Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 3578|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nghị luận bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
  Mùa xuân năm 1428, cuộc khánh chiến 10 năm của nghiã quân lam sơn chống quân minh kết thúc thắng lợi. Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô Đại Cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc Đại Việt. Văn kiện lịch sử ấy đã trở thành 1 áng thiên cổ hùng văn, một tác phẩm bất hủ trong nền văn chương Việt Nam. bên cạnh giá trị tư tưởng lớn lao, ánh văn còn cho thấy 1 đặc điểm của văn chính luận. sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lý kẽ và thực tế.

Đoạn trích nước Đại Việt ta chính là phần 1 của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Ở phần này, bằng lý lẽ sắc bén và những dẫn chứng thực tế giàu sức thuyết phục, Nguyễn Trãi khẳng định 2 chân lý làm nền tảng để phát triển nọi dung bài cáo: tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dân tộc Đại Việt.

  Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc cần làm. Cũng dung khái niệm nhân nghĩa, nhưng Nguyễn Trãi không nói nhân nghĩa chung chung. ông xác định rõ ràng cốt lõi của nhân nghĩa la yên dân, trừ bạo. mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là yên dân, là làm cho dân được yên ổn, được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì trước hết phải trừ bạo, phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn làm hại đến dân. Cánh đặt vấn đề như vậy thật khéo kéo va cao cường. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, giặc minh nhân danh là đạo quân nhân nghĩa của thiên triều sang giúp nước nam vì "họ hồ chính sự phiền hà - để trong nước lòng dân oán hận", kì thực là sang xâm lược và gây ra bao tội ác khiến dân nam khốn khổ lầm than. Nguyễn Trãi mượn tư tưởng nhân nghĩa, mượn chính cái tư tưởng làm nên niềm tự hào của người trung hoa, để nói lên điều mà họ không biết hoặc cố tình không biết. Nhân nghĩa của nho giáo chỉ được biểu hiện trong quan hệ giữa người với người, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mở rộng trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Lý lẽ như vật là mới mẻ và giàu sức thuyết phục.

Sau khi nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, Nguyễn Trãi khảng định chân lý về chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt:

Như nước đại việt ta từ trước
vốn xưng nền văn hiến đã lâu
núi sông bờ cõi đã chia
phong tục bắc nam cũng khác
từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
song hào liệt đời nào cũng có.

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, trong lý lẽ của mình, Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố xác đáng: đất nước có quốc hiệu riêng (Đại Việt), có nền văn hóa lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử tồn tại lâu dài qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. những yếu tố này đã xác định 1 wan niệm mới mẻ, phong phú và hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. đặc biệt, việc nhấn mạnh yếu tố văn hiến càng có ý nghĩa khi trong 10 thế kỉ đô hộ, bọn phong kiến phương bắc luôn tìmcách phủ định văn hiến nước nam để từ đó phủ định cả tư cách độc lập của dân tộc Đại Việt. khi nói về lịch sử tồn tại của dân tộc, Nguyễn Trãi đưa ra những dẫn chứng cụ thể:

Từ triệu đinh, lý, trần bao đời gây nền độc lập
cùng hán, đương, tống, nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương

Cánh triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước được sánh ngang hàng với các triều dại phương bắc: mỗi bên xưng đế 1 phương. cách viết vừa sánh đôi, vừa đề cao Đại Việt bằng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên tạo nên 1 giọng văn sang sảng niềm tự hào dân tộc. có thể xem đoạn văn là 1 bản tuyên ngôn độc lập.

Sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dan tộc tiếp tục được Nguyễn Trãi khẳng định bằng những dẫn chứng cụ thể trong thực tế lịch sử nước nam, vậy nên

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
chứng cớ còn ghi.

  Hai chữ vậy nên chuyển đoạn văn rất khéo, diễn đạt logic của quan hệ nhân quả:kẻ nào xâm phạm chính nghĩa tất là quân phi nghĩa, phải chuốc lấy thất bại. Các dẫn chứng được nêu theo trình tự lịch sử, từ lưu cung - vua nam hán đến triệu tiết - tướng nhà tống, cho đến toa đô và ô mã nhi - tướng nhà nguyên. Cách nêu dẫn chứng cũng linh hoạt và biến hoá, khi nhấn mạnh thất bại của giặc, khi ca ngợi chiến thắng oanh liệt của ta. Lời khẳng định đanh thép ở cuói đoạn "việc xưa xem xét - chứng cớ còn ghi" một lần nữa nhấn mạnh chân lý nhân nghĩa, củachính nghĩa quốc gia dân tộc, đó là lẽ phải không thể chối cãi được.

  Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô Đại Cáo là 1 đoạn văn sáng ngời chính nghĩa, được viết bởi 1 trí tuệ sắc sảo và 1 trái tim yêu nước thương dân. Đoạn văn có ý nghĩa tiêu biểu cho áng thiên cổ hùng văn, thể hiện sức mạnh của văn chính luận nguyễn Trãi: kết hợp giữa lý lẽ chặt chẽ và thực tế, tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ.


Thread Hot
[Văn học Việt Nam] Nghị luận bài Nước Đạ
[Văn học Việt Nam] Nghị luận bài Hịch Tướ
[Làm văn] DÀN Ý CHI TIẾT BÀI "BÀI THƠ VỀ TI
[Làm văn] NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ "LỜI NÓ
[Triết Lý Cuộc Sống] Một chút trong cuộc
[Triết Lý Cuộc Sống] 3 điều giá trị
[Bàn Chuyện Đó Đây] 8 lý do khiến Kpop 'kh
[Cùng chia sẻ cảm] Rèn luyện trí tuệ cảm x
[Cùng chia sẻ cảm] Cùng làm quen nhé
[Đã được giải đáp] bài hát đa linh đa
[Ôn thi ĐH - CĐ] Chia sẻ tài liệu Sinh 12
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 2

Sofa
Đăng lúc 24-4-2014 19:38:42 | Chỉ xem của tác giả
Bài nghi luận này bạn làm à? Ủng hộ bạn cái
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 8-4-2025 14:31

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách