Advertisements
Biến sách “dày” thành sách “mỏng” :funk:
Hoa La Canh là nhà toán học khá nổi tiếng của Trung Quốc, nhiều tác phẩm toán học của ông được xếp vào loại kinh điển. Khi bàn về chuyện đọc sách ông đã từng nói: “Một cuốn sách, khi chưa đọc, bạn cảm thấy sao mà dày cộm thế” “nhưng một khi đã thấu triệt thật sự nội dung của nó, nắm chắc được những quan điểm quan trọng của nó, bạn sẽ cảm thấy cuốn sách trở nên mỏng teng. Càng thấu triệt, càng cảm thấy cuốn sách mỏng”. Làm thế nào để đọc quyển sách “dày” thành quyển sách “mỏng”? Phương pháp của Hoa La Canh là: “nghiền ngẫm thật kĩ từng vấn đề trong sách, sau khi thật sự đã hiểu xâu chuỗi toàn bộ nội dung cuốn sách để lí giải hiểu sâu thêm, từ đó, làm rõ cái gì là vấn đề chủ yếu của cuốn sách, cùng với mối quan hệ giữa những vấn đề đó. Như vậy chúng ta nắm được sợi dây cơ bản chi phối toàn bộ cuốn sách và quán triệt được thực chất tinh thần của cuốn sách”.
Nhảy qua chỗ “khó” 
Nhà toán học Tiền Vĩ Trường thường dùng cách “nhảy qua chỗ khó” khi đọc sách. Ông nói: Trong quá trình đọc sách học tập khi gặp những vấn đề nhỏ, không phải là vấn đề mấu chốt, tại sao chúng ta không vòng qua, không nhảy qua? Giống như đi đường gặp những vật chướng ngại như hòn đá, rãnh nước… Có người gặp rãnh nước, không lấp không được; gặp hòn đá không thể không vận chuyển đi chỗ khác, như vậy là đã đem thời gian và tinh lực tan vào trong những vấn đề nhỏ. Thực ra chỉ cần vòng qua hoặc nhảy qua là được. Khi học tập phải học tập những vấn đề mấu chốt, phải sãi bước lên trước, khi đã đi được đoạn đường dài, ngoái đầu nhìn lại, chẵng còn thấy vật chướng ngại nữa. Thì ra, những chướng ngại đó chỉ là những vấn đề nhỏ. Nếu bạn bị quẩn quanh với những vấn đề nhỏ đó, sẽ chẳng đạt được gì trong cuộc đời.
Trước chậm sau nhanh 
Giáo sư Vương Hạnh Khôn, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc, từng có thói quen đọc sách trước chậm sau nhanh. Tại sao phải làm như vậy? Lí do của giáo sư là: một vài chương ở đầu cuốn sách thường là then chốt của cả cuốn sách, bởi vì, mỗi bộ môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu, thuật ngữ và kí hiệu chuyên môn riêng biệt. Ví dụ, hình học phẳng là nghiên cứu tính chất của hình tam giác, hình tròn và các hình khác; đại số sơ cấp chủ yếu là nghiên cứu các phép toán đại số. Do đối tượng nghiên cứu của mỗi cuốn sách khác nhau, nên khi xem hết quyển này, xem sang quyển khác, khi bắt đầu, thường là chưa thích nghi. Nếu như không bình tâm nhẫn nại đọc hiểu kĩ một hai chương đầu của cuốn sách, thì không thể làm vỡ được mạch suy nghĩ cơ bản của cuốn sách, nên về sau đọc sẽ rất khó khăn. Để bảo đảm “ăn hết” nội dung cuốn sách, giáo sư thường áp dụng các biện pháp như: vừa đọc, vừa ghi chép làm bài tập. Chỉ khi ghi chép làm bài tập mới thật sự suy nghĩ, lật đi lật lại vấn đề. Cái kiểu cưỡi ngựa xem hoa là không thể được. Với cách đọc như vậy, càng đọc càng nhanh, càng thấy hứng thú, nắm vững nội dung của toàn bộ cuốn sách.
——-
Theo http://toanhoc.thuvienmini.com.
Mình thấy rất hay nên muốn chia sẻ với mọi người!
Khi học ĐH một số GS mình cũng dạy như thế này đó!
|