Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 474|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] mọ nguọ jup e vs

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
mọ nguoi jup e vs:doc nkug bạ tko viet ve trang in trong sak ngu van thcs co y kjen cko rang:"xua nay,tko vjet ve trang co rat nkju,xog moi bai thuong huong toi the hjen 1 tjh cam,tam tu khat vong rjeg".dua vao cac pkuong pkap lap luan da duoc hoc hay trjh bay suy ngkj cua em ve y kjen tren.

Vietsub: Mọi người giúp e vs: đọc những bài thơ viết về trăng in trong sách ngữ văn THCS có ý kiến cho rằng: Xưa nay, thơ viết về Trăng có rất nhiều, xong mỗi bài thường hướng tới thể hiện một tình cảm, tâm tư khát vọng riêng. Dựa vào các phương pháp lập luận đã được học, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Thread Hot
[Đã được giải đáp] cảm nghĩ về hình ả
[Chưa được giải đáp] jup mjh chữa dề tkj
[Đã được giải đáp] mọ nguọ jup e vs
[Chưa được giải đáp] mọi nguoi jup mjh dj
[Đã được giải đáp] help me.........
[Chưa được giải đáp] Help...tuần sau tô
[Chưa được giải đáp] aj joj? van tkj jup mj
[Đã được giải đáp] Help...t0j sap paj n0p
[Chưa được giải đáp] Help me...
[Chưa được giải đáp] help me.... mạ mjh tk
[Đã được giải đáp] tuan sau mjh thj hsg va
[Đã được giải đáp] help me..........mjh da

Sofa
Đăng lúc 15-12-2012 21:30:19 | Chỉ xem của tác giả
Viết tiếng việt có dấu nha bạn! Như vậy mn dễ đọc hơn
Ghế gỗ
Đăng lúc 17-12-2012 15:25:21 | Chỉ xem của tác giả
Đề: Đọc những bài thơ viết về trăng in trong sách ngữ văn THCS có ý kiến cho rằng: Xưa nay, thơ viết về Trăng có rất nhiều, xong mỗi bài thường hướng tới thể hiện một tình cảm, tâm tư khát vọng riêng. Dựa vào các phương pháp lập luận đã được học, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Gợi ý:

_ Dường như hầu hết mọi nhà thơ đều có thơ về trăng (ít nhất là một bài hoặc một lần trong thơ nhắc đến trăng). Hình tượng trăng đi vào thơ ca đã trở thành quen thuộc, trở thành cái Đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn.

_ Qua nghiên cứu thơ của Bác, chúng ta tìm thấy có ít nhất mười ba bài thơ có trăng xuất hiện. Đó là những bài thơ trong tập Nhật ký trong tù như: Ngắm trăng, Cảm tưởng đọc "Thiên gia thi" và những bài thơ làm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đối trăng, Đi thuyền trên sông Đáy.

_ Trong thơ Bác Hồ, chúng ta thấy sự xuất hiện của trăng thật đa dạng, sinh động. Hầu hết những bài thơ của Bác có hình ảnh trăng đều là những bài thơ hay.

Trăng có khi là bạn thơ, bạn đời của Bác:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
                                          (Ngắm trăng)

_ Ở đây, trăng và người thật đồng điệu, Bác coi trăng như là hình ảnh lý tưởng để vươn tới. Lúc bị lính áp giải, tay chân bị trói, tưởng không còn để ý gì được đến ngoại cảnh, vậy mà bằng những cảm quan cực nhạy của tâm hồn nhà thơ, Bác vẫn có cái nhìn mới về trăng

_ Cảm nhận của Bác thật chuẩn xác, tuyệt vời! Ai cũng đều phải thừa nhận đó là những câu thơ tinh tế, thật mà rất gợi.

_ Giữa bốn phía xà lim lạnh lẽo, Hồ Chí Minh thi sĩ chỉ biết làm bạn với trăng và mượn trăng để giãi bày tâm trạng, chia sẻ nỗi niềm. Trăng trong Nhật ký trong tù của Bác là biểu hiện của khát khao vươn tới tự do bay khắp nhân gian để tỏa sáng.

   Với Bác, những năm tháng sống ở Việt Bắc là những năm tháng có nhiều kỷ niệm đẹp về trăng. Cảnh rừng Việt Bắc và Cảnh khuya (làm năm 1947) là hai bài thơ hay trong số những bài thơ ra đời ở thời điểm này:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà "
                                          (Cảnh khuya)

   Bác và trăng quyện hòa vào nhau, hư mà thực. Bài thơ đẹp như một bức tranh, vừa giàu hình ảnh vừa giàu âm thanh, trong sáng và thanh cao vô cùng, tạo cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ dạt dào, sảng khoái.

   Có một điều đặc biệt là ở bốn bài thơ trăng làm trong hai năm 1948, 1949, mặc dù đang chiến tranh song trăng ở trong thơ Bác vẫn tràn đầy thơ mộng.

