Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 288|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo

Vị trí của trạng ngữ trong câu

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Về vị trí, trạng ngữ có thể đứng đầu câu (front-postion), đứng giữa câu (mid-postion) (trước động từ chính và sau động từ to be), hoặc đứng cuối câu. Tuy nhiên, để đặt vị trí của trạng từ trong câu một cách chính xác, có 5 quy tắc sau:

1. Quy tắc 1: Quy tắc kề cận. Trạng từ bổ nghĩa cho từ nào thì phải đứng gần từ ấy. Chúng ta hãy cùng xem ví dụ với cụm trạng từ “a year ago”:
  • A year ago I thought I would become a teacher. (Cách đây 1 năm tôi đã nghĩ mình sẽ trở thành giáo viên). [A year ago đứng gần thought (I thought a year ago)].
  • I thought I would become a teacher a year ago. (Tôi nghĩ rằng tôi đã trở thành giáo viên 1 năm rồi). [A year ago đứng gần would become (I would become a teacher a year ago)].

2. Quy tắc 2: Trạng từ chỉ thời gian thông thường được đặt ở cuối câu (điều này khác tiếng Việt). Ví dụ: “Hôm qua mẹ tôi đã mua cho tôi một cuốn sách” sẽ được dịch là “My mother bought me a book yesterday.”
  • Trạng từ ở vị trí đầu câu thường được nhấn mạnh hơn ở các vị trí khác, do đó, chỉ khi có mục đích nhất định ta mới đặt ở vị trí đầu câu. Chẳng hạn như câu trên khi nhấn mạnh sẽ được nói thành: “Yesterday my mother bought me a book.” [Tôi muốn nóingày hôm qua chứ không phải ngày hôm kia].

3. Quy tắc 3: Trạng từ không được chen giữa động từ và tân ngữ. Ta có thể nói “He sings beautifully” hoặc “He sings Vietnamese songs beautifully” chứ không nói “He sings beautifully Vietnamese songs.” (Anh ấy hát các bài hát tiếng Việt rất hay).
  • Khi có một cụm từ dài hoặc mệnh đề theo sau động từ, chúng ta có thể đặt trạng từ trước động từ. Hãy so sánh: “He opens the books quickly.” vàHe quickly opens the books that the teacher tells him to read.” (Anh ấy nhanh chóng mở quyển sách mà giáo viên yêu cầu).
  • Khi trạng từ bổ nghĩa cho một động từ kết hợp bởi trợ động từ + động từ chính, trạng từ thường đi sau ngay trợ động từ. Ví dụ: “They have often made noise in class.” (Chúng thường làm ồn trong lớp).

4. Quy tắc 4: Khi có nhiều trạng từ trong câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ là: nơi chốn - thể cách - tần suất - thời gian. Ví dụ:


Trạng từ chỉ nơi chốn
Trạng từ chỉ thể cách
Trạng từ chỉ tần suất
Trạng từ chỉ thời gian
I went
to the library
by motobike
everyday
last week.

5. Quy tắc 5: Các trạng từ đánh giá, nhận xét ý nghĩa của cả câu như fortunately, evidently, certainly surely… thường được đặt ở đầu câu. Ví dụ:
  • Fortunately, I am living in a peaceful city. (May mắn làm sao, tôi được sống ở một thành phố hòa bình).
  • Very frankly, I am tired. (Nói thật là tôi rất mệt).

Chúc các bạn thành công!


Thread Hot
[Thông Tin Trường Học] Học phí tại TP.HCM s
[Hình Ảnh] Những poster cực ấn tượng về an
[Hình Ảnh] Những poster cực ấn tượng về an
[Hình Ảnh] thiên nhiên
[Hình Ảnh] Lạ - độc - vui như giày... cao g
[Hình Ảnh] Teen Anh thuê dàn xế khủng để đ
[Hình Ảnh] Kỳ ảo chùm ảnh người kéo mặt t
[Hình Ảnh] Bộ ảnh đáng suy ngẫm về cuộc s
[Chưa được giải đáp] Tạo Web
[Hình Ảnh] Hình nền ấn tượng: Tuyệt đẹp p
[Hình Ảnh] Ngắm mỹ nhân Việt giả trai cực c
[Các môn khác] Truyền tin bằng Semaphore

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 16-7-2013 07:24:56 | Chỉ xem của tác giả
câu của sarahthu hỏi mình thuộc qui tắc 3 nhé
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 18-4-2025 21:52

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách