Lời mở: Thứ nhất, drunk ghét ai post sai box, mà lại post trúng vào box Ngoại ngữ của drunk. Đề nghị lần sau bạn post đúng chỗ. Thứ hai, theo quy định mới của Diễn đàn chúng ta, drunk sẽ viết dàn ý cho bạn. Mong bạn học tốt và tiếp tục ủng hộ 4r...^^!
Đề 1: Giới thiệu 1 đồ dùng học tập hoac trong sinh hoạt
I. MỞ BÀI: - Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.
II. THÂN BÀI: 1. Nguồn gốc, xuất xứ: - Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. - Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
2. Cấu tạo: - Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. + Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.
3. Quy trình làm ra chiếc cặp: - Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. + Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.
+ Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. + Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. + Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.
4. Cách sử dụng: - Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:
Học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.
Học sinh nam: đeo chéo sang một bên => Thể hiện sự khí phách, nam tính
Nam sinh viên Đại học: đeo cặp một bên => thể hiện sự tự tin và năng động
Học sinh tiểu học: đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.
Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.
- Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.
5. Cách bảo quản: - Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:
+ Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 - 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ.
Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
+ Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
6. Công dụng: - Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. - Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò - cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
III. KẾT BÀI: - Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
I. Mở bài:
Việt Nam là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng may mắn có được nguồn tài nguyên khóang sản dồi dào và rất nhiều danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc chí Nam.
Trong đó, vịnh Hạ Long là một điểm đến nổi tiếng không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài.
II.Thân bài
1/ Vị trí địa lí + nguồn gốc:
a) Vị trí: Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc.
Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.
Tiếp giáp quần đảo Cát Bà phía Tây Nam; phía Đông giáp biển Đông; phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền chạy dài khoảng 120km bờ biển. Diện tích: 1553km2 .Gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.
989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
b) Nguồn gốc:
- Hạ Long có nghĩa là rồng đáp xuống => vịnh Hạ Long: vịnh nước nơi rồng đáp xuống.
- Theo truyền thuyết: khi người Việt mới lập nước đã bị nạn giặc ngọai xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con hạ giới giúp người Việt đánh giặc.
- Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).
2/ Đặc điểm – cấu tạo:
Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách nay trên 500 triệu năm.
Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá có hình dáng và màu sắc đa dạng, huyền ảo.
Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Mê Cung,….
* Vẻ đẹp của Hạ Long là một bức tranh thủy mặc được tạo nên từ ba yếu tố: đá, nước và bầu trời.
Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh
Hòn Gà Chọi có một triều sâu triết học
Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời
Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ
Động Thiện Cung như một đền đài hoành tráng, mĩ lệ.
Cảnh hoàng hôn ở vịnh Hạ Long một bức tranh lãng mạn và rất thơ mộng.
3/ Vai trò + ý nghĩa:
Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994 và 2000.
Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngòai nước, các nhà đầu tư,….
Là nơi thích hợp để nghiên cứu thạch nhũ; nghiên cứu hệ sinh thái.
-> Mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước, giúp đất nước ngày càng phát triển.
Cần được khai thác một cách hợp lí và bảo vệ đặc biệt.
III. Kết bài:
Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Giữ gìn và phát huy cái đẹp, nét văn hóa của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam.
|