Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 311|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo

Mỹ ủng hộ việc hoãn xây đập thủy điện Lào

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tuyên bố Washington hoan nghênh việc hoãn xây đập Xayaburi của Lào trên sông Mekong, đồng thời hy vọng các nước Đông Nam Á sẽ hợp tác để đảm bảo rằng dự án xây đập không gây hại cho môi trường.
Ngư dân Campuchia chuẩn bị thả một con cá tra dầu mà họ bắt được trên sông Mekong. Giới bảo tồn lo ngại dự án xây đập Xayaburi sẽ đe dọa sự sinh tồn của loài cá nước ngọt khổng lồ này. Ảnh: National Geographic.
“Chính phủ Mỹ hoan nghênh việc các nước ven sông Mekong nhìn nhận sự cần thiết của việc đánh giá toàn diện những tác động kinh tế, môi trường và xã hội của dự án đập thủy điện. Chúng tôi ủng hộ các quốc gia tiếp tục hợp tác với nhau để hiện thực hóa tầm nhìn về một lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã và bền vững về môi trường”, AFP trích một đoạn trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thượng nghị sĩ Jim Webb, người đứng đầu tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ, đang gây sức ép để chính phủ Mỹ có vai trò tích cực hơn nữa trong việc phản đối dự án xây dựng đập Xayaburi. Webb cho rằng dự án sẽ gây nên những “hậu quả tai hại” cho khu vực.
Vị trí các dự án đập thủy điện (điểm màu đỏ) trên dòng chính ở khu vực hạ Mekong. Đồ họa: Đào Trọng Tứ.
Tại cuộc họp hôm 19/4 của Uỷ hội sông Mekong (MRC), các nước nhất trí sẽ đưa vấn đề Xayaburi lên tham vấn ở cấp bộ trưởng vào tháng 11 tới. Việt Nam và Campuchia đều khẳng định rằng, cần có nghiên cứu về kỹ thuật, những tác động môi trường và sinh kế của người dân từ dự án đập Xayaburi một cách cụ thể hơn.
Xayaburi, nằm ở phía bắc Lào, là dự án đầu tiên trong tổng số 12 công trình dự kiến sẽ được xây dựng trên dòng chính của Mekong. Sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua 4 quốc gia gồm Thái, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Giới chuyên gia tính toán rằng sự hiện diện của đập Xayaburi sẽ khiến số lượng phù sa đồng bằng Sông Cửu Long giảm từ 26 triệu tấn/năm xuống còn khoảng 7 triệu tấn/năm. Ngoài ra nó còn làm giảm số lượng các loài cá, ảnh hưởng tiêu cực tới các loài thủy sản và sự đa dạng sinh học của sông Mekong cũng như khu vực xung quanh.
Việt Linh

Thread Hot
[Văn học Việt Nam] Phân tích tác phẩm "Vợ
[Triết Lý Cuộc Sống] Danh ngôn về giao tiế
[Lớp 10] 38 bài tập phương trình lượng giá
[Lớp 11] Hệ thống kiến thức hóa hữu cơ 11
[Phổ Thông] EXERCISES (COMPARISONS)
[Lớp 9] Bộ đề thi VẬT LÝ THCS HK2
[Lớp 9] Bộ đề thi môn Toán Tuyển sinh
[Lớp 12] NHẬN DẠNG VÀ GIẢI NHANH BÀI TẬP CON
[Văn học Việt Nam] Hạnh phúc của một tang g
[Toán Cao Cấp] Bộ sách Toán Cao Cấp A1 - A2 -
[Lớp 10] Luyện tập vật lý 10 học kỳ 1 ban c
[Chuyên Ngành] Tiếng anh chuyên ngành cơ điệ

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 27-4-2011 14:43:43 | Chỉ xem của tác giả
Bài này đã được sửa bởi no.1 lúc 2011-4-27 14:44

Việt Nam đề nghị hoãn xây đập Xayaburi 10 năm

Đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, trong phiên họp cấp bộ trưởng vào tháng 11 tới, Việt Nam sẽ đề nghị Lào trì hoãn xây dựng đập Xayaburi trong 10 năm để có nghiên cứu đầy đủ hơn.
Trước đó, tại cuộc họp hôm 19/4 của Uỷ hội sông Mekong (MRC), các nước đi đến nhất trí sẽ đưa vấn đề Xayaburi lên cấp bộ trưởng vào tháng 11 tới. Việt Nam và Campuchia đều khẳng định rằng, cần có nghiên cứu về kỹ thuật, những tác động môi trường và sinh kế của người dân từ dự án đập Xayaburi một cách cụ thể hơn.
Vị trí dự án đập Xayaburi trong khu vực hạ Mekong. Đồ họa: NYT
"Bên cạnh nội dung đề nghị trì hoãn việc xây dựng đập trong 10 năm, Việt Nam cũng đang đề nghị phía Lào tiếp tục cung cấp tài liệu để có nghiên cứu đầy đủ hơn", Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam Phạm Khôi Nguyên cho biết. "Đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị mời các tổ chức quốc tế phối hợp nghiên cứu", ông nói thêm.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, qua nhiều hội nghị tham vấn, các chuyên gia và nhà quản lý của các nước thuộc Ủy hội sông Mekong (MRC) đã cho thấy sự quan ngại về dự án đập Xayaburi ảnh hưởng tới môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân, trong đó có Việt Nam.
"Đập Xayaburi xây dựng tạo tiền lệ cho 11 đập thủy điện khác được xây dựng, nếu tất cả đập thủy điện đều được khởi công mà chưa đánh giá hết tác động, ảnh hưởng tới môi trường và sinh kế của người dân trong lưu vực sông nói chung và với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thì hậu quả sẽ rất lớn", ông Nguyên nhấn mạnh.
Đánh bắt cá trên sông Mekong. Ảnh: NYT.
Theo tiến sĩ Đào Trọng Tứ, nguyên phó Tổng thư ký mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), đập Xayaburi được xây dựng sẽ không mang đến bất kì lợi ích nào cho Đồng bằng sông Cửu Long, mà còn đe dọa trực tiếp đời sống của 20 triệu dân và ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia cũng như khu vực.
"Tất cả 12 bậc thang thủy điện dự kiến là các thủy điện không điều tiết, chỉ phục vụ duy nhất một mục đích là phát điện, không có tác dụng điều hòa nguồn nước, giảm lũ mùa mưa và tăng dòng chảy mùa khô", ông Tứ nói.
Tiến sĩ Tô Văn Trường, chuyên gia về thủy lợi cho hay, việc xây đập sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam và trực tiếp đến người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi nguyên tắc các hồ có dung tích lớn, càng gần Việt Nam như Sambor và Stung Treng (Campuchia) thì tác động càng nhiều đến môi trường sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long, kể cả đa dạng sinh học.
"Khi xây dựng 12 bậc thang sẽ phải phá rừng nhiều, lắng đọng phù sa trong lòng hồ, tác động đến thủy sản, thay đổi chế độ dòng chảy gây xói lở hạ lưu", ông Trường nói thêm.
Theo ước tính của các chuyên gia, số lượng phù sa Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ giảm từ 26 triệu tấn/năm xuống còn khoảng 7 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn làm giảm số lượng các loài cá, ảnh hưởng đến các loài thủy sản và sự đa dạng sinh học của khu vực này.
Xayaburi ở phía bắc Lào, là dự án đầu tiên trong tổng số 12 công trình dự kiến sẽ được xây dựng trên dòng chính của Mekong, con sông lớn đầy phù sa và cá, chảy từ Trung Quốc qua 4 quốc gia vùng hạ Mekong gồm Thái, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Hương Thu
Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 27-4-2011 14:44:59 | Chỉ xem của tác giả
Nhà thầu Xayaburi: Một phần dự án đã khởi công

Nhà thầu dự án Xayaburi thừa nhận công trình xây dựng tuyến đường bộ tại khu vực xây đập đã khởi công. Họ mong có thể tiếp tục công việc này trong thời gian ngắn tới.
Dự án đập Xayaburi tạm hoãn sau khi các nước thuộc Ủy hội sông Mekong thống nhất đưa lên cấp Bộ giải quyết hôm 19/4. Nhưng nhà thầu xây dựng lớn thứ 2 ở Thái Lan - Ch Karnchang (CK) vẫn mong có thể tiếp tục công việc dang dở của họ tại khu vực xây dựng đập Xayaburi trong thời gian ngắn tới.
Nhà thầu CK hy vọng, họ sẽ ký được hợp đồng mua bán điện từ dự án trị giá 110 tỷ baht này của Chính phủ Lào trong vòng 30 ngày tới.
Một phóng sự điều tra của Thái Lan nói rằng Lào đã bắt đầu làm đường dẫn tới khu vực định đặt đập thủy điện Xayaburi từ cách đây 5 tháng. Ảnh: Bangkokpost.
Tờ BangkokPost trích lời giám đốc điều hành CK, Plew Trivisvavet cho biết, Chính phủ Lào đã quyết định xây đập Xayaburi. "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được thông báo chính thức từ Chính phủ Lào trong vòng 1-2 tuần tới", ông Plew Trivisvavet, nói tại cuộc họp thường niên của công ty cuối tuần trước.
Ủy hội sông Mekong (MRC) đã bày tỏ quan ngại về tác động môi trường có thể xảy ra từ dự án Xayaburi, nhưng thừa nhận rằng quyết định cuối cùng vẫn do Lào.
Trong khi đó, giới quan chức Lào trong cuộc họp với MRC thừa nhận có trao đổi về vấn đề này với CK và công ty này khẳng định vấn đề môi trường đã được họ tính tới trong quá trình thiết kế con đập.
"Chúng tôi đang hướng tới việc ký kết hợp đồng mua bán điện và hợp đồng xây dựng trị giá 76 tỷ baht, cũng như các khoản thỏa thuận vay ngân hàng để tài trợ cho dự án, trong vòng 30 ngày tới", ông Plew phát biểu.
Ông Plew thừa nhận, công trình xây dựng tuyến đường bộ tại khu vực xây đập, nằm cách Luang Prabang 80km, đã được khởi công. Ông này nói thêm rằng, CK sẽ xây dựng một thị trấn mới cho người dân trong khu vực phải di tản, trong đó có trường học và bệnh viện.
Vị đại diện nhà thầu khẳng định, dự án sẽ trích 8 tỷ baht để phục vụ các hoạt động giảm thiểu tác động tới môi trường do đập gây nên, đồng thời sẽ trả khoảng 1 tỷ baht cho 424 hộ gia đình buộc phải dời đi.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan Wannarat Wannarat Charnnukul nói rằng, Thái Lan sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch mua điện từ dự án Xayaburi.
Vị trí dự án thủy điện Xayaburi trong tiểu vùng Mekong. Đồ họa: NYT.
Người Thái cũng phản đối
BangkokPost hôm 22/4 dẫn lời Nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ Watchara Phethong cho biết Ủy ban về vấn đề phát triển chính trị, truyền thông đại chúng và sự tham gia của công chúng, thuộc Quốc hội Thái Lan, đã lên tiếng phản đối dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi, do đập này sẽ tác động tiêu cực đến cư dân và môi trường dọc hai bờ sông Mekong.
Một số thành viên khác trong Ủy ban kêu gọi Thái Lan yêu cầu Lào hủy bỏ dự án xây dựng đập Xayaburi và giải thích rõ với công chúng.

Ủy ban trên muốn Chính phủ Thái Lan trình kế hoạch mua điện từ dự án đó để các nghị sỹ xem xét, đồng thời sẽ điều tra vai trò của Ngân hàng Krung Thai trong việc cấp vốn vay cho nhà thầu CK.
Hôm 19/4, người dân 8 tỉnh Thái Lan đã ký và đơn thỉnh cầu gửi tới bà Sripapha Phetmeesri ở Ủy ban liên chính phủ Asean (AICHR) về vấn đề nhân quyền để phản đối xây đập Xayaburi.
Người dân cho rằng, nếu dự án Xayaburi giá trị 3,5 tỷ USD được xây dựng sẽ tác động tới 8 tỉnh đông bắc Thái lan nằm dọc sông Mekong.
Bà Sripapha Phetmeesri nói rằng AICHR không có quyền trực tiếp xem xét vấn đề vi phạm nhân quyền của bất kỳ công ty nào thuộc các nước Đông Nam Á.
Nhưng theo bà Sripapha Phetmeesri, AICHR có thể xem xét chủ sở hữu, nhà thầu và nhà cung cấp tài chính cho dự án có vi phạm nguyên tắc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các vấn đề tác động môi trường và bảo vệ nhân quyền, hay không.
Chính phủ Việt Nam và Campuchia lo ngại
Trong hai ngày 23 và 24/4, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và làm việc tại Campuchia. Tại đây, hai bên đã chia sẻ nhiều vấn đề cùng quan tâm. Trong đó, có vấn đề về việc xây dựng thủy điện trên dòng sông Mekong, và đập Xayaburi nói riêng - con đập đang gây nhiều tranh cãi.
Người đứng đầu hai Chính phủ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác hại tiêu cực, nghiêm trọng từ đập Xayaburi đến môi trường sống và sinh kế của người dân trên dòng chảy chính của sông Mekong.
Hai Thủ tướng mong muốn các nước ven sông, trước hết là Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và MRC thảo luận kỹ càng, thận trọng, đạt được sự đồng thuận trước khi đưa ra quyết định về việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mekong, vì sự phát triển bền vững, lâu dài của nhân dân các nước trong lưu vực sông Mekong.
Xayaburi là một trong 11 công trình thủy điện của nhiều nước dự kiến đặt tại hạ du dòng chính của sông Mekong. Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, cách đồng bằng sông Cửu Long gần 2000 km. Đập thủy điện dự kiến dài 810 m, cao 32 mét, công suất dự kiến 1.260 MW. Hầu hết sản lượng điện của dự án trị giá 3,5 tỷ USD này sẽ được bán cho Thái Lan.
Hương Thu
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 18-4-2025 22:35

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách