Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 583|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ "LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA, LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪ

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Trongcuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ýtưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nóimà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói nhưthế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nóilàm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc tađang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốnlưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nênta hãy cẩn thận trước khi nói.

Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làmchúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợivà làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta vớingười khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựalời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật vớinhau bằng tấm lòng yêu thương.

Lại có một câu chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừaquý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khămnhà hiền triết một vố, bèn phán :

- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lạivừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.

Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ôngvua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng :

- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấunhất nếu không biết sử dụng.


Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói làmột phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng,những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông.Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lạichính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thểvấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.

Tục ngữ cũng đã có câu:

“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.

Hay :

“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.

Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lênsự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa,trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗingười mỗi tính -----, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh đượchết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng talại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằngnhững lời nói thiếu cân nhắc trước sau.

Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng tachọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đaunhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình,nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe nhữnglời chọc ghẹo đó.


Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộngđoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữatrong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vuicho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lờinói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến vàkính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nóicủa chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hìnhthành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡingười khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởiđó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đinhững hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phươngtiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừalòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chúý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôntừ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phụcsinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộngđoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứamồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kếtthúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lầntrước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay“chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ”Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảođiên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lờimà nói cho vừa lòng nhau" !


Thread Hot
[Văn học Việt Nam] Nghị luận bài Nước Đạ
[Văn học Việt Nam] Nghị luận bài Hịch Tướ
[Làm văn] DÀN Ý CHI TIẾT BÀI "BÀI THƠ VỀ TI
[Làm văn] NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ "LỜI NÓ
[Triết Lý Cuộc Sống] Một chút trong cuộc
[Triết Lý Cuộc Sống] 3 điều giá trị
[Bàn Chuyện Đó Đây] 8 lý do khiến Kpop 'kh
[Cùng chia sẻ cảm] Rèn luyện trí tuệ cảm x
[Cùng chia sẻ cảm] Cùng làm quen nhé
[Đã được giải đáp] bài hát đa linh đa
[Ôn thi ĐH - CĐ] Chia sẻ tài liệu Sinh 12
[Phổ Thông] Tiếng Anh 11 - Unit 2

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 8-4-2025 14:58

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách