Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 341|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp môn văn 2012

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
I. PHẦN CHUNG:
Câu 1: (2đ )
+ Số phận bất hạnh của những conngười sau cuộc chiến tranh . Đó là 2 nhân vật : Xô cô lôp và bé Va ni a
+ Hai con người côi cút:
Xô cô lôp:
* Trong chiến tranh : Anh từng chiến đấu, bị thương,rồi bị bắt và bị đày đọa trong các nhà tù phát xít
* Trở về sau chiến tranh : Anh mất tất cả
_ Không nhà cửa, không người thân, phải ăn nhờ ở đậu nhờ lòng tốt của bạn bè
_ Anh rơi vào nỗi đau đớn cùng cực của sự cô đơn
_ Anh đứng trước bờ vực của nạn nghiện rượu
_ Anh luôn phải chịu sự giày vò của kí ức chiến tranh
+ Nhiều đêm anh không ngủ được
+ Anh bị dằn vặt bởi những kỉ miệm về vợ con
–> Kí ức, quá khứ không mất đi mà trở thành mộtbộ phận nhức nhối trong tâm hồn Xô cô lốp
Bé Vania:
+Bố chết ở mặt trận,mẹ bị bôm chết trên tàu khi hai mẹ con đang đi tàu, khôngcòn gia đình,người thân
Ý nghĩa của hình ảnh hai hạt cát:
+ Tác giả vẫn tin vào dũng khí và lòng nhân ái của người Nga, vẫn tin vào tươnglai, cho dù bão tố chiến tranh có thổi bạt họ tới những miền xa lạ. “Cái gìđang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ýchí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớnlên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trênđường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”.
+ Khẳng định niềm tin và vẻ đẹp của tính cách Nga: Kiên cường, nhân hậu.
CÂu 2:
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởngnày).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sailệch (nếu có).
* Mặt tốt:
- Làm cho các mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn , không gâymất hòa khí trong một tập thể
- Làm cho người không tự tin vào chính bản thân của họ, chỉ 1 lời nói dối mà đãkhiến họ tự tin vào họ hơn , khiến họ có động lực để phấn đấu
- Làm cho người khác trở nên vui vẻ hơn, từ trạng thái buồn bã-> trạng tháivui vẻ
* Mặt xấu:
- Trở thành 1 thói quen xấu cho người hay nói dối
- Gây cho bạn lâm vào trạng thái có nên nói đúng sự thật hay không
- Khiến họ trở nên thất vọng khi điều đó làm cho họ cứ tưởng như sự thật
- Làm cho người khác tuyệt vọng
- Làm cho họ không dám tin vào sự thật
- Làm cho họ mất sự tin tưởng vào người khác
- Làm cho họ không biết nhận đâu là sự thật và giả dối
- Làm cho họ không tự tin vào bản thân của mình nữa
=> Tôi khuyên bạn hãy tập nói ra sự thật , dù đây là 1 sự thật mất lòng,nhưng sẽ làm cho bạn trở nên chính chắn hơn bạn ạ.

- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức vàhành động.
- Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặcdẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận
  
Câu 3a: (5đ )
      1) Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễndạt tốt, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả.   
     2) Yêu cầu về kiến thức :Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác của bài “ViệtBắc”, HS phát hiện, phân tích những thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thơ để làmrõ giá trị nội dung đoạn trích.
    - Về nội dung:  Cần đạt các ý chính sau:
      + Là tình cảm nhớ thương sâu nặngcủa người ra đi với nhân dân Việt Bắc trong kháng chiến.
      + Nhân dân đã “đồng cam cộng khổ”với cách mạng để dành thắng lợi  trên cảba mặt trận: Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Đó là một tình cảm đặcbiệt của quân-dân cá nước; một nhân dân anh hùng...
    - Về nghệ thuật:
      + Nhà thơ sử dụng lối đối-đáp DG,thể thơ lục bát quen thuộc như ca dao.
      + Điệp từ “nhớ” gắn liền với nhữnghình ảnh, sự việc cụ thể, có tác dụng xoáy sâu vào lòng người những nghĩa tìnhsâu nặng của nhân dân.
     3) Biểu điểm:
         - Điểm 5: Về cơ bản thí sinhđạt được những yêu cầu trên.
         - Điểm 3-4: Ý đúng nhưng kỹ năngphân tích còn sơ sài.
         - Điểm 1-2: Diễn ý chung chung,chưa biết phân tích thơ. Diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùngtừ ngữ...
         - Điểm 0: Viết vài dòng chiếu lệhoặc bỏ giấy trắng.
Câu 3b.
Phân tích hình tượng con sông Đà
I. MB
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa , uyên bác , cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống . Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút . Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” . Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông .
II . TB
1. Giới thiệu chung .
2.Phân tích hình tượng dòng sông Đà .
+con sông đà được Nguyễn Tuân miêu tả là dòng sông hung bạo , dữ dội
+Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân con sông Đà lại rất trữ tình , gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người
+Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy
III . Kết bài

Trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” , nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công trong việc sử dụng nhiều thuạt ngữ của các ngành nghề khác nhau nhằm miêu tả vẻ hùng vĩ , thơ mộng của con sông Đà và mở ra bao liên tưởng độc đáo , bất ngờ trong tâm trí người đọc . Qua đó , ta thấy được tài hoa , vốn văn hoá uyên thâm và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân . Đồng thời ta còn thấy được cảm hứng ngợi ca , tự hào về chất vàng thiên nhiên , về giang sơn gấm vóc Việt Nam của tác giả .


Thread Hot
[Văn học nước ngoài] Phân tích bài thơ "
[Văn học Việt Nam] Phân tích bài thơ “Đâ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Phân tích bức tranh phố huy
[Triết Lý Cuộc Sống] Những Câu Nói Hay Về
[Văn học Việt Nam] Phân tích bài thơ "Chiề
[Văn học Việt Nam] Phân tích bài thơ "Tươ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Ôn luyện lí thuyết vật lý
[Văn học nước ngoài] Hình ảnh con đường
[Lớp 6] Đề thi thử môn toán học kì 2
[Lớp 11] Sinh trưởng và phát triển ở Động
[Lịch sử Thế giới] Những đặc điểm cơ b
[Lịch sử Việt Nam] Cuộc kháng chiến chống

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 11-4-2025 14:51

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách