của LHQ trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế hoặc thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên.
3- Đánh giá về vai trò của LHQ trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?
=> Gợi ý trả lời:
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc:
+ Giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
+ Góp phần thúc đẩy giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực;
+ Phát triển mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của các nước thành viên.
- Trước những biến động lớn của tình hình thế giới hiện nay, LHQ đã có nhiều cố gắng to lớn trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới; góp phần giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực bằng phương pháp hòa bình; giúp đỡ các nước phát triển các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; các hoạt động nhân đạo …
- Bên cạnh đó, LHQ cũng còn nhiều mặt chưa thực hiện được như chưa giải quyết dứt điểm xung đột kéo dài ở khu vực Trung Đông giữa Ixraen và Palextin; chưa có những biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn Mĩ gây chiến tranh ở Irắc, Nam Tư; chưa đề ra được biện pháp ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa thế giới hiện nay … Những tồn tại trên đang được LHQ tìm cách giải quyết để thể hiện được đầy đủ nhất vai trò của mình đối với tình hình thế giới hiện nay.
4- LHQ bao gồm các tổ chức nào? Hãy kể ra ít nhất 5 tổ chức chuyên môn của LHQ đang còn hoạt động ở nước ta?
=> Gợi ý trả lời:
- Kể các tổ chức của LHQ (Hội đồng bảo an, Đại hội đồng, Ban thư kí, các cơ quan khác …)
- Việt Nam gia nhập LHQ vào 9/1977.
- Các tổ chức LHQ đang còn hoạt động ở Việt Nam:
+ UNICEF (Qũy cứu trợ nhi đồng)
+ UNESCO (Uy ban về văn hóa, khoa học, giáo dục)
+ WHO (Tổ chức y tế thế giới)
+ FAO (Tổ chức lương thực thế giới)
+ IMF (Qũy tiền tệ quốc tế)
+ ILO (Tổ chức lao động quốc tế)
+ ICAO (Cơ quan hàng không quốc tế) …
5- Mĩ phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm mục tiêu gì? Mĩ đã phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” như thế nào?
=> Gợi ý trả lời:
Trình bày cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mĩ.
Bài 5:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC – KĨ THUẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai có đặc điểm như thế nào?
=> Gợi ý trả lời:
- Cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Nhịp độ nhanh chóng, quy mô lớn, thành tựu kì diệu chưa từng có.
2- Thế hệ trẻ phải làm gì để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế?
=> Gợi ý trả lời:
- Thế hệ trẻ phải ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết để có thể dễ dàng tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới. Trong quá trình tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật của các nước thì phải có chọn lọc cho phù hợp với sự phát triển của nước ta.
- Thường xuyên rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ tay nghề để sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Bên cạnh đó, thế hệ trẻ phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi, phát minh sáng kiến ứng dụng vào phục vụ học tập, lao động sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1930)
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Nguyên nhân và mục đích của cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam? Cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho nền kinh tế – xã hội Việt Nam biến động như thế nào?
=> Gợi ý trả lời: Trình bày sự chuyển biến về kinh tế – xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2- Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?
=> Gợi ý trả lời: Trình bày sự chuyển biến về xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
3- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam ra sao?
=> Gợi ý trả lời: Trình bày sự ảnh hưởng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tới cách mạng Việt Nam.
4- Tại sao lại nói Nguyễn Ai Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?
=> Gợi ý trả lời: Trình bày vai trò của Nguyễn Ai Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam.
5- Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử?
=> Gợi ý trả lời: Trình bày bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành và ý nghĩa lịch sử của sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM (1930 – 1945)
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Nguyên nhân thành công của hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam?
=> Gợi ý trả lời:
- Giữa đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế cộng sản.
- Đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn cách mạng lúc bấy giờ.
- Do sự quan tâm của Quốc tế cộng sản và uy tín cao của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc.
2- So sánh một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với Luận cương chính trị 10/1930 để thấy rõ sự đúng đắn của văn kiện trước và sự hạn chế của văn kiện sau?
=> Gợi ý trả lời: So sánh những nội dung của hai văn kiện trên để thấy Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, còn Luận cương chính trị 10/1930 có sự hạn chế (nêu những hạn chế).
3- Chứng minh Xô viết Nghệ – Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền cách mạng, một chính quyền của dân, do dân, vì dân?
=> Gợi ý trả lời:
- Trình bày ngắn gọn về sự ra đời của chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh (phong trào ở Nghệ – Tĩnh).
- Trình bày các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh.
- Xô viết Nghệ – Tĩnh tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
4- Phong trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh đã cho ta những bài học kinh nghiệm gì?
=> Gợi ý trả lời: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như: sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết công nông và các tầng lớp nhân dân, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, …
5- Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
=> Gợi ý trả lời: Đó là cuộc tổng diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
6- Phân tích sự khác nhau về các mặt chủ trương, sách lược cách mạng, hình thức và lực lượng đấu tranh của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 so với cao trào cách mạng 1930 – 1931?
=> Gợi ý trả lời:
- Về chủ trương, sách lược cách mạng:
+ Nhận định kẻ thù:
• 1930 – 1931: đế quốc và phong kiến (có tính chất chiến lược).
• 1936 – 1939: Kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn thực dân phản động Pháp (có tính chất sách lược).
+ Mục tiêu đấu tranh:
• 1930 – 1931: Độc lập dân tộc, người cày có ruộng (có tính chất lâu dài).
• 1936 – 1939: Tự do, cơm áo, hòa bình (những yêu cầu trước mắt).
- Về hình thức tập hợp lực lượng:
+ 1930 – 1931: Bước đầu thực hiện liên minh công nông.
+ 1936 – 1939: Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
- Về hình thức đấu tranh:
+ 1930 – 1931: Sử dụng các hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu.
+ 1936 – 1939: Sử dụng các hình thức đấu tranh công khai và nửa công khaii, hợp pháp và nửa hợp pháp.
- Về lực lượng đấu tranh:
+ 1930 – 1931: Lực lượng chủ yếu là công nông.
+ 1936 – 1939: Lực lượng đấu tranh rất đông đảo, không phân biệt thành phần giai cấp.
=> Việc so sánh sự khác nhau về các mặt kể trên giữa cao trào cách mạng 1930 – 1931 và cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 có thể thấy do hoàn cảnh thế giới, trong nước khác nhau ở mỗi thời kì nên chủ trương sách lược, hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp. Những chủ trương của Đảng trong thời kì 1936 – 1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình nên đã tạo được một cao trào đấu tranh sôi nổi. Điều này cho thấy rõ Đảng đã trưởng thành có đủ khả năng đối phó với mọi tình hình diễn biến phức tạp, đưa cách mạng tiến lên không ngừng.
7- Phân tích nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939)?
=> Gợi ý trả lời:
- Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng đề ra hai nhiệm vụ chiến lược đánh đổ phong kiến và đế quốc. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Trình bày nội dung của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939) và rút ra kết luận.
8- Chủ trương tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận thống nhất do Hội nghị lần thứ 6 (11/1939) và Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra như thế nào?
=> Gợi ý trả lời:
- Hội nghị lần thứ 6 (11/1939) chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc; chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít, giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương.
- Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc nhằm “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”
9- Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thực hiện những chủ trương gì để Việt Nam với tư cách là nước độc lập đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật?
=> Gợi ý trả lời:
- Tổ chức hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ 13 – 15/8/1945, quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
- Tổ chức Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (16/8/1945), nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa; thông qua 10 chính sách của Việt Minh; lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời sau này) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Cải tổ Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam thành Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập và ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
10- Phân tích nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945?
=> Gợi ý trả lời:
- Chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khách quan: Phát xít Đức – Nhật bị Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại, đó là cơ hội ngàn năm có một để nhân dân ta vùng lên giành độc lập.
11- Cơ hội ngàn năm có một mà Đảng và nhân dân ta đã tận dụng khi phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là gì? Tác dụng của cơ hội đó như thế nào?
=> Gợi ý trả lời:
- Cơ hội ngàn năm có một mà Đảng và nhân dân ta đã tận dụng khi phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đó là hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh tan phát xít Đức, Nhật, góp phần quyết định vào thắng lợi chung của các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật đã gục ngã.
- Tác dụng: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền một cách nhanh chóng và ít đổ máu.