   Đó là vào dịp rằm tháng Giêng, trăng hiện lên ***g lộng. Rằm xuân, sông xuân và trời xuân ***g vào nhau đầy ắp thuyền trăng:

"Rằm xuân ***g lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"


_ Qua các bài thơ trăng của Bác, chúng ta nhận thấy: Bác là người rất yêu thiên nhiên, nhất là trăng. Trăng trong thơ của Bác có những sắc thái mới gắn với nội dung quan điểm thẩm mỹ khoa học, cách mạng của Người. Trăng là một hình tượng có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và trong sự nghiệp sáng tác văn học của Người.

_ Chuyển ý: Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

_ Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam . Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.

_ Phân tích sơ và cảm nhận về bài thơ

P.s: drunk ko nhớ hết tất cả các tác phẩm về trăng ở THCS, nếu có gì bạn bổ sung thêm nhé....^^!

Cảm ơn

Số người tham gia 1Uy tín +2 Tiền +2 Thu lại Lý do
penguin + 2 + 2 Bài viết hữu ích

Xem tất cả

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 17-12-2012 21:59:37 | Chỉ xem của tác giả
love_drunk gửi lúc 17-12-2012 15:25
Đề: Đọc những bài thơ viết về trăng in trong sách ngữ văn THCS có ý kiến cho rằng:  ...

tkanhs.nkug pan co/ tke jup mjh pkan tjck tkem ca? vaj doan tko ns ve trang nku bai ''tjnh da. tu/''cua li bach va baj ''mun lam tkang cuoi''cua tan? da\.mjh mog pan se jup mjh lan nua.cam on pan rat nkjeu
5#
 Tác giả| Đăng lúc 19-12-2012 16:29:17 | Chỉ xem của tác giả
love_drunk gửi lúc 17-12-2012 15:25
Đề: Đọc những bài thơ viết về trăng in trong sách ngữ văn THCS có ý kiến cho rằng:  ...

drunk pkan tjk tkem ca? 2 tác pkam vjet về trang nku ''tĩnh dạ tứ''của lí Bạch,''muốn làm thằng cuội'' cua Tan? đa\
6#
Đăng lúc 21-12-2012 21:42:30 | Chỉ xem của tác giả
heo_con_lon_ton gửi lúc 19-12-2012 16:29
drunk pkan tjk tkem ca? 2 tác pkam vjet về trang nku ''tĩnh dạ tứ''của lí Bạch,''muốn là ...


Lời mở: mai mốt bạn "viet sub" dùm drunk nhé, hic, drunk với các anh chị ko tài nào đọc được, hic. Lần sau bạn gõ có dấu, đúng tiếng việt nhé, vậy thì drunk với các anh chị mới nhanh chóng giúp bạn được, bạn nhé, hì. Thân...^^!

Gợi ý:

Mỗi khi nói đến bài thơ nào tiếp theo, bạn nhớ chuyển ý nhé

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.

Bạn giới thiệu, phân tích sơ ở đây nhé:
VD:

"Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương"

Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên.


Bạn phân tích ngắn gọn bài thơ ở đây như drunk gợi ý nhé, ngắn gọn thôi đấy

Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.


Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.


Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.


Chuyển ý: Với cái ngông nghênh khinh bạc của nhà Nho cuối cùng và người tiên phong cho thi ca vào con đường chuyên nghiệp. Tình say, ý lạ, tứ mới chưa làm nên một Tản Đà, mà điều chủ yếu là sự thành thực tự nhiên trong cảm xúc, ngay cả khi thi nhân chìm đắm vào cõi mộng. Những “khối tình”, những “giấc mộng” làm nên một phần văn nghiệp Tản Đà. Muốn làm thằng Cuội là một sự kết hợp của mộng và tình, để ta nhận ra chân dung của con người dám lấy cái ngông như một sự thách thức với cuộc đời ô trọc.

Bài thơ cho ta nhận ra một chân dung tâm hồn Tản Đà: phóng khoáng, đa tình, nhiều mộng tưởng mà vẫn vướng vít những ưu tư trần thế. Con người ấy muốn giữ trọn “thiên lương” giữa cuộc đời  ô trọc nên phải đắm chìm trong những “giấc mộng con” để sống thành thực với chính mình và với cuộc đời. Ta chợt nhận ra một nhân cách cao quý không bị vẩn **c bởi những toan tính vụ lợi tầm thường, một con người “đi qua cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20” mà vẫn giữ trọn “linh hồn cao khiết” (ý của Hoài Thanh, Hoài Chân –Cung chiêu anh hồn Tản Đà)

Muốn làm thằng Cuội cũng như bao bài thơ  bộc bạch tâm tư của Tản Đà giúp ta hiểu thêm về một con người đã dám phô bày cái tôi  đầy cá tính của mình với người đời không cần giấu giếm, như là một cách để đối lập với cả một xã hội thực dân – phong kiến. Tác phẩm góp thêm luồng sinh khí cho cảm hứng lãng mạn, với trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc mãnh liệt, sẽ phát triển mạnh mẽ trong phong trào Thơ Mới 1932 – 1945.


7#
 Tác giả| Đăng lúc 23-12-2012 17:05:18 | Chỉ xem của tác giả
tkanks drunk
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 16-4-2025 16:23

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách