Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 803|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
cko đoạn thơ:
                    ''Năm giặc đốt làg cháy tàn cháy rụi
                     Hàg xóm bốn bên trở về lầm lụi
                     Đỡ đần bà dựg lại túp lều tranh
                     Vẫn vữg lòg,bà dặn cháu đjh njh:
                     ''Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
                     Mày có viết thư chớ kể này nọ
                     Cứ bảo nhà vẫn được bìh yên!''

                     Rồi sớm rồi một chiều lại bếp lửa bà nken
                     Một ngọn lửa, lòg bà luôn ủ sẵn
                     Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳg...
nêu cam? nghĩ  cua? em về hinh' anh? nguoi' ba' trog doan. tko tren
---
nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên

Thread Hot
[Đã được giải đáp] cảm nghĩ về hình ả
[Chưa được giải đáp] jup mjh chữa dề tkj
[Đã được giải đáp] mọ nguọ jup e vs
[Chưa được giải đáp] mọi nguoi jup mjh dj
[Đã được giải đáp] help me.........
[Chưa được giải đáp] Help...tuần sau tô
[Chưa được giải đáp] aj joj? van tkj jup mj
[Đã được giải đáp] Help...t0j sap paj n0p
[Chưa được giải đáp] Help me...
[Chưa được giải đáp] help me.... mạ mjh tk
[Đã được giải đáp] tuan sau mjh thj hsg va
[Đã được giải đáp] help me..........mjh da

Sofa
Đăng lúc 18-6-2013 22:50:41 | Chỉ xem của tác giả
MB: Bạn giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời nhé

MB mẫu: Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ "Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

TB: Trước đi đi thẳng vào yêu cầu đề bài, bạn nên nói sơ về hoàn cảnh của tác giả qua những câu thơ đầu nhé, chẳng hạn như ba mẹ tác giả đi đánh giặc, ở nhà bà nuôi

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả:
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Mỗi lần trích dẫn, bạn phân tích, kể sơ về hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, cậu bé tác giả sống với bà nhưng vẫn không cảm thấy cô đơn nhé.

Tuy nhiên, đoạn thơ được cho là mang lại nhiều cảm xúc về bà nhất chính là đoạn:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh.

Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: "Mày có viết thư chớ kể này kể nọ. "Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”.

Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu.

Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:

"Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.

Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gửi tới bạn đọc, qua đó cũng là những bài học sâu sắc từ công việc nhỏ, lửa tưởng chừng đơn giản:

" Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”

Một lần nữa, hình ảnh bếp lửa " ấp iu”, "nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.

Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm cuả hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

KB: Qua bài thơ, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Bếp lửa là hình ảnh đẹp nhằm gợi tả sự ấm áp của gia đình đối với mỗi người. Bài thơ "Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta.

Cảm ơn

Số người tham gia 1Uy tín +2 Tiền +2 Thu lại Lý do
pedautay + 2 + 2 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Ghế gỗ
Đăng lúc 18-6-2013 22:55:13 | Chỉ xem của tác giả
Lời drunk: quan trọng là bạn làm nổi bật được lời dặn của bà, niềm tin vững chắc vào tương lai, vào Cách mạng, nghị lực kiên cường của người bà nhé. Ngoài ra, nói rõ về đức tính hi sinh, một người bà cần cù, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, đó là lí do tại sao khi đi xa, tác giả vẫn không bao giờ quên người bà của mình.

Khổ thơ này khá hay, vì nó nghiêng về biểu cảm, cũng khá dễ viết, quan trọng là bạn đào sâu được tình cảm, tính cách, lời dặn của bà nhé....^^

"Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh.

Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: "Mày có viết thư chớ kể này kể nọ. "Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”.

Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu".

P.s: drunk chúc bạn học tốt. Con nhớ ngoại....

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 17-4-2025 14:20

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách