Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 343|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nghệ thuật Tự sướng - Phát Triển Bản Thân

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Hôm rồi tình cờ qua Hạ Long, ghé đảo Tuần Châu  xem mấy cư
dân đại dương làm xiếc, mình đặc biệt ấn tượng với màn diễn một chú hải
cẩu, phải nói là trên cả tuyệt vời khi… bạn nhìn tận mắt nó đi bằng hai
tay (gọi là tay cho dễ hiểu). Thú thực, xưa mình luyện “chồng cây chuối”
mãi không xong… Bạn thắc mắc chiện này có liên quan tới TỰ SƯỚNG? hãy
đọc tiếp nhé!



Trở lại chuyện nuôi dạy, trước đây mình được biết chút ít cách thức
người ta dạy cá heo nhảy qua vòng: Đầu tiên người ta dùng thức ăn để dụ
nó đi qua một cái vòng đặt dưới mặt nước, lâu ngày cá sẽ hiểu rằng cứ
phải qua vòng mới được ăn, sau đó người ta nâng vòng dần lên khỏi mặt
nước, thế là thành. Song… để dạy một chú hải cẩu “chồng cây chuối” thì
mình cũng chưa hiểu các đồng chí huấn luyện viên đó làm như thế nào nữa
^^


Song dù thế nào đi nữa, thì chìa khóa vẫn là ở chỗ thức ăn, bởi mình
thấy mỗi lần chú ta thực hiện thành công một động tác là được đồng chí
huấn luyện viên thưởng cho con cá tươi ngon ngay tại trận. Vâng, dường
như thức ăn là động lực giúp chú hải cẩu có thể thực hiện những động tác
tưởng chừng không thể. Vậy thì liệu có một cách nào đó áp dụng chiến thuật này lên ‘con người’ một cách hữu ích không nhỉ?



Câu hỏi này đã đeo đuổi mình từ lúc trở về nhà cho tới tận bây giờ.
Mình có một linh cảm rằng nếu chuyển hóa và áp dụng một cách sáng tạo,
sẽ giúp chúng ta đối trị được một số bệnh kinh niên như lười biếng, chán
nản, ngại khó… vì nó đả động rất sâu tới phản xạ, thói quen bên trong.
Và sau một thời gian “tự suy”, “tự nghĩ” và “tự làm chuột bạch”… và “tự
sướng” thì mình cũng khám phá ra rất nhiều điều thú vị.
Nếu như chìa khóa cho việc huấn luyện hải cẩu là ‘Thức ăn’.
Thì chìa khóa mà mình tìm ra cho việc chuyển hóa con người chính là sự
‘TỰ SƯỚNG’
(thức ăn có thể hiệu quả trong một số trường hợp ^^). Đầu tiên là cách hiểu ‘trong sáng’ của mình về từ ‘TỰ SƯỚNG’: Theo mình, ‘Tự’ có nghĩa là ‘Tự thân’, ‘Sướng’ có nghĩa là ‘Vui sướng’, ‘TỰ SƯỚNG’ đơn giản là Tự làm cho mình cảm thấy Sung sướng, Thoải mái.
Vì sao chúng ta cần ‘TỰ SƯỚNG’? Đơn giản thôi, nếu như ta không biết cách TỰ SƯỚNG không biết cách tự tạo ra niềm vui cho bản thân, không biết cách hạnh phúc với những gì có thể khiến mình hạnh phúc, thì chúng ta đang tự làm khổ mình, hay còn gọi là ‘TỰ KHỔ’.
Dấu hiệu nhận biết của những người hay ‘TỰ KHỔ’ rất dễ thấy, họ thường
bị động chờ đợi một ai đó, một điều gì đó đến và làm họ vui (và ko may
là 90% không đến)
Do đó theo mình, ai ai cũng cần phải biết ‘TỰ SƯỚNG‘!
Song tất nhiên, phải có phương pháp, phải có kỹ thuật thì Tự sướng mới
trở thành Nghệ thuật được, nếu không thì khi khổ chủ sẽ dễ bị thiên hạ
hiểu lầm với nghĩa TỰ SƯỚNG thông thường.



Nói một cách khoa học và giản đơn thì ‘TỰ SƯỚNG’ trong
bài viết này được hiểu là cách mà chúng ta Tự Động viên Bản thân (phương
Tây gọi là Self-Motivate)


Sau đây là sự tổng hợp, đúc kết và chia sẻ về những phương
pháp mình đã và đang áp dụng để tự nạp năng lượng và ‘TỰ SƯỚNG’ mỗi ngày
^^

1. Tưởng tượng về một tương lai đầy hứa hẹn
Ở thế giới bên ngoài, thường khi chia sẻ dự định tương lai, chúng ta
sẽ nhận được không ít những rào cản tiêu cực. Song ở thế giới bên trong,
thế giới nội tâm, nơi các suy nghĩ, cảm xúc được tạo ra, chúng ta có
toàn quyền sáng tạo và định đoạt hình ảnh tương lai của mình. Để khỏi
quên, mình thường làm một cái Mind Map bí mật và vẽ dần dần, vẽ mỗi
ngày. Kinh nghiệm của mình là ngồi 2h cũng khó mà ra được một kế hoạch 2
năm phù hợp.
2. Thưởng ‘kẹo’ cho bản thân khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hồi trẻ con, mỗi khi làm việc tốt và được thưởng bánh kẹo thì rất là
thích. Song khi chúng ta lớn lên, dường như do không có ‘kẹo’ cho nên
chúng ta hay đâm ra lười biếng. Do vậy, đơn giản là chúng ta hãy chủ
động tự thưởng cho bản thân một điều gì đó mỗi lần làm được một việc tốt
dù là nhỏ nhất. Một cốc nước chanh mát lạnh sau hai tiếng học bài, hoặc
giải được một bài tập khó là một cách rất đơn giản, hữu ích.
3. Tự khen và động viên bản thân bằng suy nghĩ, nụ cười.
Không hiểu sao những thứ miễn phí có thể đem lại cho ta sự vui vẻ,
thoải mái cả ngày trời mà lại rất ít người làm. Mỗi sáng thức dậy, lúc
còn đang nấn ná chưa muốn bật ra khỏi giường, mình hay tự nói với bản
thân ‘dậy đi ngài tỉ phú’, rồi còn vụ đứng trước gương, đánh răng, cười
toe toét, và tự khen ‘Trông mình xinh zai phết!” (cứ nói thế thôi, có
chết ai đâu, miễn là mình thấy vui vẻ, tràn đầy cảm hứng là được _ _!).
4. Hồi tưởng về những thành tích trước đây.
Hoài niệm về khóa khứ để mà tiếc hay lo lắng về tương lai để mà nản
rõ ràng không hữu ích mà nhiều người vẫn hay làm. Học từ khóa khứ, sống
trong hiện tại, hướng tới tương lai, ai cũng biết song thực hiện như thế
nào ít ai biết. Mình đơn giản ngồi và là liệt kê, hồi tưởng về những
thành tích trước đây dù là nhỏ nhất, và tự trả lời câu hỏi “Mình phải có
phẩm chất nào hơn người thì mới đạt thành tích đó?”
5. Ghi lại những điều tốt mình làm được hàng ngày.
Hãy nhìn dãy ký tự sau khoảng 5 giây trước khi đọc tiếp:

1 2 3 4 5 … 7 … 9
Nếu suy nghĩ đầu tiên của bạn sau khi nhìn thấy dãy số trên là “nó
thiếu số 6,8″ thì đó cũng là một điều rất tự nhiên (mình chỉ yêu cầu bạn
nhìn một dãy ký tự thôi, đâu có nói gì đến số má ^^). Ta thường hay có
phản xạ chú ý tới những thiếu sót, hơn là những gì mình đã làm tốt,
những phẩm chất tốt đẹp. Mình đã tự tạo một thói quen thú vị là ghi lại
những điều mình đã làm tốt, hay những ý tưởng hay ho hoặc đôi khi cả là
những giấc mơ trong ngày nữa.
6. Dành thời gian ‘bất khả xâm phạm’ cho việc mình thích.
Thường thì ai cũng có một điều gì đó rất thích làm song thường ca
thán là mình không có thời gian. Thực ra, khi bạn cho rằng mình không có
thời gian để làm một việc gì đó, thì đơn giản là bạn có thời gian, song
đang dành thời gian cho một việc khác. Giải pháp của mình là thiết lập
một tài khoản thời gian ‘bất khả xâm phạm’. Vd. Mình rất thích thiền,
mỗi ngày, cố sống cố chết, mình đều dành đúng 30 phút cho nó.
7. Học hỏi cách thức ‘TỰ SƯỚNG’ của người khác ^^
Cổ nhân có dạy một câu rất hay ‘ đừng bao giờ phát minh lại cái xe
đạp ‘ (do người khác đã làm nó rồi, đơn giản là ta dùng, và nếu không
thích thì cải tiến thành xe đạp điện ^^) .Tương tự, mỗi chúng ta là một
nguồn sáng tạo, cho nên nếu bạn chỉ ngồi một chỗ mà không chịu đi học
hỏi là bạn đang phí hoài nguồn năng lượng sáng tạo của bản thân mình
đấy. Đơn giản là học hỏi, áp dụng, cải tiến!
Có thể bạn sẽ nhận ra một vài phương pháp rất quen thuộc
chúng ta vẫn hay dùng mà ít khi nhận ra. Có thể sẽ có một số phương pháp
mà bạn chưa bao giờ thử dùng. Nếu bạn cảm thấy nó quen quen, ngày xưa
ta có dùng, nhưng sau đó lại thôi, thì đây là cơ hội để bạn bắt đầu lại.
Nếu bạn cảm thấy chúng mới mẻ hoàn toàn, và rất hữu ích, thì còn chần
chừ gì nữa mà không áp dụng vào cuộc sống của bạn!


Một ngày tốt lành,theo mrlive.org
THANK ĐỘNG VIÊN TINH THẦN NHA {:3_59:}{:3_52:}{:2_31:}

Bài viết chứa quá nhiều dữ liệu cho phép.

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký

x

Thread Hot
[Phương Pháp & Kỹ Năng] tại sao bạn cứ chầ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Video luyện thi đại học môn
[Ôn thi ĐH - CĐ] Video luyện thi đại học môn
[Phương Pháp & Kỹ Năng] 1 THỨ ĐÁNG ĐỂ BẠ
[Phương Pháp & Kỹ Năng] Change your words, cha
[Phương Pháp & Kỹ Năng] Nghệ thuật Tự sướ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Video : Giải đề thi đại họ
[Đã được giải đáp] bài hát đa linh đa
[Ôn thi ĐH - CĐ] Chia sẻ tài liệu Sinh 12
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 2
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 1
[Phổ Thông] Cách chia động từ

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 17-4-2025 07:34

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách