Advertisements
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1/ Tác giả.
Nhà văn Kim Lân ( 1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng 8- 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2/ Tác phẩm.
Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có được lượt bỏ phần đầu ( giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng lên nơi tản cư của ông Hai và cái tính thích khoe làng của ông).
![]()
II. Tìm hiểu văn bản.
1/ Bố cục:
Được chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu ... không nhúc nhích —> Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian.
- Đoạn 2: Tiếp theo... đôi phần —> Tâm trạng xấu hổ, đau buồn của ông Hai những ngày sau đó.
- Đoạn 3: Còn lại —> Tâm trạng của ông Hai sau khi hay tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính.
2/ Tình huống truyện.
Kim Lân đã dựng nên một tình huống truyện độc đáo: nhân vật ông Hai nghe tin Làng Chợ Dầu của mình theo giặc tạo nên tình huống truyện đối nghịch với tình cảm mãnh liệt, tự hào về làng của ông Hai.
3/ Diễn biến tâm lí của ông Hai.
a/ Trước khi nghe tin xấu về làng
- Ông nhớ làng da diết: suy nghĩ vẩn vơ, nghĩ về cái làng, nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em, cùng hát hỏng, bông phèng, cũng đào cũng cuốc mê man suốt ngày, cảm thấy háo hức hẳn lên, ông lại muốn được về làng. " Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá".
- Tự hào về làng: tự hào vì làng Chợ Dầu " tinh thần lắm cơ mà".
=> Đây là biểu hiện của tình yêu làng.
b/ Khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Sững sờ, hốt hoảng, xấu hổ, nhục nhã: nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi , tưởng như đến không thở được.
- Bế tắc, tuyệt vọng.
- Sự lựa chọn khó khăn của ông Hai là " làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù" —> Tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình yêu làng quê.
- Cuộc trò chuyện giữa ông Hai với con trai biểu hiện:
+ Tình yêu sâu nặng với làng quê.
+ Tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với Bác Hồ và mới Cách mạng: " Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ."
c/ Khi hay tin làng theo giặc được cải chính.
- Ông Hai vui mừng báo tin làng và nhà mình bị Tây đốt: " Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ".
- Tâm trạng vui vẻ trở lại, tiếp tục đi khoe làng.
III. Tổng kết
1/ Nội dung:
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
2/ Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Ngôn ngữ sinh động, giàu tính khẩu ngữ.
- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK:
1/ Truyện ngắn "Làng" đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Truyện ngắn " Làng" đã xây dựng được một tình huống bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, yêu nước của nhân vật ông Hai:
- Ông quen làm lụng, quen với làng, sinh sống ở làng từ tấm bé.
- Ông cha cụ kị mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này từ bao đời nay rồi.
- Nay phải tản cư ông cảm thấy khổ sở.
- Mặt khác đi tản cư là hoàn cảnh của ông quá khó khăn.
- Ông không muốn bỏ làng ra đi vào lúc hữu sự. Bây giờ gặp phải lúc hữu sự như thế này là công việc chung chứ của riêng ai? " Ông Hai bị dồn ép buồn khổ lắm, nhưng hoàn cảnh đã thắng, tản cư âu cũng là kháng chiến"
- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông bàng hoàng, xấu hổ, nhục nhã.
2/ Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện.
Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi khổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?
* Khi nghe đến Làng Chợ Dầu, ông Hai hy vọng nghe được những tin tốt đẹp, nào ngờ được biết tin cả làng là Việt gian. Phản ứng của ông lão rất mạnh mẽ: Cổ ông lão nghẹn đứng hắn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. MỘt lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì đó vướng trong cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi...
* Tiếp theo ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi, về đến nhà nằm vật ra giường, nước mắt tràn ra, ông rít lên, rồi ngờ ngợ. Một loạt các câu hỏi , rồi trằn trọc không ngủ được.
* Suốt mấy ngày, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngoán binh tình bên ngoài: Một số đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa , ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy.
*Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
* Ông Hai đã bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi.
* Đến khi cái tin đồn thất thiệt ấy được cải chính, ông Hai bộc lộ niềm vui, niềm hạnh phúc qua lời nói lặp đi lặp lại, cốt nhấn mạnh làng ông theo Tây là " láo hết, toàn là sai sự mục đích cả". Ông đi hết nơi này đến nên khác để khoe Tây đốt nhà mình.
3/ Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng ông Hai với làng quê, đất nước và với cuộc kháng chiến?
* Ông trò chuyện với đứa con vì:
- Chẳng biết nói chuyện cùng ai.
- Nói như thế là lòng ông đã vơi đi nỗi buồn.
Đó là tấm lòng ông Hai yêu làng, yêu nước thật cảm động!
* Ông Hai đã không hề nghĩ tiếc hay buồn vì ngôi nhà riêng của ông bị đốt nhẵn. Niềm vui vì tin làng không theo giặc đã chiếm hết tâm trí ông.
|