Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 354|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

Quản trị chất lượng thế kỉ 21

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
    Cùng với nhận thức của khách hàng, sự liên tưởng của thương hiệu,lòng trung thành của khách hàng, chất lượng cảm nhận được là một trong4 hợp phần của tài sản thương hiệu. Việc quản lý chất lượng toàn diệnbao hàm cả chất lượng sản phẩm lẫn chất lượng các quá trình và hệ thốngsản xuất.
TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ 6 SIGMA

Theo Thạc sĩ Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), mỗi đầu ra của một hệ thống hay một quá trình sản xuất đều là đầu vào có chất lượng đối với một quá trình hay một hệ thống khác. Việc đầu tư để nâng cao chất lượng sẽ làm gia tăng nhận thức của khách hàng cũng như lòng trung thành của họ với thương hiệu của doanh nghiệp. Hay nói một cách khác, giá trị cốt lõi trong quá trình xây dựng thương hiệu chính là việc quản lý chất lượng.
Để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bắt buộc phải có sự cải tiến liên tục. Sự cải tiến ấy được khơi nguồn từ việc ứng dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và 6 Sigma được xem là một trong những công cụ hữu hiệu. Phương pháp 6 Sigma do Motorola đăng ký bản quyền, nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai lỗi trong quá trình thiết kế, sản xuất, cung cấp dịch vụ. Bất kỳ một dự án cải tiến liên tục nào sử dụng phương pháp này đều đi qua các bước: xác định, đo lường, phân tích, cải tiến, kiểm soát. 6 Sigma được phổ biến rộng rãi trên thế giới bởi thành công của Tập đoàn General Electric (GE) vào năm 1995. Một số tập đoàn - công ty như Citi Group, American Standard, Kodak, Sony, IBM, Ford,... đã triển khai các chương trình 6 Sigma xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của mình. Ở Việt Nam, tuy phương pháp này chưa phổ biến, nhưng một số công ty có vốn nước ngoài (American Standard, Ford, LG, Samsung) đã áp dụng. Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về quản lý chất lượng, ứng dụng phương pháp 6 Sigma không đơn thuần là một chiến thuật trong việc tiết kiệm chi phí mà còn là một triết lý quản trị. 6 Sigma giúp Ban quản trị đưa ra quyết định dựa trên các sự kiện thực tế và dữ liệu. Dẫn chứng về lợi ích của việc áp dụng 6 sigma mà Tiến sĩ Thiện đưa ra là trường hợp của Ford Việt Nam. Từ năm 2000, triết lý 6 sigma đã được áp dụng rộng rãi trong công ty này. Tính đến nay, Ford Việt Nam đã sử dụng 200 dự án 6 Sigma cải tiến các quy trình trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giúp tiết kiệm 1,2 triệu USD.
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỪ DOANH NGHIỆP
Theo quan điểm của Công ty  cổ phần Vinacafe Biên Hòa, chất lượng sản phẩm phải bao gồm 2 yếu tố: đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng (được người tiêu dùng đánh giá cao) và đáp ứng yêu cầu khoa học. Từ sự quán triệt này, Công ty đã coi chất lượng là vũ khí chiến lược để cạnh tranh. Với yêu cầu chất lượng phải được người tiêu dùng đánh giá cao, thơm ngon và mang hương vị của cà phê tự nhiên, không sử dụng hương nhân tạo hay phụ gia, Vinacafe đã tạo ra sự khác biệt bằng gu cà phê nguyên chất. Để cạnh tranh với các đối thủ vốn có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư cho hoạt động marketing, Vinacafe chọn đối tượng khách hàng tuổi từ 25 trở lên (có hiểu biết về chất lượng và có thói quen tiêu dùng ổn định). Bên cạnh đó, trong bối cảnh người tiêu dùng chưa thật sự ý thức về cà phê an toàn cho sức khỏe. Vinacafe chưa vội tấn công vào thị trường cà phê rang xay ở Việt Nam mà tập trung vào thị trường chủ lực là cà phê hòa tan. Về chiến lược marketing, Vinacafe tập trung vào thông điệp "Hương vị của tự nhiên". Còn để "cảm xúc hóa" một thông điệp chất lượng khô khan, Công ty đã đưa ra một "triết lý" mới: cà phê ngon không phải là chất kích thích - hãy thưởng thức nó như là một món ngon để thư giãn. Sau hàng loạt giải pháp được triển khai đồng bộ, chất lượng của Vinacafe đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và sản phẩm của công ty đã có mặt tại những thị trường vào loại khó tính nhất như Mỹ và Nhật.
Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, Kinh Đô cũng chọn chất lượng làm vũ khí cạnh tranh. Ở tập đoàn này, tiến trình phát triển của chất lượng bao gồm 5 cấp độ: kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng toàn diện. Thực tế cho thấy yếu tố cốt lõi của thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sự nhận biết của khách hàng về thương hiệu của công ty. Mặc khác, sự trung thực về chất lượng cũng là yếu tố quan trọng để thu hút sự trung thành của khách hàng.
Việc giữ chân một khách hàng cũ bao giờ cũng đỡ tốn kém hơn việc tìm kiếm một khách hàng mới, và đây chính là bí quyết được rút ra từ các doanh nghiệp đã chọn chất lượng làm vũ khí cạnh tranh. Và để ứng dụng thành công bí quyết này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược bài bản trong việc đầu tư nâng cao chất lượng toàn diện.

http://www.mediafire.com/?njd1wgtgwiz

Nguyễn Kim


Thread Hot
[Đố Vui] câu hỏi vui ( cấm nghĩ x)
[Khối Ngành Kinh Tế] Thuyết hai yếu tố của
[Tiếng Anh] Effective Academic Writing 1
[Tiếng Anh] 100 Bài test toice mới nhất có đ
[Thông Báo] Lời Chúc Tới Học Sinh Và Tân Sin
[Lịch sử Thế giới] Bản đồ TQ 1904 thu hú
[Hỗ trợ giáo dục] Phần mềm đọc Ebook prc
[Sách Ngoại Ngữ] Longman dictionary of phrasal
[Phổ Thông] Bài tập tuần này Adverb và Adjec
[Góp Ý - Báo Lỗi] Nên có thêm 1 box nữa
[Ẩm Thực] Đi ăn đồ nướng::::::::::::: thui
[Ôn thi ĐH - CĐ] Kỹ năng làm bài địa lý (

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 8-4-2025 08:52

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách