Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 324|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] tuan sau mjh thj hsg van rụ cac pan jup mjh vs

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
dựa vào những truyện đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 8 em hãy làm sáng tỏ nhận định sau:có nhiều tác phẩm văn học giai đoạn dau thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau cua những kiếp lầm than.

Thread Hot
[Đã được giải đáp] cảm nghĩ về hình ả
[Chưa được giải đáp] jup mjh chữa dề tkj
[Đã được giải đáp] mọ nguọ jup e vs
[Chưa được giải đáp] mọi nguoi jup mjh dj
[Đã được giải đáp] help me.........
[Chưa được giải đáp] Help...tuần sau tô
[Chưa được giải đáp] aj joj? van tkj jup mj
[Đã được giải đáp] Help...t0j sap paj n0p
[Chưa được giải đáp] Help me...
[Chưa được giải đáp] help me.... mạ mjh tk
[Đã được giải đáp] tuan sau mjh thj hsg va
[Đã được giải đáp] help me..........mjh da

Sofa
Đăng lúc 22-12-2012 23:03:52 | Chỉ xem của tác giả
Lời mở: khi thi HSG Văn á, ko chỉ dựa trên những kiến thức đã học, bạn nên nói thêm về những gì mình biết trong bài làm của mình, nêu dẫn chứng nhiều vào nhé, như thế bạn mới được điểm như mong muốn. Drunk chúc bạn thi tốt nhé....^^!

Gợi ý 1:

Lấy dẫn chứng tiêu biểu như bài Chí Phèo(Nam Cao): văn học 30-45 đã phản ánh sự bần cùng của người nông dân, nhiều bài như Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Nhà mẹ Lê (Thạch Lam), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) nhưng chỉ từ khi Chí phèo bước đi ngật ngưỡng từ trang sách của Nam Cao thì ng ta mới nhận ra đây chính là hiện thân của sự bần cùng của một người nông dân nước thuộc địa. Nam Cao có lẽ là nhà văn đi sâu  khám phá ra mối nguy cơ về sự phá hủy bản tính trong con người, từ đó kêu gọi thiết tha bênh vực quyền sống cho con người (bài này sáng tác năm 41 nhé)

Ngoài ra bạn cũng lấy dẫn chứng về nhiều tác phẩm của Nam Cao. Nam Cao tập trung hai mảng đề tài chính: bi kịch người nông dân và bi kịch người trí thức nghèo. Đó có phải là phán ánh chân thực đời sống người cùng khổ chưa?

Rồi là truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam nữa, cả phố huyện nghèo chìm trong bóng tối chỉ khát khao duy nhất nhìn thấy ánh sáng của con tàu từ Hà Nội chạy qua..

Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn thì khỏi nói nhé

Làng, Vợ nhặt (Kim Lân) thì người ta cùng khổ quá còn coi cái ăn hơn cả danh dự

P.s: drunk post thêm 1 bài gợi ý cho bạn nữa nhé. Thật sự là drunk ko nhớ Ngữ văn 8 bạn đã học những bài nào của Văn học giai đoạn 30 - 45 nữa. Có gì bạn lọc ra bạn nhé. Thân...^^!


Ghế gỗ
Đăng lúc 22-12-2012 23:28:09 | Chỉ xem của tác giả
Gợi ý 2

Giới thiệu 3 tác giả: Ngô Tất Tố - Vũ Trọng Phụng - Nam Cao.

I. Ngô Tất Tố
Tiểu thuyết Tắt đèn:
Tác giả tập trung vào vấn đề thuế má, một tai họa khủng khiếp của nông thôn.
_ Trong Tắt đèn xuất hiện loại thuế thân cực kì dã man. Thuế đánh vào đầu người đàn ông từ 18 tuổi trở lên.
_ Nhân vật chị Dậu xuất hiện lo chạy thuế thân cho chồng và em chồng. Tính cách của chị xuất hiện.

