Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 457|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nguyên tắc SMART trong quản lí thời gian

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Nguyên tắc SMART trong quản lí thời gian



                        
        

Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình.
Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không  phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi  ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua  đi chỉ sau 365 ngày. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất  định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm  được vô khối việc lớn lao to tát? Phải chăng họ có một khả năng siêu  phàm và quỹ thời gian nhiêu hơn so với những người bình thường khác?


Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vì  thế, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thời gian để làm  các công việc đó như thế nào cho hiệu quả. Đa số các chuyên gia về quản  lý nhân sự cho rằng để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất,  trước hết, mỗi cá nhân phải nhận định năng lực làm việc của bản thân dựa  trên phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với công việc mình đang  đảm nhiệm, từ đó mà biết mình mong muốn điều gì trong sự nghiệp ở thời  điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây chính là công việc đặt cho  bản thân mình một mục tiêu để hướng tới. Làm thế nào để xác định được  mục tiêu chính xác? Trong kinh doanh hiện đại, người ta thường đề cập  đến nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu  chí sau:

S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu;
M-Measurable: Đo đếm được;
A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình;
R-Realistic: Thực tế, không viển vông;
Time bound; Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.

Trong đó, tiêu chí “đo đếm được” gắn với những con  số cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của tôi là trở thành người giàu ,vậy giàu  thế nào? nghĩa là cần phải có con số cụ thể để đo đếm được. Ví dụ một tỉ  hay mười tỉ... Hơn thế nữa, chữ “M” còn mang tính động viên  (Motivation), điều này sẽ luôn thôi thúc, tạo ra niềm mong muốn cháy  bỏng để tập trung mọi hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nỗ lực phấn đấu  để đạt được.

Cũng đối khi người ta nhầm lẫn giữa chữ “A” và  chữ “R”. Tuy nhiên, điều “có thể thực hiện được” không đồng nhất với  “thực tế”. Một người được mời về làm giám đốc tài chính ngân hàng thương  mại cổ phần, bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm điều hành đều siêu hạng  (A) mà không có “Chân” trong hội đồng quản trị (R) thì không thể có cơ  hội trở thành tổng giám đốc của ngân hàng đó được. Từ ví dụ này có thể  hiểu, nếu có đầy đủ điều kiện thuộc tiêu chí A mà thiếu đi tiêu chí R  thì không thể đạt được mục tiêu. Điều này còn đúng hơn trong đời sống  chính trị.



Bước tiếp theo sau khi xác định được Mục tiêu  SMART là hãy viết mục tiêu đó ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bất cứ  chỗ nào mà bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Cách này giúp bạn luôn nghĩ  đến nó và thúc đẩy bạn hành động hướng tới mục tiêu đề ra.

Sau đó, hãy lập kế hoạch chi tiết để thực hiện.  Như vậy, bạn sẽ tính được mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ phải kiếm  được bao nhiêu và rồi lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đó, mỗi năm  phải tiết kiệm mấy chục triệu, khi nào mua đất,cất nhà. Trong khi lập kế  hoạch, cần thiết phải chia nhỏ mục tiêu ra để biết con đường bạn đi bao  xa, bạn đã đi được chừng nào (đạt được bao nhiêu % kế hoạch) và tiếp  tục bao lâu nữa để về đích. Điều này cũng giống như tầm quan trọng của  những cột cây số khi đi trên đường vậy. Khi đó bạn sẽ biết hôm nay, ngày  mai rồi tháng này và năm này phải làm gì. Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân  tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm  sau, việc gì là quan trọng (important) và việc gì gấp, cần làm ngay  (urgent).

Tâm lý chung của chúng ta là việc gì dễ và thích  thì làm trước, việc khó và không thích thì để lại làm sau.. Thật tệ hại  là việc khó càng để lâu, càng khó thực hiện và đôi khi việc gấp lại  không hề quan trọng. Hãy liên tưởng tới câu chuyện về chiếc bình và  những viên sỏi, nếu ngay từ đầu bạn cho vào chiếc bình đầy cát thì sẽ  không có cách nào để xếp những viên đá hoặc sỏi vào đó nữa nhưng khi bạn  xếp lần lượt đá-sỏi-cát, bạn còn chứa được cả nước cùng trong một chiếc  bình. Vấn đề quan trọng không phải chiếc bình chứa được bao nhiêu thứ  mà quan trọng là bạn phải biết phân biệt được công việc nào là khó “đá  hộc” và đâu là những viên sỏi hay cát trong cuộc đời, biết cách quản lý  thời gian hiệu quả để cân bằng cuộc sống.





Cách quản lý thời gian hiệu quả thường được  nhìn nhận từ 2 khía cạnh, người quản lý và nhân viên. Tại sao người chủ  doanh nghiệp luôn cảm thấy thiếu thời gian và quá tải về công việc?  Thường thì mức độ quá tải công việc của người quản lý tuỳ thuộc vào quá  trình hình thành, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên,  tâm lý chung của người lãnh đạo là luôn không hết việc. Những người  tham công tiếc việc, làm việc đến 18 tiếng một ngày họ vẫn cảm thấy chưa  đủ, đôi khi họ ao ước “phải chi 1 ngày có 25 tiếng, 1 tuần có 8 ngày và  1 năm có 266 ngày...” và họ luôn phạm phải một tội là “lấy cắp thời  gian của gia đình”.


Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho  công việc, nghỉ ngời giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới  ra đời thì hoàn toàn có thể chấp nhận được với sự quá tải về công việc  và luôn phải làm thêm rất nhiều tiếng trong một ngày đối với người lãnh  đạo. Nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, mấu chốt đầu tiên là  người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm  việc, tiếp theo là xây dựng ngay đội ngũ kế cận. Tiếp đến là phân quyền  cho nhân viên thì đòi hỏi phải thật rõ ràng cụ thể, phải đặt niềm tin  vào người được giao việc và hãy lùi lại phía sau để nhân viện có sự chủ  động trong giải quyết công việc. Nếu các cấp quản lý bên dưới giải quyết  các sự vụ tốt thì người lãnh đạo sẽ yên tâm làm những việc “khó” đúng  vai trò của mình. Vì thế, điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của  người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.

Ở khía cạnh nhân viên, để thời gian làm việc  đạt hiệu quả cao nhất, nhân viên phải xác định được mục tiêu của mình,  biết ***g ghép mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp để lên kế  hoạch công việc của bản thân. Người quản lý nên hướng dẫn nhân viên xây  dựng một mục tiêu Smart, sau đó cùng thống nhất nhau về mục tiêu đó. Khi  đã có được sự đồng thuận giưa nhân viên và cấp quản lý thì việc còn lại  chỉ là lên kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đề ra. Việc phân biệt cái  Important và cái Urgent đối với nhân viên không quan trọng như với người  quản lý vì công việc của nhân viên thường theo chuyên môn cụ thể và ít  những vấn đề phát sinh. Thay vào đó, tính kỷ luật về thời gian với bản  thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu  giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận  dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.


(Theo chungta.com)

Thread Hot
[Clip & Video] HOT:Tuyển tập phim HD 1link/bộ dow
[TOEIC, TOEFL, IELTS] Cambridge Vocabulary for IELTS
[Sách Ngoại Ngữ] Understanding and Using Englis
[Triết Lý Cuộc Sống] Kiều Kiều Sư Nương
[Tiếng Anh] (Luyện nghe) Tactics for listening fu
[Phương Pháp & Kỹ Năng] KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
[Tiếng Anh] EFFORTLESS ENGLISH- PHƯƠNG PHÁP TỰ
[Tiếng Anh] Cambridge Advanced Learner's Dictionar
[Tiếng Anh] Bộ tài liệu học tiếng Anh mới E
[Tiếng Anh] VOA Special English v2.1 - Bộ phần m
[TOEIC, TOEFL, IELTS] Bộ giáo trình New Headway -
[Tiếng Anh] Sheep or Ship - luyện phát âm tiến

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 18-4-2025 22:59

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách