Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 11868|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo

Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ



Thi nhân họ Hàn được mệnh danh là một nhà thơ với những vần thơ điên loạn mà quái nhưng ẩn sâu trong đó là một tình yêu đau đáu với cuộc đời trần thế, mà trong đó ắt phải có tình yêu đôi lứa bài thơ và bài thơ mang nỗi lòng của nhà thơ dành cho một người con gái, mà cũng là dành cho cuộc đời được nhà thơ sáng tác khi nhà thơ sắp lìa đời là “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ đã đi vào lòng người của bao thế hệ vì những hình ảnh đẹp đẽ, tinh khôi đến lạ kì.

Thi đề “ Đây thôn Vĩ Dạ” như một lời giới thiệu một miền quê thanh tú, xinh đẹp của đất nước vừa là lời mời gọi tha thiết. “ Đây thôn Vĩ Dạ” gồm ba khổ thơ, âm điệu trầm buồn với bút pháp gợi tả, những hình ảnh giàu liên tưởng, ngôn ngữ tinh tế đã vẽ nên một bức tranh về thôn Vĩ Dạ xinh xắn mà cũng là tiếng lòng của thi nhân về tình yêu người, yêu đời da diết.

Nếu nhìn bề ngoài, “ Đây thôn Vĩ Dạ” tưởng chừng là một bài tả cảnh nhưng thật ra nó ẩn chứa tâm trạng, nỗi lòng sâu sắc của thi nhân. Khổ thơ đầu hiện lên là khu vườn Vĩ Dạ xinh xắn.

“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Câu thơ đầu có thể hiểu là một lời mời mọc hay một lời trách móc nũng nịu chân tình, đáng yêu cùa một cô gái nhưng nếu là của Hàn Mặc Tử thì đó là một lời tự vấn bản thân: Vĩ Dạ như mời gọi ta, song ta lại không về. dù hiểu theo nghĩa nào, ta vẫn cảm thấy ở đó một nỗi niềm đau đáu, tiếc nuối, nhớ nhung đến cháy bỏng bật thành câu hỏi. cụm từ “ về chơi” nghe vừa lạ vừa quen. Quen vì có từ “về” , về một nơi thân thuộc. Lạ vì có từ “chơi”. Phải đến một nơi xa lạ mới gọi là chơi. Sao tác giả lại mâu thuẫn vậy ? Phải chăng tác giả đã gửi gắm tình yêu của mình ở cô gái thôn Vĩ mà chưa chắc chắn nên cảm thấy lạ như thế. Cô gái là duyên cớ để thi nhân về thăm thôn Vĩ nhưng giờ đây phải đối mặt với bệnh tật, nỗi mặc cảm, tự ti của Hàn Mặc Tử xa cách cô gái dẫn đi và hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy là nắng. Từ“nắng” được lặp lại hai lần trên cùng một câu thơ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Hàn Mặc Tử rất yêu nắng, “nắng hàng cau” là nắng thanh tân, tinh khôi, nắng thiếu nữ. Cây cau là thước đo thời gian của tạo hóa, những chiếc lá cau đón nhận ánh mặt trời đầu tiên của ngày mới. Và lúc ấy khung cảnh lộng lẫy nhất đã hiện ra trước mắt mọi người:

“ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

“Vườn ai” với “ ai” là đại từ phiếm chỉ. Câu nói như một lời khen ngợi, ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp khu vườn. mà cũng có thể là sự hồ nghi, phải chăng đây là “vườn em”. “Vườn em” đẹp quá xanh trong màu ngọc bích, cây cối xanh non, tươi tốt, mỡ màng, óng ả, căng tràn nhựa sống và chủ nhân khu vườn phải chăng đang “thấp thoáng” phía sau “lá trúc” mà lắng nghe lời ngợi khen ấy. “ mặt chữ điền: là một khuôn mặt phúc hậu. Chủ nhân một khu vườn đẹp như vậy hẳn phải là người đẹp như vậy, hẳn phải là người tháo vát, siêng năng, tỉ mỉ.

Thread Hot
[Văn học nước ngoài] Phân tích bài thơ "
[Văn học Việt Nam] Phân tích bài thơ “Đâ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Phân tích bức tranh phố huy
[Triết Lý Cuộc Sống] Những Câu Nói Hay Về
[Văn học Việt Nam] Phân tích bài thơ "Chiề
[Văn học Việt Nam] Phân tích bài thơ "Tươ
[Ôn thi ĐH - CĐ] Ôn luyện lí thuyết vật lý
[Văn học nước ngoài] Hình ảnh con đường
[Lớp 6] Đề thi thử môn toán học kì 2
[Lớp 11] Sinh trưởng và phát triển ở Động
[Lịch sử Thế giới] Những đặc điểm cơ b
[Lịch sử Việt Nam] Cuộc kháng chiến chống

Sofa
Đăng lúc 23-4-2013 19:50:19 | Chỉ xem của tác giả

o tren de la phan tich bai tho nhung chi co doan 1 ak` @@
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 8-4-2025 03:43

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách