Advertisements
"Chém gió thảm họa", "xem lại ý thức ngay nếu thực sự muốn làm con rể cô", hay "em vẫn duy trì phong độ không học bài"... là những lời phê độc đáo của giáo viên từng xôn xao dân mạng.
Gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội liên tục lan truyền những lời phê độc của giáo viên.
Lời phê này được viết trên bài văn ngắn ngủn, và chấm điểm 2. Dù không xác minh được đây có phải là một trò đùa hay là sự thật, nhưng câu nhận xét "Lười học văn, khó thành người tử tế" đã được mang ra mổ xẻ.
Bài kiểm tra tiếng Anh điểm 0 kèm theo lời phê khá hài hước "Em học quá giỏi. Có tố chất, bá đạo của học sinh".
Bài kiểm tra môn Địa lý với lời phê "Em là nỗi nhục của bộ giáo dục", khiến nhiều thành viên phản đối vì nhận xét xúc phạm học sinh này.
Không biết vì vô tình hay cố ý mà sinh viên đã ghi phần nhược điểm của Cách mạng tư sản Pháp (1789) là số trang sách giáo khoa để giáo viên tự dò.
Lời phê trong sổ liên lạc vừa hài hước vừa là lời nhắc nhở sâu sắc đến học sinh.
Gần đây, bài kiểm tra của Vũ Trường An không chỉ gây chú ý bởi nội dung "chém gió" độc đáo, mà chính lời phê của giáo viên "bài viết của em ngoài sức tưởng tượng của cô", cũng khiến nhiều người rất thích thú.
Đây là lời phê của cô Lê Thị Mỹ Dung (giáo viên Lịch sử, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội), từng gây xôn xao dân mạng. Cô cũng là giáo viên được các bạn học sinh rất yêu quý bởi phong cách gần gũi, hài hước với học trò.
Một lời phê khác trong bài kiểm tra Lịch sử khiến người xem bật cười: "Trình bày bẩn, cẩu thả. Xem lại ý thức học ngay nếu thực sự muốn làm con rể của cô".
"Chép phao hả? Hôm nay học giỏi quá ha?".
Lý do bị kỷ luật vì "đòi ăn thịt chó trong giờ học".
Lời phê của thầy Mai Thành Văn Nhân (giáo viên Vật lý, trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Sa Đéc, Đồng Tháp) kèm theo hình mặt cười rất xì tin.
Người viết lời phê cho rằng em học sinh này đã học quá giỏi và đứng nhất lớp rồi nên đề nghị phụ huynh hạn chế cho con học tiếp để các bạn theo kịp. Tuy nhiên lời phê này chưa được xác minh là do giáo viên phê.
Tuy chưa rõ thực hư bài kiểm tra này thật giả thế nào nhưng cư dân mạng tỏ ra thích thú với lời phê này. Từ câu tục ngữ quen thuộc, cô giáo đã sáng tạo ra lời phê bằng thơ:“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Dù sao em vẫn tuyệt hơn vài người”.
|