|
1. Giống nhau: Cả hai đồng bằng đều là vùng sụt vọng được phù sa sông bồi đắp
Khác nhau:
a. Đồng bằng sông Hồng:
Diện tích: 15.000 km2
Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
Độ cao: trung bình từ 10m đến 20m so với mực nước biển
Địa hình: +cao ở rìa phía Tây và Tây Tây Bắc
+ bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô trũng
Đặc điểm:+ có hệ thống đê lớn vững chắc, dài hơn 2700km
+ có những ô trũng trong đê không được bồi đắp tự nhiên hàng năm (trong đó, đất phù sa trong đê bị bạc màu do không được bồi tụ, đất ngoài đê giàu dinh dưỡng vì được bồi tụ hằng năm)
Hệ thống đê điều, sông ngòi: có hệ thống đê điều bao quanh
Tác động của thủy triều: ít chịu tác động của thủy triều
=> Đồng bằng sông Hồng: con người đắp đê, ngăn nước mặn, mở diện tích canh tác ...
b. Đồng bằng sông Cửu Long:
Diện tích: 40.000 km2
Do phù sa sông Mê Công (sông Tiền & sông Hậu) bồi đắp
Độ cao: trung bình từ 2m đến 3m so với mực nước biển
Địa hình: thấp, bằng phẳng
Đặc điểm:+ đất: 2/3 là đất mặn, đất phèn, 1/3 là phù sa
+ không có hệ thống đê để ngăn lũ
+ nhiều vùng đất trũng, ruộng bị ngập úng sâu và khó thoát nước
Hệ thốngđê điều, sông ngòi: sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Tác động của thủy triều: chịu nhiều tác động của thủy triều
=> Đồng bằng sông Cửu Long người dân sống chung với lũ, tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đồng bằng, giúp cải tạo đất, tận dũng nguồn phù sa lớn để bón ruộng....
2. Đông Nam Á (ĐNÁ) là khu vực có dân số đông: 536 triệu người (2002).2.Số dân của ĐNÁ chiếm 14,2% dân số châu Á, 8,6% dân số thế giới. Mật độ dân trung bình tương đương với châu Á. Mật độ dân trung bình gấp hơn 2 lần so với thế giới.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế giới.
Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, , sự phân bố dân cư gắn liền với với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.
Có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
a. Thuận lợi:
Dân đông, kết cấu dân số trẻ ( nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn).
Phát triển sản xuất lương thưc (trồng lúa gạo).
Đa dạng về văn hoá (thu hút khách du lịch).
b. Khó khăn:
- Ngôn ngữ khác nhau (giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên vơi đồng bằng (sự chênh lệch về phát triển kinh tế).
Dân cư tập trung đông ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á vì đây là khu vực khí hậu gió mùa thuận lợi cho sản xuất, nhất là trồng lúa nước nuôi sống nhiều người. Các khu vực này có các đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi cho trông cây lúa nước đòi hỏi cần nhiều nhân lực.
P.s: Biết là Địa lý 8, vậy, tại sao lúc đầu bạn post bên box Toán học??
|
|