Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 4702|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo

So sánh khổ thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu với khổ thơ trong Tiếng hát con tàu củ

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Đề: Cảm nhận của anh (chị) về 2 đoạn thơ sau:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
…………
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
(Việt Bắc – Tố Hữu)

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
…………
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Bài 1: Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng . Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc . Đây là bài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉniệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi.

Chế Lan Viên là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ ca của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ "Điêu tàn" đến "Ánh sáng và phù sa", hành trình thơ của Chế Lan Viên "từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn,đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước. "Tiếng hát con tàu", được xuất bản năm 60, là bài thơ được gợi cảm hứng từ sự kiện cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng Tây Bắc. Bài thơ nói lên những kỉ niệm về Tây Bắc, nguồn cội của sáng tạo thơ ca.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
….
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Đoạn thơ nói lên lời của người ra đi khẳng định nỗi nhớ, niềm tin về Việt Bắc. Vì vậy, trước đó Tố Hữu có viết:
“Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến này, người ở lại nhắn nhủ người ra đi nhớ những kỉ niệm xưa của buổi đầu cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, những địa danh lịch sự. Khi nghe người Việt Bắc hỏi thì người cán bộ đã trả lời khẳng định long thủy chung của mình với Việt Bắc. Trong bài thơ khác, Tố Hữu cũng có viết:
“Mẹ cha thì nhớ thương mình
Mình đi mình nhớ người tình xa xôi”
Và sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê: nào là “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”. Nhớ về những hình ảnh sinh hoạt, nhớ về từng bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa: đó là những hình ảnh rất đặc trưng của khung cảnh núi rừng Tây Bắc thơ mộng.
Đây là một trong những đoạn thơ tiêu biểu của Việt Bắc, qua giọng điệu ca dao ngọt ngào, đoạn thơ là một hoài niệm của người cán bộ ra đi nhớ về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Qua đó thể hiện, khẳng định ân tình thủy chung của người cách mạng, không phụ nghĩa đồng bào, không quên những ngày kháng chiến gian khổ.

"Tiếng hát con tàu" là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời. Đến với Tây Bắc là trở về với nhân dân -những con người tình nghĩa. Đến với Tây Bắc là đến với "Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng". Bao kỉ niệm đầy ắp trong lòng về những con người, về những miền quê xa lạ. Trong hoài niệm, nhà thơ ân tình hát lên. Đây là đoạn thơ tiêu biểu của bài thơ:

"Nhớ bảnsương giăng, nhớ đèo mây phủ
...
Tìnhyêu làm đất lạ hóa quê hương".
Nỗi nhớ Tây Bắc đầy vơi trong lòng. Nhớ núi rừng, nhớ làng bản, nhớ những con đèo mây trắng phủ mờ, nhớ những "Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất". "Bản sương giăng""đèo mây phủ" gợi tả cảnh núi rừng mịt mù, xa xôi nghìn trùng cách trở. Hai chữ "nhớ"  trong vần thơ diễn tả sự tha thiết bồi hồi. Câu thơ cân xứng qua hai vế tiểu đối: "Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ"  với bao ân tình thương nhớ.
"Khi ta ở"  rồi "khi ta đi" đã trải qua nhiều năm tháng? Hai cảnh ngộ, hai hoàn cảnh sống đã đổi thay. Thời gian và không gian, ở và đi, quá khứ và hiện tại không làm cho lòng dạ đổi thay, trái lại "đất đã hóa tâm hồn". "Nơi đất ở"  trước đây, nay có sự chuyển hóa kì lạ: "Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn". Kẻ vô tâm và bất nghĩa thì "đi" là hết: "nơi đất ở" chỉ còn lại sự dửng dưng mà thôi. Có sống hết mình, sống đẹp với "nơi đất ở" thì khi xa cách, lòng ta mới mang theo bao kỉ niệm vui, buồn sâu sắc. Câu thơ là tiếng nói tình nghĩa ở đời, là niềm tự hào về cách ăn ở thủy chung, sắt son. Tây Bắc - mảnh đất thiêng liêng, anh hùng đã mang tình sâu nghĩa nặng đối với nhà thơ và bao chiến sĩ. Bao chiến sĩ đã đem xương máu thắp sáng ngọn lửa Điện Biên thần kì. Mảnh đất ấy có bao con người tình nghĩa, để thương để nhớ trong lòng ta.

Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp văn chương và cốt cách thi sĩ của Chế Lan Viên. Thơ ông hàm súc, mang chất trí tuệ lại được trang phục bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và truyền cảm. Giọng thơ tha thiết, đằm thắm. Đến với nhân dân, sống trong lòngnhân dân là trở về cội nguồn hạnh phúc để cống hiến và sáng tạo. Bài học về tình nghĩa, về thủy chung trong tình yêu được diễn tả một cách thấm thía. Những tình cảm sâu sắc ấy và chân thành ấy là tấm lòng của thi sĩ đối với đất nước vànhân dân được diễn tả một cách tài hoa, giàu cá tính sáng tạo trong bài thơ "Tiếng hát con tàu".

Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ. Nhớ về cuộc sống, về con người, về mảnh đất tình nghĩa, nhớ những kỉ niệm khi ở đó, cho dù ra đi, nhưng tác giả, nhân vật trữ tình, người cán bộ không thể nào quên.

Cùng nói về nỗi nhớ Tây Bắc nhưng hai nhà thơ có cách biểu hiện khác nhau: nỗi nhớ của Tố Hữu hiện lên rất cụ thể, rõ nét chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc, thiết tha. Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những an tình cách mạng và vì thế, bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người, trở nên gần gũi, đằm thắm hơn với những cung bậc lan tỏa của nó.

Còn về nỗi nhớ của Chế Lan Viên lại gắn với những suy tư triết lí rất đặc trưng theo kiểu riêng của Chế Lan Viên. Nỗi nhớ ấy nằm trong mạch cảm xúc về ân tình cách mạng “uống nước nhớ nguồn”. Chất liệu dệt nên nỗi nhớ, suy tư là những hình ảnh khái quát được thể hiện bằng những ngôn từ giản dị, cô đúc như những định nghĩa, châm ngôn.

Sử dụng những hình ảnh thơ giản dị kết hợp với thể thơ lục bát, Tố Hữu đã thành công khi khái quát nỗi nhớ về Việt Bắc, còn ở Tiếng hát con tàu, thể thơ tám chữ tự do đã mang đến cho người đọc, giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp rất riêng mang tính triết lý của thơ Chế Lan Viên.

Việt Bắc khép lại bằng lời khẳng định Việt Bắc mãi là cái nôi, là quê hương của phong trào cách mạng, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của người Việt Nam trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là những nơi còn u ám quân thù. Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Tố Hữu viết về nghĩa tình cách mạng. Bài thơ không chỉ là lời chia tay dạt dào xúc cảm mà còn là lời khẳng định đinh ninh sự thuỷ chung son sắt của những người cách mạng, là khúc ca bất tận của tình nghĩa được viết với giọng điệu vừa trữ tình ngọt ngào, vừa sôi nổi thiết tha, trong sáng.

Tiếng hát con tàu là một trong những khổ thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nơi người đọc, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật và hồn thơ Chế Lan Viên. Đoạn thơ khái quát được nỗi nhớ sâu sắc về Tây Bắc -mảnh đất mười năm kháng chiến, đã thắp lên ngọn lửa nghìn năm sau còn đủ sức soi đường. Khổ thơ có kết cấu đặc sắc đi từ hình ảnh cụ thể đến khái quát, từ cảm xúc đến suy tư. Nó là một sự phát hiện đặc sắc về quy luật của tình cảm, tâm hồn con người.

Thread Hot
[Làm văn] Nghị luận xã hội về đức tính tru
[Làm văn] Đóng vai Trọng Thủy kể lại truyện
[Triết Lý Cuộc Sống] 76 câu nói hay nhất..
[Văn học Việt Nam] Cảm nhận về thân phận n
[Văn học Việt Nam] Phân tích đoạn trích Tr
[Ôn thi ĐH - CĐ] So sánh Chiến tranh đặc biệ
[Lịch sử Việt Nam] So sánh Cương lĩnh chí
[Làm văn] Em hãy đóng vai Cám và kể lại câ
[Tiếng Pháp] Le passé composé (Thì Quá khứ k
[Văn học Việt Nam] Phân tích nhân vật anh t
[Địa lý Việt Nam] Địa lý 7 vùng Kinh tế
[Phổ Thông] Viết lại câu cho nghĩa không đ

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 1-11-2011 23:40:30 | Chỉ xem của tác giả
Bài 2: Nỗi nhớ là một đề tài đã khá quen thuộc với ngườiđọc. Mỗi nhà thơ, mỗi phong cách họ đã thể hiện nỗi nhớ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể ở đây là bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Được viết trước một không khí lịch sử và tâm trạng chia tay với người dân Việt Bắc. Việt Bắc mang một nỗi nhớ giữa người đi, kẻ ở khi người cán bộ, cũng chính là tác giả phải rời xa chiến khu và trở về Hà Nội vào tháng 10 năm 1654.

Nếu như trước cách mạng tháng tám, Chế Lan Viên đã từng mongcó được một “tình cầu giá lạnh” để ẩn thân thì sau cách mạng ông đã dùng ngòi bút của mình để phục vụ cách mạng và cụ thể đó là bài thơ Tiếng hát con tàu được trích trong tập Ánh sáng và phù sa.

Ta thấy rằng, trong cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người cán bộ và người dân Việt Bắc, thì họ đã nhắn nhủ người ra đi đừng quên Việt Bắc.

“Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

Khi nghe những lời đó, người cán bộ đã trả lời, họ khẳng định long thủy chung của mình đối với Việt Bắc. Và những câu thơ tiếp theo là nỗi lòng của người đi khẳng định với người về xuôi một nỗi nhớ rất lãng mạn như“nhớ người yêu”. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên nỗi nhớ người yêu là da diết, thường trực. Trong bài thơ khác, Tố Hữu cũng có viết:
Mẹ cha thì nhớ thương mình
Mình đi mình nhớ người tình xa xôi”

Sau lời khẳng định đó là những kỉ niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đẹp như một khúc hát đồng quê “ trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, nhớ về những buổi sinh hoạt, nhớ từng bản khói… Đó là những hìnhảnh đặc trưng của khung cảnh núi rừng Việt Bắc. Để từ đó cho ta thấy được phần nào sự siêng năng, cần cù của người dân bản làng. Nếu nỗi nhớ của Tây Bắc là “thấp thoáng những mây cùng mù, hắt hiu lau xám” và nỗi nhớ của Quang Dũng là“nhớ chơi vơi”, nhớ về “Mường Lát hoa về, Pha Luông mưa xa khơi”… thì trong thơ Chế Lan Viên là nỗi nhớ “sương giăng, đèo mây phủ” của núi rừng Tây Bắc và được nâng lên thành những suy tư, chiêm nghiệm. Câu thơ có tiểu đối “nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”, đi cùng với điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại làm nổi bật nỗi nhớ da diết về một bản làng. Tác giả chỉ lựa chọn hai hình ảnh tiêu biểu thôi cũng đủ làm sống động một vùng quê Tây bắc xa xôi, nhớ núi rừng, nhớ làng bản, nhớ những đèo mây trắng phủ mờ. Do đó, Tây Bắc hiện ra rất đẹp, một vẻ đẹp huyền bí với bao ân tình thương nhớ.

Câu thứ hai “Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”. Đây là một câu hỏi tu từ nhẹ nhàng, tha thiết vì bản thân của câu thơ cũng đã là một câu trả lời. con người dù đi bất cứ nơi đâu thì nơi nào họ đã bước qua đều thương nhớ nó. Câu thơ mang nặng tính chất khái quát, giàu chất suy tưởng triết lý mà không khô khan vì ý thơ đã thể hiện một quy luật tự nhiên của con người qua một giọng thơ sâu lắng, êm ái, ngọt ngào. Tiếp theo đó là hai câu hay nhất của bài thơ:

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Thủ pháp đối lập được sử dụng rất thành công để nêu bật sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn con người, đem đến cho người đọc cái ý vị sâu sắc trong câu thơ. “Đất đã hóa tâm hồn” chính là cái hữu hình ngoài ta đã thành cái vô hình bên trong sâu sắc, lượng đã biến thành chất, đất đã hóa tâm hồn và kỉ niệm đã làm cho tâm hồn con người đẹp thêm lên trong một nỗi niềm thương nhớ không nguôi. Đất từ một vật vô tri cũng đã trở thành con người, biết thương, biết nhớ. Cái hay của Chế Lan Viên ở đây chính là cách dùng từ “đã”. Sao ôngkhông dùng từ “bỗng”? Bởi vì “đã” đó là một quá trình diễn ra từ quá khứ dần đến nay, nó đã trở thành tâm hồn của ta kể từ khi nào mà người ta cũng không hề hay biết.

Như vậy ta nhìn thấy được giữa Việt Bắc và Tiếng hát con tàu cũng có nhiều điểm tương đồng. Cái quan trọng nhất đó chính là nỗi nhớ, là cảmxúc chủ đạo bao trùm bài thơ. Cả hai bài đều nhớ đến thiên nhiên của vùng ViệtBắc. Thiên nhiên Việt Bắc qua hai bài thơ được khắc hoạ rất đẹp, rất kì vĩ , vàcó chút gì đó huyền ảo. Xen lẫn trong đó cũng có đề cập đến con người bản xứ. Hai tác giả cũng đã để từ “nhớ” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, tất cả cũng chỉ muốn nhấn mạnh nỗi nhớ đó. Một nỗi nhớ da diết và luôn đọng lại trong tâm hồn của hai tác giả. Và cuối cùng, đó chính là dùng ngòi bút lãng mạn của mình để sáng tác. Cả hai đều là những nhà thơ cách mạng, thông qua cái nhìn lãng mạn của mình để bộc lộ những khía cạnh khác nhau của nỗi nhớ.

Vậy khác nhau ở đây là gì? Đối với Việt Bắc, Tố Hữu đã bộc lộ nỗi nhớ của mình một cách rõ rang. Nhớ đến thiên nhiên kì vĩ của núi rừng Tây Bắc nhưng cũng không kém phần lãng mạn của một vùng quê. Tác giả dùng những hình ảnh hết sức bình dị đề làm cho người đọc dễ dàng liên tưởng đến. Và cũng không thể không nhắc đến nghệ thuật của bài thơ. Với thể thơ lục bát sang tạo biến hóa phù hợp, đến kết cấu đối đáp dân gian làm cho bài thơ không nhàm chán. Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết và cách dùng từ ngữ rất sang tạo mang tính dân tộc đã làm nên đặc sắc của bài thơ.

Đối với Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên thì lại khác. Đoạnthơ này được viết sau những khổ thơ khơi gợi những kỉ niệm ân tình với những con người Tây Bắc. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp đặc trưng quan trọng là in đậm tấm lòng yêu thương gắn bó của con người. Từ nỗi nhớ đó, nhà thơ nâng lên thành suy ngẫm có tính chất khái quát mang màu sắc triết lí. Đặt trong mối quan hệ đó, Tây Bắc chính là mảnh đất tâm hồn của nhà thơ giục giã mọi người tìm về, hướng tới. Nỗi nhớ thể hiện tấm lòng gắn bó, sự biết ơn của một hồn thơ có những thay đổi quan trọng về nhận thức trên hành trình trở về với nhân dân, Tổ quốc.

Sự khác nhau có thể là do khác nhau về thời gian và cũng như là phong cách thơ của hai nhà thơ. Một người là lãng mạn chính trị, một ngườ ilà lãng mạn đầy triết lý.

Nói chung, cả hai bài thơ đều mang một nỗi nhớ thiết tha. Hình ảnh của Chế Lan Viên vừa cụ thể, cũng như khái quát, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Hình ảnh thơ của Tố Hữu lại rất bình dị, thực tế, nội dung nhắc đến chính trị nhưng bằng giọng thơ ngọt ngào. Qua hai bài thơ, người đọc được bồi dưỡng thêm tình yêu đối với một vùng đất rộng hơn, đó là quê hương đất nước.

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 1-11-2011 23:50:16 | Chỉ xem của tác giả
Đề: So sánh khổ thơ trong Tây Tiến của Quang Dũng với khổ thơ trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
...
Mường Lát hoa về trong đêm hơi "

"Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
...
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn "

Dàn ý

Với đoạn thơ trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng:

Yêu cầu: - Thể hiện được "nỗi nhớ" thiên nhiên và đoàn binh Tây Tiến.
- Cảm nhận được âm điệu "nhớ thương" về một thời, một vùng đất đã đi qua
Các ý cụ thể:

1. Giới thiệu xuất xứ bài thơ, đoạn thơ:
- Bài thơ ra đời năm 1948, in trong “Mây đầu ô” (xuất bản lần đầu 1986).
- Đây là đoạn mở đầu, thể hiện khái quát và tập trung nhất cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Nỗi nhớ về Tây Bắc gắn liền với núi rừng biên giới mà đoàn quân Tây Tiến đi qua.

2. Nỗi nhớ “chơi vơi”:
- Nhớ thiên nhiên rừng núi với những nét nổi bật, đặc trưng của Tây Bắc: Sông Mã - dòng sông mang tên một loài ngựa chiến, những điạ danh gợi về tên đất, tên làng của miền Tây Bắc với những nét đặc trưng của cảnh vật: "Sài Khao sương lấp”, “Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

- Nhớ thiên nhiên là nhớ con người - trước hết là "đoàn quân mỏi" hiện lên trong những nét bay bổng của cảm hứng trữ tình lãng mạn hào hoa rất đặc trưng của Quang Dũng.

- Nỗi nhớ được thăng hoa trong cảm xúc, bộc lộ bằng lời gọi tha thiết "Tây Tiến ơi" và một loạt những vần "ơi" , tạo âm hưởng "chơi vơi" của nỗi nhớ, cho thấy nhớ Tây Tiến là nhớ về một hiện thực đã xa, nên có gì hẫng hụt, chơi vơi.

- Biện pháp hoán dụ: "Sông Mã" góp phần thể hiện tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ với vùng đất miền Tây Bắc của Tổ quốc.

- Điệp từ “nhớ” kết hợp ngắt nhịp 4/3 càng khắc sâu thêm nỗi lòng của người đã rời xa Tây Tiến.

3.Kết luận:
- Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài Tây Tiến .
- Khẳng định đoạn thơ thể hiện khái quát, tập trung nhất cảm hứng chủ đạo của tác phẩm, là khúc nhạc dạo đầu mở tiếp ra những xúc cảm dào dạt của toàn bài thơ.

Với đoạn thơ trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên:
Yêu cầu:
- Thể hiện được "nỗi nhớ" trong cảm xúc suy tư về thiên nhiên và con người Tây Bắc .
- Giải bày cảm xúc, suy tư của nhà thơ về mảnh đất và con người Tây Bắc .
Các ý cụ thể:

1. Giới thiệu xuất xứ bài thơ, đoạn thơ:
- Bài thơ ra đời khoảng năm 1960, in trong "Ánh sáng và phù sa" (xuất bản lần đầu 1960)
- Đây là đoạn thơ thuộc phần giữa của tác phẩm, kết cấu theo mô hình đi từ cụ thể đến khái quát, từ cảm xúc đến đúc kết chân lí - một nét đặc trưng của thơ Chế Lan Viên.

2. Nỗi nhớ bâng khuâng và suy tư triết lý của nhà thơ:
- Nhớ về thiên nhiên rừng núi với những nét nổi bật: ban sương giăng, đèo mây phủ … Có thể xem ý thơ này là sự tổng kết hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc được thể hiện trong những đoạn thơ trước.

- Gắn với nỗi nhớ là những hình ảnh rất thực, đầy ấn tượng của miền Tây Bắc.

- Điệp từ "nhớ" trong câu đầu dồn tụ lại, kết thành hai chữ "yêu thương".

- Hình thức câu hỏi tu từ tăng thêm sức khẳng định, có tác dụng đưa tiếng nói của nhà thơ đến với sự rung động trong lòng người đọc.

- Trên nền vững chắc của dòng cảm xúc về thiên nhiên và con người Tây Bắc giàu tình nghĩa, tác giả đi đến một triết lí về mối quan hệ sâu sắc giữa con người với vùng đất đã từng gắn bó với tâm hồn mình, từ đó dẫn đến “phép màu” kì diệu trong tâm hồn con người: “đất lạ hóa quê hương”.

- Bốn dòng thơ vừa đối lập, vừa đối xứng tạo nên sự nhịp nhàng của nhạc tính, ngân nga mãi trong lòng người đọc.

3.Kết luận:
- Đây là một trong những khổ thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nơi người đọc, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật và hồn thơ Chế Lan Viên.

- Đoạn thơ khái quát được nỗi nhớ sâu sắc về Tây Bắc -mảnh đất mười năm kháng chiến, đã thắp lên ngọn lửa nghìn năm sau còn đủ sức soi đường.

- Khổ thơ có kết cấu đặc sắc đi từ hình ảnh cụ thể đến khái quát, từ cảm xúc đến suy tư. Nó là một sự phát hiện đặc sắc về quy luật của tình cảm, tâm hồn con người.

So sánh hai đoạn thơ nói trên:
Cùng nói về nỗi nhớ Tây Bắc nhưng hai nhà thơ có cách biểu hiện khác nhau:

- Nỗi nhớ của Quang Dũng là nỗi nhớ chơi vơi đặc trưng cho phong cách trữ tình lãng mạn, tài hoa của nhà thơ trẻ đất Hà thành. Đó là nỗi nhớ thắm thiết với cảnh và người mà nhà thơ đã từng gắn bó máu thịt; nỗi nhớ một người đã rời xa; được biểu hiện bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, gợi những sắc thái cụ thể của núi rừng Tây Bắc.

- Nỗi nhớ của Chế Lan Viên lại gắn với những suy tư triết lí rất đặc trưng theo kiểu riêng của Chế Lan Viên. Nỗi nhớ ấy nằm trong mạch cảm xúc về ân tình cách mạng “uống nước nhớ nguồn”. Chất liệu dệt nên nỗi nhớ, suy tư là những hình ảnh khái quát được thể hiện bằng những ngôn từ giản dị, cô đúc như những định nghĩa, châm ngôn.

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 20-4-2025 16:18

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách