Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 227|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

Lưu ý về những khó khăn khi học Vật Lí lớp 10

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Advertisements
Trong thực tế, bên cạnh các học sinh tích cực có phương pháp học tốt mang lại hiệu quả cao thì vẫn còn một bộ phận không ít các em chưa có được một phương pháp học tốt, hiệu quả cho riêng mình. Thường thì các em không nắm được trọng tâm bài, học tràn lan nên rất dễ quên, hiệu quả không cao nhưng lại tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, việc tạo cho mình phương pháp học phù hợp là điều cần thiết đối với các em, lúc đầu có thể khó nhưng khi quen rồi các em sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin khi đến lớp.
Vậy làm thế nào để có được một phương pháp học tốt? Điều cốt lõi là phải tạo cho mình vốn kiến thức cần thiết. Để làm được điều đó cần phải tự mình học hỏi, tự mình khai thác tiềm lực của chính mình. Sau đây tôi xin nêu ra một số khó khăn chung của học sinh khi học vật lý lớp 10 và cách giải quyết nhằm giúp cho các em có được một phương pháp tự học tốt, đạt hiệu quả cao hơn.


A.Khó khăn chung của HS khi học vật lí



            I.Khó khăn chủ quan của HS

            -Không chuẩn bị trư­ớc bài học ở nhà .
            -Thiếu tập trung khi nghe giảng ở lớp, học bài ở nhà và chưa tích cực trong hoạt động nhóm.
            -Mới vào học lớp 10 còn rụt rè không dám hỏi thầy cô và bạn bè.
            -Chư­a biết cách ghi bài học một cách ngắn gọn nên thời gian ghi bài quá nhiều ảnh h­ưởng đến việc chia sẽ kiến thức với bạn bè và thầy cô.
            -Công thức nhớ không chắc chắn. Nắm hiện t­ượng vật lí ch­ưa sâu sắc, có khi còn hiểu sai hiện             t­ượng.
            -Khả năng t­ư duy vật lí còn yếu….  


            II.Khó khăn khách quan

            -Thời lư­ợng cho tiết học ngắn mà dung lư­ợng kiến thức lớn.
            -Một số hiện tư­ợng vật lí chư­a có thí nghiệm minh họa nên khó hiểu.


B.Giải quyết các khó khăn trong quá trình học tập vật lí lớp 10.



            I. Học ở lớp: Khi nghiên cứu kiến thức mới nh­ư  khái niệm vật lí, định luật vật lí



            1.Đọc tr­ước bài học ở nhà và đánh dấu những điều chư­a hiểu



            2.Cách nghiên cứu bài mới ở lớp

            -Mạnh dạn trao đổi, chia sẻ với bạn bè và thầy cô trong hoạt động nhóm.
            - Luôn luôn có giấy nháp để luyện tập và ghi lại ý kiến của mình trao đổi với các ý kiến khác của bạn.
            -Chú ý lắng nghe câu hỏi của thầy giáo, kết hợp SGK để giải quyết vấn đề.


             3.Cách ghi bài học

            - Không cần ghi lại định nghĩa, định luật, kết luận….đã có ở SGK.
            - Chỉ ghi những điều cơ bản ngắn gọn những từ, những cụm từ, công thức quan trọng và những điểm GV l­ưu ý, ghi nhớ.


            II.Học bài ở nhà



1. Chuẩn bị về tư tưởng và điều kiện học tập:

            * Xác định cho mình tư tưởng: còn nhiều điều chưa hiểu, chưa nhớ trong bài học. Cũng bài đó, tại sao các bạn hiểu, làm được còn mình thì chưa hiểu do đó phải nghiên cứu, phải học ...
            * Tạo cho mình một nơi học tập cố định, đủ sách vở, đủ tiện nghi cần thiết, tránh ồn ào, nhất là nơi có người thường xuyên đi lại. Có đủ ánh sáng để khỏi hại mắt. Nếu cú phòng riêng nên thiết kế trong phòng.
            * Hạn chế đến mức thấp nhất việc xem ti vi, phim ảnh, nghe nhạc…Khi vào học là phải tập trung cao độ, gạt bỏ tất cả chuyện khác…Chỉ xem, nghe khi chắc chắn rằng mình đã hoàn thành việc học tập.


            * Cần có đồng hồ để thực hiện đúng trình tự TKB.



2. Lập thời khóa biểu tự học ở nhà:

            * Tự lập cho mình TKB học ở nhà và thực hiện nghiêm túc, đúng giờ như ở trường.
            *TKB tự học ở nhà phải dựa vào TKB ở trường, chủ yếu là ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới. Tùy theo nội dung bài học mà dành thời gian ít hoặc nhiều.
            * Thời khóa biểu phải có đầy đủ 3 phần


         + Củng cố lại nội dung kiến thức đã học trong ngày.



         +  Ôn lại nội dung bài học theo thời khóa biểu ngày mai.

         +  Nghiên cứu nội dung bài mới trước khi đến lớp.
            *Ba phần trên tuy đơn giản nhưng khối lượng công việc khá nhiều nên cần phân phối thời gian hợp lý và quan trọng nhất là ý thức chấp hành việc thực hiện TKB.  


            2.1. Củng cố lại nội dung kiến thức đã học trong ngày.

            *Phải củng cố lại kiến thức vừa học trong ngày để dễ nhớ và làm bài tập dễ dàng hơn.
            * Phải trả lời được tất cả các câu hỏi ở SGK, làm một số bài tập dạng cơ bản, trọng tâm của bài học.
            * Hầu hết các học sinh chỉ lo học bài ngày mai. Như vậy kiến thức vừa học để hôm sau sẽ quên hết, khi học lại sẽ như mới và tốn nhiều thời gian hơn. Vì thế nên thực hiện việc củng cố lại nội dung kiến thức đã học trong ngày trước rồi mới học bài củ.


            2.2. Ôn lại nội dung bài học của ngày mai.

            *Hệ thống lại kiến thức cơ bản, tập thói quen nắm ý chính của mỗi phần rồi từ đó diễn đạt theo ý của mình.
            *Tiếp tục hoàn thành những bài tập còn lại theo kế hoạch nhằm khắc sâu kiến thức và ghi nhớ công thức.
            *Làm các bài tập sáng tạo.


•         Lưu ý:

            * Không học theo kiểu học thuộc lòng.
            * Học bài nào chắc bài đó.
            2.3. Nghiên cứu nội dung bài mới sẽ học ngày mai.


            Trong nghiên cứu bài mới không yêu cầu học thuộc điều gì. Phương pháp chính là đọc – hiểu. Cụ thể là:

            * Đọc từng câu và nghiên cứu thật kỹ từng ý bài mới, tìm cho được trọng tâm bài.
            * Những chỗ chưa hiểu, dùng bút chì đánh dấu để khi đến lớp thảo luận, chia sẽ với bạn bè và thầy cô. Khi đó các em sẽ hiểu bài và thuộc bài tại lớp.


3.Các bước giải bài tập vật lý

Bước 1:Đọc kĩ đề bài, tóm tắt đề bài, đổi đơn vị, vẽ hình minh họa (nếu cần)
Bước 2:Phân tích hiện tượng vật lý, lựa chọn định luật, định lý hoặc công thức phù hợp với nội dung bài tập
Bước 3: Biến đổi và kết hợp các công thức, thay số và tính kết quả theo yêu cầu của bài tập.
Bước 4: Biện luận điều kiện, đơn vị đo…

Người thực hiện:       Nguyễn Văn Thịnh
Góp ý và chỉnh sửa: Các thầy cô trong tổ vật lý trường THPT Vĩnh Linh


Thread Hot
[Đã được giải đáp] Cần giải đáp gấp
[Khoa Học - Nghiên Cứu] Tốc độ của ngôn ng
[Phương Pháp & Kỹ Năng] Những kinh nghiệm tr
[Văn học Việt Nam] [Sơ đồ tư duy - Mindmap]
[Đã được giải đáp] Khó
[Đã được giải đáp] Thuyết minh về con g
[Đã được giải đáp] [Toán] Mấy bài toán
[Chia sẻ kinh nghiệm] [IOE] Mẹo thi IOE với t
[Đã được giải đáp] Khó...
[Đã được giải đáp] Toán khó đại số
[Lớp 10] Lưu ý về những khó khăn khi học V
[Phương Pháp & Kỹ Năng] Sạc điện thoại nha

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 7-4-2025 04:28

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách