SỞ GD & ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ MẪU THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN 2013 – 2014
Đề 6
I. Phần bắt buộc (6/20 điểm)
Câu 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau (6/20)
a. Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó (2 điểm)
Đoạn văn nháp: “...ngòi bút lãng mạng của Quang Dũng, người lính trong bài thơ Tây tiến hiện lên với vẻ đẹp kiêu hùng, lãn mạn và bi tráng. Cái chết bi tráng của người lính Tây Tiến được nhà văn tô chậm không chỉ bằng ngòi bút lãng mạn mà còn dùng các từ ngữ Hán thuần việt để khiến cái bi lụy, không bi lụy mà thành bi tráng.
b. Đoạn văn sau nói về vấn đề gì ? hãy đặt tên cho đoạn trích (2 điểm)
“Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.”
(Trích “Tâm thư người Nhật gởi người Việt)
c. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng (2 điểm)
tiếng ghi lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo)
Phần 2: Phần tự chọn, thí sinh chỉ được câu 2a hoặc 2b (7/20 điểm)
Câu 2a: Ngày 25/4/2014 baomoi.com đưa tin: “Do cãi nhau với người yêu nên V. đã nhảy cầu Tân Thuận (Quận 7) tự tử. Sự ra đi đột ngột của cô gái trẻ xinh đẹp khiến người thân và bạn bè vô cùng bàng hoàng”.Ngày 26/04/2014 báo 24h.com.vn đưa tin: “ Một nữ sinh trẻ tuổi đã lên giữa cầu Cần Thơ gieo mình xuống sông tự tử. Nguyên nhân được xác định là do người yêu của cô gái này chuẩn bị lập gia đình với người khác”. Từ 2 hiện tượng trên anh, chị hãy viết một bài văn ngắn bàn về vấn đề tình yêu của giới trẻ hiện nay. Câu 2b: Hãy so sánh nhân vật Việt và Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề 7
I. Phần bắt buộc (6/20 điểm)
Câu 1: Đọc bài thơ sau
Bông súng và siêu bão
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
( Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013 )
1. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45
- Bài thơ được viết theo thể tự do
- Bài thơ gieo vần chân
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu
2. Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?
3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng "siêu bão" và "hoa súng"?
4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về "siêu bão" và "hoa súng", đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?
5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng này?
6. Chủ đề bài thơ là gì?
7. Hai câu thơ: "bông súng tím mọc lên từ nước - bão Haiyan mọc lên từ biển" được viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì?
8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: "bão Haiyan cho tôi kinh hoàng - bông súng tím cho tôi bình yên" là gì?
a. Sử dụng từ trái nghĩa.
b. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
c. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán.
d. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
9. Hai câu thơ "rồi có thể người ta quên- mà nhớ"gợi đến điều gì?
10. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ "trong siêu bão một bông súng nở.". Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào?
11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ..nào cùng một ý nghĩa?
12. Hai câu kết: "bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì?"có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm gì?
II. Phần tự chọn: thí sinh chỉ được chọn câu 2a hoặc 2b (7/20 điểm)
Câu 2a: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt có câu: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
Anh, chị hãy viết một bài văn ngắn bàn về câu nói trên.
Câu 2b: Cảm nhận khí thế hào hùng trong kháng chiến ở đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Việt Bắc, Tố Hữu)
Đề 8
I. Phần bắt buộc (6/20 điểm)
Câu 1: Đọc và trả lời các câu hỏi
a. Đọc và cho biết đoạn trích sau nói về vấn đề gì ? đặt tên cho đoạn trích đó.
Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp (nói hoặc viết). Hoạt động sử dụng tiếng Việt yêu cầu tuân thủ đúng các chuẩn mực và quy tắc ngôn ngữ (tiếng Việt). Nói, viết đúng chuẩn mực, quy tắc là điều đầu tiên đảm bảo cho sự trong sáng. Những cách nói “hơi bị đẹp” hoặc viết “vá 9” (thể hiện cách vá săm xe có dùng lửa: vá chín),...trong giao tiếp hiện nay chỉ là cách nói vui nhộn hoặc viết tắt không đúng chuẩn mực và không thể coi là trong sáng...
b. Hãy cho biết các từ gạch chân trong đoạn thơ sau thuộc loại từ gì ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
c. Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có lời thoại:
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Đây là lời thoại của ai nói với ai ? Lời thoại này cho thấy tính cách gì của nhân vật ?
II. Phần tự chọn thí sinh chỉ được chọn câu 2a hoặc 2b (7/20 điểm)
Câu 2a: Cho tình huống sau:Gỉa sử anh chị rất muốn sau tốt nghiệp 12 sẽ làm một ca sĩ nổi tiếng. Nhưng gia đình anh, chị lại không đồng ý với mong muốn này và buộc anh chị phải thi vào một trường đại học nào đó. Anh, chị phải nói gì để thuyết phục gia đình cho phép anh, chị thực hiện ước mơ của mình. Hãy ghi lại nội dung cuộc nói chuyện và cảm xúc lúc đó của anh, chị và mọi người trong gia đình.
Câu 2b: Hãy so sánh cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân với cách tiếp cận sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 9
I. Phần bắt buộc (6/20 điểm)
Câu 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau
a. Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó (2 điểm)
Đoạn văn nháp: “Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành đã sống, gắn bó và chiến đấu ở mảnh đất tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của ông là một truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam thời chống Pháp đến chống Mỹ. Truyện tiểu thuyết là bản hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân rân Tây Nguyên nhưng là bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam trong chiến đấu. Nhà văn đã biếm họa thành công chân dung những người anh hùng của vùng đất Tây Nguyên rộng lớn. Và tiêu biểu nhất là Tnú – một chàng trai ưu tú, một cây xà nu đẹp nhất, dũng cảm nhất trong đại ngàn xà nu Tây Nguyên.
b. Câu nói sau của nhân vật nào trong Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu ? Nêu ý nghĩa của câu nói: Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được.
c. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Nhớ bản sương giăng , nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua ,lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Trả lời các câu hỏi
- Thể loại của văn bản trên? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng ?
- Nội dung khái quát của văn bản
II. Phần tự chọn thí sinh chỉ được chọn câu 2a hoặc 2b (7/20 điểm)
Câu 2a:
Vụ việc hai bảo mẫu ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ Chí Minh hành hạ nhiều cháu bé được gửi tại cơ sở này đã khiến dư luận vô cùng đau xót, căm phẫn. Những em bé còn non nớt, vô tội chưa đủ khả năng để có thể tự bảo vệ mình, phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, người được coi là “mẹ thứ hai” của chúng lại bị chính những người này đang tâm hành hạ…
Không phải đến bây giờ, những vụ việc đau lòng như thế này mới xảy ra, mà mới đây, dư luận chưa hết sửng sốt về hành động vô nhân tính của Hồ Ngọc Nhờ làm bé trai 18 tháng tuổi thiệt mạng, rồi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa ở Biên Hòa (Đồng Nai) cũng hành hạ, đánh đập dã man các em nhỏ….
Từ những sự việc trên, anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về quyền trẻ em và việc thực hiện quyền đó trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2b: “Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó”. Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Đề 10
I. Phần bắt buộc (6/20 điểm)
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khủyu, dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!".
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Câu 1: Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài Tây Tiến của Quang Dũng?
Câu 2: Nêu chủ đề của đoạn thơ?
Câu 3: Anh/chị hiểu 2 từ Tây Tiến (có bản viết Tây tiến) trong đoạn thơ trên nghĩa là gì? Chữ Tiến có nên viêt hoa không? Tại sao?
Câu 4: Anh/chị hiểu nhớ chơi vơi trong câu “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi "là gì ?
Câu 5: Những câu thơ sau mang nội dung gì ?
Dốc lên khúc khủyu, dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi?
Câu 6: Ở khổ thơ có những từ như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Đó là loại từ gì ? ý nghĩa ?
Câu 7: Anh chị hiểu từ “bỏ quên đời” trong câu “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” nghĩa là gì ?
Câu 8: Chọn lựa và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 9: Chỉ bằng 5 câu đơn, hãy ghi lại cảm xúc của anh/chị khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 10: Trong thơ ca 1945-1975, có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính. Hãy kể tên một số tác phẩm viết về đề tài này mà anh/chị đã học hoặc đã đọc. Viết hai câu thơ về đề tài này mà em thích trong những bài thơ đó.
II. Phần tự chọn thí sinh chỉ được chọn câu 2a hoặc 2b (7/20 điểm)
Câu 2a: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Anh, chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình.
Câu 2b. Qua những tình tiết chính, nhan đề truyện “Vợ nhặt” và nhân vật vợ Tràng, anh (chị) có nhận xét gì về số phận người phụ nữ nông thôn trước Cách mạng ?