|
sự tích hồ gươm
Nước nam đang thái bình thì giặc Minh ở phương Bắc ồ ạt kéo quân xâm phạm. Chúng ngang nhiên đặt ách thống trị và koi dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận vì những điều bạo ngược của chúng. Bấy giờ ở vùng Lam SƠn, nghĩa quân nỗi dậy chống giặc cứu nước, nhưng thế giặc hùng mạnh nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Nhân dân ta vẫn làm thân " trâu ngựa ". Thấy vậy đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh đuổi giặc minh.
Một đêm nọ, ở Thanh Hóa có người tên là Lê Thận đi thả lưới. Sau hai lần quăng lưới đều kéo lên được một thanh sắt. Lần thứ ba cũng vậy. Lấy làm ngạc nhiên, Thận xem kĩ và nhận ra nó là một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ d0em lưỡi gươm về nhà.
Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận không sợ nguy hiểm, hăng hái, gan dạ đối mặt với kẻ thù huung bạo. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng với một số tùy tùng đến nhà Thận để bàn việc nước. Trong căn nhà nhỏ tối ôm, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên. Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên và thấy hai chữ " thuận thiên " nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người lại trở về với công việc trọng đại của mình, nhưng vẫn cứ bị thất bại.
Một hôm, Lê Lợi và các tướng bị giặc đuổi. Mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng nhìn thấy có náh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông mới trèo lên và biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi giắt chuôi gươm và thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp Lê Thận và một số ngừi trong đoàn quân khỡi nghĩa. Lê Lợi kể lại việc bắt gặp chuôi gươm cho họ nghe. Khi đem trả chuôi cho lưỡi gươm thì vừa như đúc. Lê Thận hết sứa vui mừng và nâng thanh gươm ngang dầu nói với Lê Lợi:
- Đây là trời có ý phò thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này báo đền tổ quốc!
Từ đó, nhuệ khí của quân Lam SƠn ngày càng một tăng. Lê Lợi, gươm thần cùng nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghỉa quân Lam SƠn, Binh nhuệ mỗi ngày lớn mạnh. Họ xôn xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh giặc, dnah91 tới tấp, đánh túi bụi vào quân xâm lược. Nước nam trở lại thái bình, Lê Lợi lên ngôi vua.
Sau một năm, vào một ngày đẹp trời, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước linh thành. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, bỗng có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Vua cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lai động. Rùa Vàng nhô đầu lên cao hơn và nói: " xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ".
Vua hiểu ra rằng: Long Quân sai Rùa Thần lê đòi lại thanh gươm thần. Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặng xuống nước. Gươm và rùa thần đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới hồ nước trong xanh. Mọi người thầm biết ơn thanh gươm thần và Đức Long Quân tốt bụng, đã giúp nghĩa quân lam sơn tiêu diệt bạo tàn, bảo vệ non sông
Từ đó hồ Tả VỌng được gọi là hồ gươm và cũng có tên gọi là hồ Hoàn kiếm.
Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng như bao người khác sẽ tưởng nhớ đến rùa vàng, gươm thần quý báu; sẽ nhớ đến chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; nhớ đến nhửng vị tướng hiền tài như Lê Lợi, Lê Thận...trong cuộc chiến ngày nào. |
|