Advertisements
Nghị luận văn học và nghị luận xã hội
1. Nghị luận là gì ?
- Nghị luận : bàn bạc cho ra phải trái (Từ điển Tiếng Việt - Văn Tân)
- Nghị luận : bàn bạc (Từ điển Hán Việt - Phan Văn Các)
- Nghị luận : bàn và đánh giá cho thật rõ về một vấn đề nào đó (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê)
Vậy, nghị luận là bàn bạc cho ra phải trái, đánh giá cho thật rõ đúng sai vấn đề nào đó.
Ví dụ:
a. Bình luận hai câu thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ
Đã mang tiếng ở trong đất trời
Phải có danh gì với núi sông.
b. Nêu ý kiến về câu nói của Ban - dắc: "Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa"
c. Trong bài thơ Tẩu lộ (Đi đường), Bác Hồ viết
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết đường đi khó)
Em hãy lấy một số dẫn chứng thơ trong bài Ngục trung nhật kí của Bác Hồ để làm sáng tỏ ý thơ trên.
2. Văn nghị luận là gì?
- Hịch, cáo, chiếu, biểu, ..... của người xưa để lại đều là những áng văn nghị luận. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ, Biểu tại Giản nghị đại phu kiêm Tri tam quân sự (Nguyễn Trãi) dâng lên vua Lê Thái Tông..... đều là văn nghị luận viết theo quy cách riêng, thi pháp của cổ văn.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, bản điều trần Xin lập khoa luật (1967) của Nguyễn Trường Tộ, Hòa lệ cống ngôn (Gửi lời nói hòa cùng nước mắt) của Phan Bội Châu, bài Chánh học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, bài chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không? của Huỳnh Thúc Kháng.... cũng là văn nghị luận. Tuyên Ngôn Độc Lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do của Hồ Chí Minh là văn nghị luận.
Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi, Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của Nguyễn Khắc Viện, Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy của Phan Đình Diệu,Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Định Hượu, .... đều là văn nghị luận
Có thể nói, văn nghị luận là loại văn xuôi dùng lí lẽ lập luận, dẫn chứng để bàn bạc và đánh giá một vấn đề nào đó, thể hiện cách hiểu và bày tỏ quan điểm của mình.
3. Phân loại
Văn nghị luận gồm có nghị luận xã hội và nghị luận văn học
- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội, chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thiên nhiên, môi trường,.. v.v...
Ví dụ, bàn về vẻ đẹp thanh lịch của người Hà Nội; nêu lên suy nghĩ về việc xây dựng, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; trao đổi về phương pháp tự học, tự đọc,....
- Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật như phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ văn, bình luận một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử, giới thiệu một tác giả hoặc một tác phẩm văn chương,....v.v...
Ví dụ, bình giảng bài thơ sóng của Xuân Quỳnh; phân tích nhân vật chị Hoài trong Mùa lá rụng trong vườn (đoạn trích) của Ma Văn Kháng; giới thiệu về tiểu sử, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân,...
4. Các dạng bài, kiểu bài văn nghị luận
Có thể tạm chia các dạng bài, kiểu bài văn nghị luận:
- Chứng minh một vấn đề
Ví dụ, chúng minh quê em có nhiều đổi mới; chứng minh quan đội ta rất anh hùng; những đặc tính cần có của một thanh niên học sinh; trăng trong thơ Hồ Chí Minh,....
- Giải thích một vấn đề
Ví dụ, giải thích câu tục ngữ "thương người như thể thương thân"; thế nào là tư duy hệ thống?; nên hiểu như thế nào cho đúng hai câu tục ngữ sau "học thầy không tày học học" và "không có thầy đố mày làm nên,....
- Bình luận một vấn đề
Ví dụ, bình luận câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn"; quan niệm của em về một bài thơ hay; suy nghĩ của em về thói đua đòi ăn chơi của một số thanh niên học sinh; bình luận câu :"Bí quyết của sự trẻ mãi là hãy học lấy mỗi ngày một điều gì".....
- Cảm nhận, cảm thụ, phân tích, bình giảng
Ví dụ, cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh; cảm thụ của em về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; phân tích nhân vật ông Tám trong truyện Đất của Anh Đức; bình giảng đoạn thơ nói về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,....
- Nghị luận hỗi hợp
Những bài văn THPT thường là dạng bài, kiểu bài nghị luận hỗn hợp. Có lúc đề bài chỉ rõ giải thích và chứng minh, giải thích và bình luận. có lúc đề bài chỉ nêu một vấn đề để học sinh tự tìm hiểu, tự suy luận
Ví dụ:
+ Giải thích và bình luận câu "Học hành là sự mở đường đi tới tương lai"
+ Giải thích và chứng minh tục ngữ "Có chí thì nên"
+ Đề bài: Tiền tài và hạnh phúc thuộc dạng bài, kểu bài gì? - Đó là văn nghỉ luận hỗn hợp; người viết phải giải thích, chứng minh, bình luận.
5. Điều kiện cần và đủ đề làm văn nghị luận
Muốn làm văn nghị luận học sinh cần phải có các điều kiện cần và đủ sau đây:
![]()
Tóm lại, " có bột mới gây nên hồ", làm văn nghị luận xã hội hay nghị luân văn học cũng phải có kiến thức, kĩ năng, quan điểm.
|