Một ngày đẹp trời, khi bác nông dân đi vắng, các loài vật nuôi trong nhà liền tổ chức buổi họp mặt với nhau và bình chọn xem loài nào có công nhiều nhất với con người. Các bạn chó, mèo và gà hào hứng kể về những công trạng của mình. Tuy hiền lành, ít nói, nhưng họ nhà trâu của tôi cũng giúp ích cho con người nhiều không kém các bạn ấy. Chúng tôi còn mang niềm tự hào là con vật gần gũi, gắn bó với nhà nông khắp mọi miền đất nước. Tôi xin tự giới thiệu về loài trâu của mình để các bạn hiểu rõ hơn nhé.
Trâu là động vật thuộc họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn. Trên thế giới có rất nhiều bà con xa của chúng tôi với nhiều đặc điểm ngoại hình khác nhau. Riêng chúng tôi là trâu Việt Nam, có nguồn gốc từ trâu rừng, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Cả họ nhà trâu ai cũng có thân hình vạm vỡ, lực lưỡng. Trên người chúng tôi phủ một lớp lông màu xám trắng hoặc đen bóng lưỡng. Đặc điểm nổi bật của họ nhà trâu là cặp sừng cong cong, hình lưỡi liềm, rỗng bên trong. Chính cặp sừng này đã mang lại vẻ đẹp mạnh mẽ rất riêng cho loài trâu và đó cũng là niềm tự hào của giống loài chúng tôi.
Chính vì vẻ ngoài khỏe mạnh đó mà loài trâu giúp ích được cho con người rất nhiều, đặc biệt là các bác nông dân. Từ thuở xa xưa, loài trâu đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng chủ yếu để kéo cày. Tôi là một trong những chú trâu khỏe nhất, hay còn gọi là trâu loại A. Một ngày tôi có thể cày từ ba đến bốn sào giúp bác nông dân. Thế nên, bác ấy rất hài lòng về tôi và thưởng cho tôi rất nhiều cỏ để ăn. Các bạn trâu khác vì cày được ít sào hơn nên chỉ được xếp loại B hoặc C thôi. Ngoài ra, loài trâu chúng tôi còn giúp con người kéo xe nữa. Nếu là đường tốt, chúng tôi có thể kéo được xe hàng trên một tấn đấy. Con người còn tận dụng sức kéo rất khỏe của chúng tôi để kéo gỗ trên đường đồi núi. Không chỉ dùng sức lực giúp ích cho con người, loài trâu còn có khả năng cho thịt và cho sữa rất cao. Thịt trâu tuy dai và không mềm như thịt bò nhưng ăn vào lại rất mát. Sữa trâu tuy không thơm như sữa bò nhưng đã được khoa học chứng minh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Kéo cày, cho thịt, cho sữa, họ nhà trâu chúng tôi còn góp mặt trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Da trâu dùng làm mặt trống. Da chúng tôi giúp tiếng trống to, rõ và hay hơn. Sừng trâu ở một số vùng miền còn được tận dụng làm tù và. Cả trống và tù và đều là những vật dụng quan trọng trong đời sống của người dân làng bản Việt Nam. Thật tự hào vì loài trâu chúng tôi đã giúp ích con người được nhiều như thế. Chúng tôi gắn bó với các bác nông dân đến nỗi họ nhà trâu được xem như một biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Thấy chúng tôi là thấy ruộng đồng, thấy chúng tôi là thấy quê hương Việt Nam. Chúng tôi rât hạnh phúc khi thấy hình ảnh của loài trâu được vẽ, được khắc trên các vật lưu niệm của các du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Trâu còn được chọn là biểu tượng của SEAGAME lần thứ 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003. Chú trâu vàng đại diện cho sức mạnh và tinh thần yêu hòa bình của người dân đất Việt. Thế mới biết con người yêu mến chúng tôi biết nhường nào.
Sau khi nghe tôi kể về họ nhà trâu của mình, các bạn chó, mèo và gà đều trầm trồ, ngưỡng mộ. Tất cả nhất trí bầu chọn trâu là loài giúp ích cho con người nhiều nhất. Nhưng trâu tôi không nhận đâu. Loài trâu chúng tôi chỉ có niềm vui giản dị là được giúp hết sức mình cho các bác nông dân để mọi người luôn được sống ấm no và hạnh phúc. Xin chào tạm biệt các bạn nhé, trâu tôi lại ra ruộng cày đây!
Dàn bài về con lợn:
1) Mở bài:
Lợn là loài vật nuôi có ích, cho nhiều thịt và có khả năng sinh sản cao.
2) Thân bài:
a. Nguồn gốc – Phân loại:
Lợn là thú thuộc bộ Guốc chẵn nhưng không nhai lại, còn được gọi là heo. Lợn nhà bắt nguồn từ lợn rừng, phân bố trên khắp thế giới, được con người thuần hóa từ 4000 – 5000 năm trước Công nguyên.
b. Đặc điểm:
Lợn mắt kém, tai thính, mũi tinh, mõm hơi dài. Lông lợn thưa và khô. Lợn ăn tạp và mắn đẻ. Lợn đẻ trung bình hai lứa một năm, mỗi lứa từ 8 đến 12 con.
Lợn nuôi chủ yếu để lấy thịt.
Lợn Ỉ: được nuôi phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn thân lợn có màu đen, chân ngắn, mõm nhọn, bụng sệ, lưng võng. Một lứa lợn đẻ rất nhiều con và rất khỏe nuôi con. Thịt của loài lợn này mềm, trắng, thơm ngon.
Lợn Mường Khương: được nuôi phổ biến ở miền núi Trung du Bắc Bộ. Thân cao to, lưng phẳng, phàm ăn, chịu rét giỏi. Nhược điểm của giống lợn này là phẩm chất thịt kém, đẻ con ít và nuôi con vụng.
Lợn Ba Xuyên (heo bông): màu lông lang trắng đen, thân ngắn, tai nhỏ, được nuôi nhiều ở miền Tây và miền Trung Nam Bộ.
Lợn Thuộc Nhiêu: màu lông trắng tuyền hoặc có đốm đen, tai nhỏ, chân thấp, được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long.
Lợn Yoóc Sai: có nguồn gốc từ nước Anh. Đặc điểm nổi bật là thân hình cao to, thích nghi tốt. Loài lợn này rất mắn đẻ, nuôi 6 tháng tuổi có thể đạt từ 80 đến 100 kg.
Phân heo dùng làm phân bón rất tốt.
3) Kết bài:
Lợn là nguồn cung thực phẩm rất quan trọng và chủ yếu của chúng ta. Lợn được thuần hóa từ lâu đời và là gia súc phù hợp với yêu cầu chăn nuôi của con người.
Thuyết minh về con chó
Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.
Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.
Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.
Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.
Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.
Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.
Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.
Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.
Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.