Advertisements
- Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việcthành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Chỉđạo xây dựng các trường đại học xuất sắc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làmTrưởng ban. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận làm phó Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có 17 ủy viên là lãnh đạo một số Bộnhư Bộ Ngoại giao, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ xây dựng,Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Khoa học và công nghệ cùng các ban ngành, địaphương và các trường ĐH
| Tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
|
Phó Thủ tướng, Trưởng ban có trách nhiệm chỉ đạocông tác phối hợp, tổ chức thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đểgiải quyết các vấn đề có tính liên ngành, các phát sinh, vướng mắc trong quátrình triển khai việc xây dựng các trường ĐH xuất sắc.
Bộ GD-ĐT là cơ quan thường trực của Ban Chỉđạo...
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu,giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng các trường ĐH xuất sắc trong mạnglưới các cơ sở giáo dục ĐH; đề xuất phương hướng, giải pháp và chỉ đạo việc tổchức triển khai các hoạt động liên quan đến công tác xây dựng các trường ĐH xuấtsắc, phù hợp với chủ trương, định hướng đã được phê duyệt.
Hiện nay, nước ta có 4 trường ĐH đang được triểnkhai và đi vào hoạt động theo mô hình ĐH xuất sắc. Các nước phát triển là Đức,Pháp, Nhật Bản và Mỹ đã được chọn và dự kiến là đối tác chiến lược để phối hợpxây dựng các ĐH đạt trình độ quốc tế.
Trường ĐH Việt - Đức là trường đầu tiên đi vàohoạt động và đã tuyển sinh từ năm học 2008-2009 với ĐHQG TP.HCM là đối tác trongnước và CHLB Đức là đối tác chiến lược. Khoảng 40 trường đối tác của Đức hỗ trợĐH Việt Đức về chương trình, giảng viên, trang thiết bị phòng thí nghiệm, đàotạo nghiên cứu sinh, chi phí nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật xây dựng trường…
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trường ĐHthứ 2, có đối tác trong nước là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đối tácnước ngoài là CH Pháp. Khóa đào tạo đầu tiên của trường đã được mở vào năm 2010.Phía Pháp chịu trách nhiệm gửi giảng viên, nghiên cứu viên sang làm việc, tư vấnkỹ thuật và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu. Ngay từ năm 2009, phía Pháp đãbắt đầu triển khai đào tạo 30 tiến sĩ cho trường với mục tiêu tới năm 2020 đàotạo được 400 tiến sĩ.
Hai trường còn lại đang được xúc tiến hỗ trợ việcthành lập.
Phạm Duyên
|