|
Lời mở: Trước tiên, drunk muốn giải thích ngắn gọn về "đoạn văn diễn dịch" có nghĩa là gì? Câu khởi ngữ là gì? Phòng hờ các bạn khác có tham khảo thì sẽ không thắc mắc nhé [bạn đừng cho nó vào bài văn mình nhé...^^]
+ Vị trí câu chủ đề ở đầu đoạn. Các câu trong đoạn: có vai trò làm rõ câu chủ đề => đây là cách trình bày theo lối diễn dịch
+ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ dể nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ : về,đối với,với...
Gợi ý:
Trước khi đi vào phân tích tâm trạng Kiều, bạn nên giới thiệu sơ lược về khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích, để cho người đọc thấy được ý sắc sảo mà tác giả muốn gửi gắm, đó là: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Sau khi miêu tả về cảnh xong, nên có câu chuyển ý nhé.
Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện rõ nhất ở đoạn: (đây là một đoạn diễn dịch bạn nhé, drunk ghi câu chủ đề, drunk bắt đầu đi sâu vào phân tích)
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Nhớ nhà, trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến chén rượu thề nguyền dưới trăng. Đối với một người luôn đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa như Thuý Kiều, cảm xúc ấy thật là xót xa (câu khởi ngữ đây nhé). Càng nhớ đến Kim Trọng thì Kiều lại càng đau đớn cho thân phận mình. Việc Kiều thương Kim Trọng đang chờ mong tin mình một cách vô vọng đã cho thấy một vẻ đẹp khác trong tâm hồn nàng: Kiều luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình. Tấm lòng ấy thật cao đẹp và đáng quý biết bao! (có cảm thán đây nhé)
Không chỉ dừng lại ở đây, bạn nên tiếp tục nói lên tâm trạng Kiều nhớ cha mẹ nhé. Hãy đặt ra câu hỏi "tại sao Kiều lại nhớ Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ? Đây có phải là điều nghịch lí trong thơ Nguyễn Du hay không? Trả lời được câu này, bài văn của bạn sẽ đạt điểm khá cao nhé ^^
Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:
Bạn nói lên nỗi khổ của Kiều, cảm xúc mình dành cho nàng, tóm tắt sơ lược về những cái hay, nghệ thuật của tác giả trong đoạn thơ. Đây là kết bài nhé
P.s: drunk chúc bạn làm bài tốt....^^
|
Cảm ơn
-
Xem tất cả
|