Nghệ thuật tiểu thuyết Tắt đèn:
_ Kết cấu tác phẩm: hợp lí chặt chẽ
_ Khắc họa thành công nhân vật điển hình hóa: mỗi hành động của chị Dậu như chạy vạy, khóc lóc, kêu gào, chịu đựng và vùng lên mạnh mẽ, đều diễn ra tự nhiên phù hợp với sự phát triển tâm lí của nhân vật  
_ Nghệ thuật châm biếm thành công: cách húp canh, súc miệng của Nghị Quế, cách đi đứng của lão Chánh Tổng. Bộ râu hắc ín trên mép tên quan phủ Tư Ân v.v...
_ Khả năng phân tích tâm lí nhân vật
_ Văn viết của Ngô Tất Tố nói chung linh hoạt song vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều lối văn biền ngẫu: thằng bếp bưng cơm ra. Thằng nhỏ bê chậu nước vào (Tắt đèn - Ngô Tất Tố).
            
Tóm lại, Ngô Tất Tố là cây bút tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Ngô Tất Tố không chỉ là nhà viết tiểu thuyết, phóng sự ông còn là một nhà báo cự phách, một nhà khảo cứu dịch thuật có tài. Thành công của Ngô Tất Tố là thành công của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, của một nhà văn tự thấy phải hoạt động, phải xông pha, phải lăn lộn với dân chúng.

II. Vũ Trọng Phụng

Bộ mặt xã hội thực dân nửa phong kiến trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
_ Xã hội nông thôn trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng: Giông tố, Vỡ đê.
_ Xã hội thành thị trong tác phẩm: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
            
Tính chất trào phúng trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng
_ Trào phúng là cái cười, tiếng cười mang ý nghĩa sâu xa, hàm ý châm biếm, mỉa mai, đôi lúc đả kích sâu cay.
_ Trào phúng bao hàm hai yếu tố: yếu tố phê phán và yếu tố hài hước. Hai yếu tố kết hợp với nhau trong tác phẩm của  Vũ Trọng Phụng.  
_ Tiếng cười được vang lên từ những thủ pháp nghệ thuật được sắp đặt theo chủ đích của tác giả. Sử dụng ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật, hoạt động của nhân vật. Tính chất trào phúng đạt đến sự thành công cả về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật
_ Tính chất trào phúng trong Số đỏ; Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần mặt trái tự nhiên.
            
Tóm lại, Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực xuất sắc. Vũ Trọng Phụng đã để lại những tác phẩm văn học như một di sản văn hóa. Tác phẩm của ông là một kho phong phú các thủ thuật trào phúng hài hước.

III. Nam Cao

Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân.
Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945.

- Cảnh chết đói: lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói.

- Nam Cao chú ý đến những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu. Như Chí Phèo bị cả xã hội bỏ rơi ngay từ khi mới ra đời. Ðó là Thị Nở một người đàn bà ế chồng, sinh ra từ một gia đình có mả hủi, bị loài người xa lánh....

Ði vào cuộc đời những con người bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành càng lụi xuống bùn đen, Nam Cao đã làm nổi bật lên tình trạng bất công ghê gớm trong xã hội: "tại sao trên đời này nhiều sự bất công đến thế ?". câu hỏi không lời giải đáp đó có tính chất luận đề nghi vấn, cái "đạo lí ở hiền gặp lành " cũng là vấn đề Nam Cao đặt ra trong hầu hết tác phẩm của mình.

- Trong tác phẩm của Nam Cao ta thường gặp những nhân vật nông dân xấu xí, thô lỗ, độc ác, nhục nhã trong cuộc sống của họ. Ðiều đó khiến cho một số người hoài nghi ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện Nam Cao. Ðúng là trong sự biểu hiện một số truyện Nam Cao có vẻ tự nhiên chủ nghĩa. Nhưng không như những nhà văn chủ nghĩa nhìn quần chúng như một lũ vật - người ngu dốt đầy thú tính.

Trái lại từ cái bề ngoài xấu xí, có khi rất thú vật của người nông dân đã phát hiện ra tâm hồn con người. Nam Cao không chỉ nói đến tình cảnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào nổi khổ, tâm hồn con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt.

Tóm lại, Nam Cao thực sự là một cây bút văn xuôi đầy tài năng

Một quan điểm nghệ thuật vững vàng. Nội dung viết ra trong tác phẩm là tấm lòng yêu thương ưu ái với tầng lớp người biết áp bức. Văn chương của Nam Cao là "tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than"

Nghệ thuật của Nam Cao là thứ nghệ thuật tìm tòi, sáng tạo "Biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nhữngnguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có ".

Cảm ơn

Số người tham gia 1Uy tín +2 Tiền +2 Thu lại Lý do
nina1312 + 2 + 2

Xem tất cả

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 16-4-2025 17:16

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách