Trường Mở - Cộng Đồng Học Sinh Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Xem: 245|Trả lời: 4
In Chủ đề trước Tiếp theo

[Văn] moi nguoi giup mjk ti ngay mai mjk thi ruj.cam on nha

Nhảy đến trang chỉ định
Chủ nhà
Sofa
Đăng lúc 8-6-2013 16:39:35 | Chỉ xem của tác giả
Dài bài :
MB :NMC là cây bút xuất sắc của văn học VN hiện đại .Truyện ngắn Bến quê là mộttruyện ngắn hay và thành công của ông .Qua nhân vật Nhĩ ,NMC muốn nói lên nhữngsuy ngẫm về con người , về cuộc đời về cách sống đồng thời thức tỉnh khơi dậy ởcon người hãy biết nâng niu trân trọng những vẻ đẹp những giá trị bình dị ,gầngũi quen thuộc của cuộc sống của quê hương .
TB :*Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị ,đi rộng ,biết nhiều .
-Nhĩ đã từng đi rất nhiều nơi ............Bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đôhội ,những miếng ăn ngon nơi đất khách quê người anh đều được thưởng thức hưởngthụ .
-Những cảnh đẹp gần gũi , những con người thân thuộc , thân yêu nơi quê hươngđến
khi sắp từ giã cõi đời , anh mới cảm nhận một cách sâu sắc cảm động
*Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu , đượcnhìn từ khung cửa sổ căn phòng anh
- Những chùm hoa bằng lăng ..................
-Vòm trời .....................
- Con sông Hồng......................
-Không gian mờ ảo và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi, nhưng lại rấtmới mẻ với Nhĩ , dường như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sựgiàu có của nó
*Cảm nhận của Nhĩ về Liên
-Thấy Liên đang mặc tấm áo vá , những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vaicủa anh
- Nhận ra tình cảm yêu thương , sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ
- Thực sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc về người vợ
-Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này
*Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông
-Khi nhận ra vẻ đẹp rất đỗi bình dị bên kia sông và Nhĩ biết mình sắp từ giãcõi đời trong anh đã bừng đậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân mộtlần lên cái bãi bồi bên kia sông
- Nhĩ không thể nào làm được cái điều mình khao khát, nên đã nhờ Tuấn- con traianh thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù xa màu mỡ
- Đứa con không hiểu được ước muốn của cha, nên làm một cách miễn cưỡng và rồilại bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn nó gặp trên đường, để rồi làm lỡ chuyến đòsang sông duy nhất trong ngày.
- Nhĩ đã nghiệm ra cái quy luật phổ biến của đời người...
- Hành động của Nhĩ...
+ Anh đã nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhấttrong ngày.
+ ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đangsa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thựcvốn rất giản dị, gần gũi và bền vững
KB : “ Bến quê” là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lý về con người và cuộcđời. Truyện thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị

Ghế gỗ
Đăng lúc 8-6-2013 16:43:48 | Chỉ xem của tác giả
Có cái gì xót xa phôi pha đi trong bóng tối, tha thiết hơn trongcái màu đậm sót lại kia. Nó tự là mình một lần cuối, thức nhận về chảy trôi vàkết đọng một lần cuối trước khi hoà vào cái mong manh vĩnh cửu. Giống như hìnhảnh Nhĩ khi kết truyện: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắtlong lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả m­ời đầu ngón tay Nhĩ đang bấuchặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy".
Có khác thường không cái ham muốn cuối cùng của một đời người chỉ là nhờ consang bến sông ngay bên nhà mình như­ thế này (?): "Nhĩ tập trung hết sứccòn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia hộ bố...
- Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả. - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều mình sắp nói ra quákì quặc - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồixuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về".
Có những sự thực vẫn tồn tại như nghịch lí. Tình huống tự sự của Bến quê, trướchết, độc đáo ở điểm này. Một con người "đã từng đi tới không sót một xóxỉnh nào trên trái đất" khi lâm bệnh nặng không thể đi được nữa mới chợtnhận ra "một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì ch­a hề bao giờ đi đến -cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình". Khi có thể tới được Bếnquê một cách dễ dàng thì không nghĩ tới, không tới; khi không thể tới được thìlại "say mê", "ham muốn" - đó là nghịch lí. Ngịch lí ấy nóilên một sự thật là: có khi, cái người ta mơ ­ớc, khát khao, cái người ta khôngthể có không phải điều gì to tát, lớn lao mà lại là những điều hết sức nhỏ bé,thường tình. Người ta v­ơn tới chính những giá trị bình dị. Mảnh đất mơ ước ởngay bến sông quê đây thôi. Cốt truyện của Bến quê thuộc loại "cốt truyệntâm lí". Tình huống mà ta gọi là nghịch lí trên đây chỉ là nghịch lí trongsự tự ý thức cao độ của nhân vật. Nếu không nhận thức một cách sâu sắc về ýnghĩa đích thực của những cái gần gũi, bình dị, nếu đã không từng đặt chân tớimọi xó xỉnh của trái đất như Nhĩ thì việc ch­a từng đặt chân đến cái bến sôngcạnh nhà, việc không thể tới được mảnh đất mơ ước quá đỗi gần gụi kia sẽ khôngkhác thường, không nghịch lí, sẽ lại trôi tuột đi như lẽ thường vẫn thế. Tìnhhuống âý là tình huống để nhân vật bộc lộ cái thế giới bên trong, để "phântích" niềm "mê say đầy đau khổ" của con người đang tiến dần tớihạn mút cuối cùng của sự sống, để thấy được cái giản dị nhưng bền vững của chânlí nhân sinh.

Nghĩa là sức nặng của toàn bộ thiên truyện dồn cả vào sự thể hiện thế giới nộitâm của Nhĩ. Có thể thấy mạch tâm trạng của Nhĩ diễn ra theo hai chặng: trướcvà sau khi Nhĩ nhờ anh con trai sang sông.


Tác giả không cho chúng ta biết rằng trước khi lâm bệnh Nhĩ làm nghề gì, địa vịxã hội ra sao nhưng bằng vào chi tiết Nhĩ được đi khắp nơi trên thế giới, cóthể đoán định được anh là một người có vị trí quan trọng. Nhưng chính cái thờigian Nhĩ ốm liệt gi­ờng mới là quãng thời gian quan trọng, có ý nghĩa lớn hơncả so với cả một đời bôn ba. Khi đó, anh được gần gũi với vợ con, và nhờ vậylần đầu tiên Nhĩ thấy được tấm áo vá của người vợ cả đời chịu th­ơng chịu khóhi sinh vì chồng. Tình cảnh ốm đau đã kéo anh về với những gì thường tình nhấtcủa cuộc sống. Anh cảm nhận được cái nhẫn nhục đẹp đẽ của vợ mình qua"tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trênnhững bậc thang mòn lõm". Niềm khao khát được khám phá vẻ đẹp của bờ bãibên kia sông chỉ có thể được nhen lên, day dứt, mãnh liệt khi Nhĩ sống trongcuộc sống đời thường. Cuộc sống ấy đem lại cho anh một cách nhìn, cách nghĩmới, chân thực, dung dị hơn, đồng thời thôi thúc anh thực hiện ước vọng cuốicùng của cuộc đời, cái mong muốn vốn dễ dàng với người khác, với chính anh khicòn khoẻ mạnh thì giờ đây trở thành thách thức ghê gớm, thậm chí là không thể.

Anh con trai không thể hiểu được đằng sau cái mong muốn "kì quặc" củangười cha sắp từ giã cõi đời là cả một câu chuyện mang ý nghĩa triết lí cuộcđời. Giống như Nhĩ đã từng ch­a bao giờ nghĩ tới mảnh đất bến quê sông Hồng kềcạnh nhà mình. Chính Nhĩ cũng tự nhận thấy "càng lớn thằng con anh càng cónhiều nét giống anh". D­ờng như trong Nhĩ đang diễn ra một cuộc đối chất:cha / con - hiện tại / quá khứ. Con trai anh đang sống những tháng ngày như anhđã từng sống, ham mê những điều như anh từng ham mê và không nhận ra được giátrị của cái bình dị, nhỏ bé nhưng đích thực như anh đã từng không nhận ra.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.ở phần đầu truyện là hình ảnh những bông hoa bằng lăng còn sót lại, là màu vàngthau xen lẫn màu xanh non của bãi bồi bên kia sông Hồng, là "những tảngđất đổ oà vào giấc ngủ", Khi đứa con trai ra đi để thực hiện hành trìnhtới bến quê, song hành, Nhĩ cũng thực hiện một hành trình nhọc nhằn, "đaunhức". Chàng trai trẻ, người có thể thực hiện chuyến sang sông một cách dễdàng thì đang "chùng chình" bởi những thế cuộc t­ớng sĩ và không thấyđược ý nghĩa của hành trình. Người không còn thời gian nữa thì tự mình chỉ thựchiện được một nửa của hành trình dài một mét từ nệm nằm tới cửa sổ! Nhữngkhoảng không gian trong mối liên hệ thời gian như là biểu tượng của nghịch líbừng ngộ, ở những chặng khác nhau của sự thám hiểm cuộc đời:

"Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tànlực lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài chiếc nệm nằm, anht­ởng mình vừa bay được một nửa vòng trái đất - trong một chuyến đi công tác ởmột n­ớc bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây. Anh mệt lử. Và đau nhức. Ngồi lạinghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống...

Lũ trẻ tiếp sức cho anh, giúp anh đi nốt "nửa vòng trái đất" còn lại:

"Cả bọn trẻ xúm vào, và rất n­ơng nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất -từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân".

Đó là ân huệ mà cuộc đời dung dị, hồn nhiên đem lại cho Nhĩ. Anh h­ớng tớikhoảng không gian mơ ước bên ngoài cánh cửa sổ nhờ những bàn tay "chua lòmmùi d­a". Lại là sự cứu cánh của cái bình dị. "Ngay lúc ấy", bắtđầu từ lúc Nhĩ được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ, khi hình ảnh của "cáimiền đất mơ ­ớc" hiện ra ngay trước mắt anh, trong con người chất chứanghịch lí ấy diễn ra dòng suy t­ởng sâu sắc. Với ngòi bút sắc sảo, Nguyễn MinhChâu đã khắc hoạ thành công tâm trạng của nhân vật này.

Hình ảnh con đò ngang với cánh buồm nâu bạc trắng hiện ra qua cái nhìn của conngười đang khao khát bến bờ cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là "nhịpcầu" nối tới bến quê mơ ­ớc:... "cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiênkhi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồnglên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bên bờ ở khúc sôngHồng này vừa mời bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâubạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ­ớc".

Biết đâu Nhĩ không còn đủ sức để chờ chuyến đò của ngày hôm sau thì sao! Ngườicon trai mang theo "sứ mệnh" thực hiện niềm mơ ước cuối cùng của anh"đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũngđã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được". Nócó thể bị nhỡ chuyến đò sang sông. Cả đời Nhĩ đã nhỡ chuyến đò ấy. Trong sự lolắng, khắc khoải vốn thường trực của một người đang sống những giờ phút cuối cùng,Nhĩ đã ngẫm ra: "con người ta trên đ­ờng đời thật khó tránh được những cáiđiều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì hấp dẫn ở bên kiasông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chântrời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sôngHồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khámphá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ khôngbao giờ giải thích hết". Người ta khó có thể làm lại được những gì thuộcvề quá khứ, không thể đi lại những chuyến đò đã nhỡ. Cái bến quê rất gần, vàkhông khó khăn gì để đến đó, nhưng nếu cứ mắc vào cái mớ "chùngchình" thế cuộc rất có thể ta sẽ không bao giờ đến được.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để cho hình ảnh Liên - vợ Nhĩ xuất hiện trongdòng suy nghĩ của nhân vật này:... "cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơimình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hisinh từ bao đời x­a, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau những ngày tháng bôntẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi n­ơng tựa là gia đình trong nhữngngày này".

Liên như là hiện thân của cái bến quê mà Nhĩ đã từng không nhận ra. Nhĩ nhìnthấy tấm áo vá của vợ khi anh đã nhận thức được giá trị của cái gần gũi, bìnhdị. Sự tần tảo, chịu đựng hi sinh ở Liên cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Namnói chung. Không phải khi Nhĩ nhận ra những cái đó mới có, nó là vẻ đẹp bềnvững muôn đời nhưng chỉ khi Nhĩ ý thức một cách sâu sắc về "bến quê"thì anh mới phát hiện ra nó, cảm nhận được nó. Giống như hình ảnh "từngmảnh vá trên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng n­ớc đỏ" chỉ có thể rõràng đến thế khi con đò ngang nối liền với bến quê lại gần bờ bên này, lại gầnanh, để Nhĩ có được cảm giác "chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáovà chiếc mũ nan rộng vành, như­ một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bướcchân lên cái mặt đất dấp dính phù sa".
Truyện khép lại bằng hình ảnh "chuyến đò ngang mỗi ngày một chuyến... vừachạm vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này". Bên này là thị thành, bênkia là bến quê. Bên này chông chênh xói lở, bên kia vững vàng bồi đắp. Sự t­ơngphản này như một lời cảnh tỉnh về nhận thức, ý thức giữ gìn những giá trị bìnhdị, vẻ đẹp của cái thân tình, gần gũi, để người ta không phải thảng thốt bởi"những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ".

Giống hoa bằng lăng nhợt nhạt từ khi mới nở bỗng cháy thẫm lên những bông cuốicùng như xác nhận xót xa trước cái mong manh chảy trôi của tạo hoá. Nhĩ muốncon trai mình không lặp lại con đ­ờng tới những giá trị đích thực như anh đãtrải qua. Day dứt, trăn trở như thế âu cũng còn lại được gì đó khi nằm xuống đểnhững tảng đất đổ ập xuống chốn không cùng.

Cảm ơn

Số người tham gia 1Uy tín +2 Tiền +2 Thu lại Lý do
LọTương + 2 + 2 Ủng hộ 1 cái!

Xem tất cả

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 9-6-2013 01:51:15 | Chỉ xem của tác giả
cam on p nhieu nha.hj
5#
Đăng lúc 9-6-2013 10:45:44 | Chỉ xem của tác giả
Thích nhất màu tím sậm như bóng tối của hoa bằng lăng!!
Có điều đã là vòng vèo chùng chình thì người ta ít khi nhận ra. Phải như Nhĩ, đã mất rồi mới biết quý trọng là thói quen của con người!
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc điểm

GMT+7, 19-4-2025 01:03

Trang Chủ | Diễn Đàn Trường Mở

Truongmo.com © 2011

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách